56 research outputs found

    Một giải pháp cải tiến cơ chế định tuyến DSR dựa trên tác tử di động trong mạng manet

    Get PDF
    In this article, we focus on studying basic features of Mobile Agent system to improve routing mechanism in Mobile Ad hoc Network (MANET). Based on mobile agent, the MAR-DSR model and algorithm are proposed to optimize network capacity in highly mobile environment. The best updating algorithm for routing are based on a congestion analysis unit and route anticipating capability of each network node. Simulation on software is used to assess effectiveness of algorithm compared to DSR.Bài báo phân tích về hoạt động của các cơ chế định tuyến AODV, DSR trong mạng tuỳ biến không dây (MANET). Từ đó, đề xuất một cơ chế định tuyến mới MAR-DSR dựa trên tác tử di động để nâng cao hiệu năng mạng trong môi trường có mật độ lớn và độ di động cao. Tập trung chính vào việc cải tiến cơ chế cập nhật trạng thái thích nghi và khả năng phán đoán đường đi của mỗi nút. Cơ chế định tuyến sử dụng tác tử được thực hiện trong bài báo là MAR-DSR, được cài đặt trên OMNeT++ cho kết quả đánh giá hiệu năng so với các giải thuật chuẩn DSR

    CÁC GIẢI PHÁP CẢI THIỆN SINH KẾ NÔNG HỘ TRÊN LÂM PHẦN VÙNG VEN BIỂN CÀ MAU

    Get PDF
    Kết quả nghiên cứu ?Các giải pháp cải thiện sinh kế nông hộ trên lâm phần vùng ven biển Cà Mau? cho thấy, nguồn vốn tự nhiên là nguồn vốn có vai trò quyết định đến việc lựa chọn chiến lược sinh kế của hai nhóm hộ. Đối với nhóm hộ không đất, do không có đất sản xuất nên nguồn lao động là yếu tố quyết định đến việc lựa chọn sinh kế của họ. Tổng thu nhập bình quân của nhóm hộ có đất sản xuất là 56,44 triệu đồng/hộ/năm và nhóm hộ không đất là 32,76 triệu đồng/hộ/năm. Bên cạnh đó, đời sống tinh thần của 2 nhóm hộ cũng được cải thiện. Tuy nhiên, trong quá trình theo đuổi chiến lược sinh kế, 2 nhóm hộ này cũng gặp không ít những khó khăn và cần có giải pháp khắc phục để cải thiện sinh kế cho những hộ đang sống trên lâm phần, góp phần bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng ngập mặn

    Tổng hợp điện hóa màng natri hydroxyapatit trên nền thép không gỉ 316L

    Get PDF
    Sodium dope hydroxylapatite (NaHAp) were deposited on the 316L stainless steel (316L SS) substrates by electrodeposition technique. The influences of precursor solution concentration, scanning potential ranges, scaning times, scanning rates and temperature to deposit NaHAp coating were researched. The analytical results of FTIR, SEM, Xray, AAS, thickness and adhension of the obtained coating at the solution containing Ca(NO3)2 3×10-2 M, NH4H2PO4 1.8×10-2 M and NaNO3 0.06 M; scanning potential ranges of 0÷-1.7 V/SCE; scaning times of 5; scanning rates of 5 mV/s showed that NaHAp coating was sigle phase, plate shape, dense and uniform with average size about 150×25 nm, thickness 7.8 µm, adhesion strength 7.16 MPa and Na+ ions doped on HAp with mass percentage of 1.5 %. Keywords. 316L SS, electrochemical deposition, sodium dope hydroxyapatite coating

    NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG HẤP PHỤ FLO CỦA HYDROXYAPATIT PHA TẠP MAGIE

    Get PDF
    Nano Mg-HAp được tổng hợp bằng phương pháp kết tủa hóa học từ dung dịch Ca(NO3)2 0,475 M + Mg(NO3)2 0,025 M và (NH4)2HPO4 0,3 M ở pH 10 được điều chỉnh bằng dung dịch amoniac 28%. Những kết quả phân tích hình thái cấu trúc, thành phần và diện tích bề mặt riêng đã chỉ ra bột Mg-HAp có dạng hình trụ kích thước khoảng 20nm với diện tích bề mặt riêng 116,76 m2/g, khối lượng Mg trong HAp là 0,99% tương đương với hiệu suất pha tạp khoảng 82,5%. Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất và dung lượng hấp phụ F- của nano Mg-HAp như thời gian, khối lượng Mg-HAp, pH, nồng độ F- và nhiệt độ đã được khảo sát. Hiệu suất loại bỏ flo đạt 89,97 % ở pH = 7, khối lượng Mg-HAp 0,2g, nhiệt độ 60oC trong thời gian 30 phút

    Phân tích hiệu quả sản xuất và sử dụng năng lượng điện trong nuôi tôm sú (Penaeus monodon) và thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) thâm canh và quảng canh cải tiến ở Đồng bằng sông Cửu Long

    Get PDF
    Nghiên cứu này đánh giá hiệu quả sản xuất và sử dụng điện của các mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng (TCT) và tôm sú thâm canh (TC) và quảng canh cải tiến (QCCT) để ước lượng nhu cầu sử dụng điện của các mô hình nuôi tôm này làm căn cứ cho phát triển hệ thống cung cấp và sử dụng điện trong nuôi tôm theo hướng bền vững. Kết quả cho thấy năng suất của mô hình nuôi tôm TCT lót bạt (47±19 tấn/ha/vụ) cao hơn tôm TCT nuôi trong ao đất (10±11 tấn/ha/vụ), mô hình nuôi tôm sú thâm canh (5±3 tấn/ha/vụ), và thấp nhất là mô hình tôm sú QCCT (0.39±0.23 tấn/ha/năm). Mô hình nuôi tôm TCT trong ao lót bạt có tiêu hao điện là 3.235 kW.h/tấn tôm (chi phí điện là 5.085 đồng/kg tôm) cao hơn so với nuôi tôm TCT trong ao đất là 2.914 kW.h/tấn tôm (4.514 đồng/kg tôm), nhưng thấp hơn mô hình nuôi tôm sú TC là 4.173 kW.h/tấn tôm (6.560 đồng/kg tôm); trong khi đó ao nuôi tôm sú QCCT không sử dụng điện

    Xác định thành phần và tỷ lệ phối trộn trong sản xuất trà hòa tan catechin

    Get PDF
    Catechin là một hợp chất quan trọng được chiết xuất từ lá trà xanh (Camellia sinensis), có khả năng phòng ngừa và điều trị một số bệnh ung thư, bệnh tim mạch, bệnh cao huyết áp, bệnh đường ruột, bệnh răng miệng và có tác dụng làm chậm quá trình lão hoá và gia tăng tuổi thọ. Mục tiêu của nghiên cứu nhằm khảo sát, đánh giá một số điều kiện phối trộn tạo sản phẩm trà hòa tan từ catechin. Kết quả tách chiết cao catechin và cỏ ngọt ở điều kiện gia nhiệt 80oC trong 1 giờ sử dụng dung môi là nước thu được hiệu suất lần lượt là 30,91% và 31,76%. Hàm lượng polyphenol tổng trong mẫu cao chiết catechin đạt 327,47 mg GAE/g cao chiết. Hàm lượng catechin tổng của mẫu cao chiết catechin là 537,65 mg/g GAE. Công thức phối trộn của sản phẩm trà hòa tan cho điểm đánh giá cảm quan cao nhất với tỷ lệ phối trộn giữa cao catechin: cao cỏ ngọt : maltodextrin là 2:1:27. Nồng độ chất khô sử dụng trong quá trình sấy phun cho hiệu suất thu hồi cao nhất (83,20%) và chất lượng sản phẩm không đổi là 15%. Sản phẩm trà hòa tan catechin đạt tiêu chuẩn chất lượng, các chỉ tiêu phân tích sản phẩm đều nằm trong khoảng giới hạn cho phép dựa trên các TCVN hiện hành
    corecore