4 research outputs found
Khảo sát hoạt tính kháng sinh của cao chiết từ loài hải miên Petrosia (blue) sp.
Trong số các loài hải miên của vùng biển Tây Nam Việt Nam, loài Petrosia (blue) sp. có số lượng tương đối phong phú và ít được nghiên cứu. Khảo sát hoạt tính sinh học của các cao chiết từ loài hải miên Petrosia (blue) sp. được thu gom ở độ sâu khoảng 10 m tại vùng biển Kiên Giang đã cho những thông tin hữu ích. Khi thử nghiệm kháng vi sinh vật, trong số 4 mẫu thử có 3 mẫu ức chế tốt các loài vi khuẩn Gram âm lẫn Gram dương, một loài nấm men; đó là các mẫu cao ethanol tổng, cao ethanol còn lại, cao dichloromethane, với IC50 < 40 µg/mL. Tuy nhiên, các cao của loài hải miên này không kháng oxy hóa và không có tác dụng với nấm men Candida albican
TÍNH TỔN THƯƠNG SINH KẾ NÔNG HỘ BỊ ẢNH HƯỞNG LŨ TẠI TỈNH AN GIANG VÀ CÁC GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ
An Giang là một trong chín tỉnh của Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) chịu ảnh hưởng bởi lũ hàng năm và là một trong những tỉnh đầu nguồn có biên giới giáp với Campuchia. Hàng năm, khi nước lũ từ thượng nguồn đổ xuống cùng với lượng nước mưa đã gây ra ngập lụt. Khi lũ về đã gây ra không ít những khó khăn cho hoạt động sản xuất của nông dân, đặc biệt là lúa Hè-Thu và các khu vực sản xuất lúa vụ ba. Hơn nữa, hàng năm lũ cũng đã gây ra thiệt hại vô cùng to lớn về cơ sở hạ tầng và cả về con người, đặc biệt là trẻ em. Mặt dù, lũ là một hiện tượng thường niên và người dân biết được điều này nhưng theo kết quả nghiên cứu cho thấy rằng khả năng ứng phó của người dân nơi đây vẫn còn rất hạn chế và sinh kế nông hộ rất dễ bị tổn thương ? đa phần chiến lược sinh kế nông hộ phụ thuộc phần lớn vào tự nhiên - do tự nhiên quyết định và nó ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn trong bối cảnh biến đổi khí hậu, tần suất xuất hiện lũ lớn ngày càng nhiều hơn và rất khó dự đoán trước. Vì vậy, gần đây nhiều chương trình và dự án đã được triển khai thực hiện với nội dung được xoay quanh hai giải pháp chính là cấu trúc (giải pháp xây dựng hạ tầng cơ sở) và không cấu trúc (nâng cao năng lực và khả năng ứng phó của người dân). Cũng theo kết quả nghiên cứu chỉ rằng những giải pháp toàn diện và dựa trên cộng đồng được đánh giá rất cao trong quá trình ứng phó và phục hồi sau lũ
Phân lập định danh hợp chất oxime, tetillapyrone từ loài hải miên Xestospongia testudinaria vùng biển Kiên Giang
Bài báo trình bày một phần kết quả nghiên cứu thành phần hóa học của loài hải miên Xestospongia testudinaria được thu thập ở vùng biển Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Đây là báo cáo khảo sát hóa học đầu tiên trên nhóm động vật đa bào nguyên thủy thu tại vùng biển phía nam Việt Nam đang được thực hiện tại phòng thí nghiệm về nghiên cứu hợp chất thiên nhiên có hoạt tính sinh học. Đề tài phân lập các sterol, oxime, lactone và đã nhận danh được 3 hợp chất gồm: xestosterol (1), 2-methylmaleimide-5-oxime (2), tetillapyrone (3). Cấu trúc hóa học của các hợp chất này được xác định trên cơ sở phân tích dữ liệu quang phổ hiện đại (phổ 1D- và 2D-NMR và ESI-MS) kết hợp so sánh với các dữ liệu phổ của hợp chất đã công bố, có thể trong các loài khác
Sự ảnh hưởng của thực khuẩn thể và các loại cao chiết đối với Vibrio spp.
Vibrio spp. là nguyên nhân gây ra các bệnh vi khuẩn trên thủy sản nói chung và tôm nói riêng. Phương pháp điều trị bằng kháng sinh đã tạo ra các chủng vi sinh vật đa kháng thuốc. Mục đích của nghiên cứu này là đánh giá ảnh hưởng của cao chiết và cao chiết kết hợp thực khuẩn thể đối với các dòng Vibrio spp. Nghiên cứu được thực hiện theo hai phương pháp là khuếch tán qua đĩa thạch và trải đếm so sánh mật số vi khuẩn. Kết quả cho thấy, ở thí nghiệm khuếch tán qua đĩa thạch, hầu hết cao chiết và cao chiết kết hợp thực khuẩn thể đều tạo vòng ức chế, khác biệt có ý nghĩa thống kê so với đối chứng tetracycline 5 mg/mL. Kết quả trải đếm cho thấy hầu hết các loại thực khuẩn thể và cao chiết đều làm giảm mật số vi khuẩn. Tuy nhiên, cao chiết lựu, cao chiết đầu lân và ɸTT1H, ɸTT2H làm thay đổi mật số không có ý nghĩa thống kê (p<0,05)