14 research outputs found

    HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ CƠ TU Ở KHU VỰC MIỀN NÚI TỈNH QUẢNG NAM

    Get PDF
    Là một quốc gia phụ thuộc vào tài nguyên, Việt Nam xác định đất nông nghiệp đóng vai trò nền tảng cho sự phát triển kinh tế – xã hội, đặc biệt là khu vực miền núi. Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của người Cơ Tu về các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường tại khu vực miền núi tỉnh Quảng Nam. Thông tin thứ cấp là các báo cáo của chính quyền địa phương và thông tin sơ cấp là kết quả điều tra đối với 84 hộ dân và 3 cuộc thảo luận nhóm tại xã Sông Kôn, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam. Kết quả cho thấy có 6 loại hình sử dụng đất chính tại địa bàn nghiên cứu, nhưng chỉ có đất trồng cây Keo là mang lại hiệu quả. Cụ thể, với các giá trị IRR = 9,35%, cao hơn lãi suất ngân hàng hiện tại (6,8%) và NPV hơn 1,4 triệu đồng, Keo là cây mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với với lúa, ngô và sắn. Khoảng cách giữa ruộng keo đến đường chính có tương quan nghịch có ý nghĩa thống kê với doanh thu (p < 0,05). Keo rất dễ trồng, phù hợp với điều kiện canh tác của người dân địa phương, nhưng hiệu quả kinh tế chưa thực sự cao

    NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN KÝ SINH TRÙNG TRÊN CÁ RÔ ĐẦU VUÔNG Anabas testudineus NUÔI TẠI THỪA THIÊN HUẾ

    No full text
    Nghiên cứu được tiến hành nhằm xác định thành phần ký sinh trùng, tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm ký sinh trùng trên cá rô đầu vuông nuôi tại Thừa Thiên Huế. Kết quả kiểm tra ký sinh trùng trên 200 mẫu cá rô đầu vuông ở giai đoạn cá giống và cá thịt, đã xác định được 6 giống ký sinh trùng trên cá (Trichodina,  Dactylogyrus, Gyrodactylus, metacercaria của  Centrocestus,  Philometra và   Cathayacanthus) thuộc 5 lớp (Oligohymenophorea, Monogenea, Trematoda, Nematoda, và Acanthocephala ). Kết quả nghiên cứu tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm ký sinh trùng trên cá rô đầu vuông cho thấy mức độ nhiễm ký sinh trùng trên cá thấp. Tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng trên cá rô đầu vuông là 63%, trong đó tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng trên cá giống là 26% và ở cá thịt 96%. Trong các giống ký sinh trùng, tỷ lệ nhiễm cao nhất là Philometra trong ruột của cá thịt là 56% và thấp nhất là Trichodina trên mang cá giống là 4%. Cường độ nhiễm KST trên cá rô đầu vuông ở giai đoạn cá giống thấp hơn cá thịt. Trichodina có CĐN lớn nhất trên cá giống là 3 trùng/ttk và cá thịt là 4 trùng/ttk, CĐN lớn nhất của Dactylogyrus trên cá giống và cá thịt lần lượt là 7 trùng/lamen và 11 trùng/lamen, CĐN lớn nhất của metacercaria của Centrocestus trên cá giống là 11 trùng/cơ thể và cá thịt là 17 trùng/cơ thể.Từ khóa: Cá rô đầu vuông, ký sinh trùng, mức độ nhiễm

    NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN KÝ SINH TRÙNG TRÊN CÁ RÔ ĐẦU VUÔNG Anabas testudineus NUÔI TẠI THỪA THIÊN HUẾ

    No full text
    Nghiên cứu được tiến hành nhằm xác định thành phần ký sinh trùng, tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm ký sinh trùng trên cá rô đầu vuông nuôi tại Thừa Thiên Huế. Kết quả kiểm tra ký sinh trùng trên 200 mẫu cá rô đầu vuông ở giai đoạn cá giống và cá thịt, đã xác định được 6 giống ký sinh trùng trên cá (Trichodina,  Dactylogyrus, Gyrodactylus, metacercaria của  Centrocestus,  Philometra và   Cathayacanthus) thuộc 5 lớp (Oligohymenophorea, Monogenea, Trematoda, Nematoda, và Acanthocephala ). Kết quả nghiên cứu tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm ký sinh trùng trên cá rô đầu vuông cho thấy mức độ nhiễm ký sinh trùng trên cá thấp. Tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng trên cá rô đầu vuông là 63%, trong đó tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng trên cá giống là 26% và ở cá thịt 96%. Trong các giống ký sinh trùng, tỷ lệ nhiễm cao nhất là Philometra trong ruột của cá thịt là 56% và thấp nhất là Trichodina trên mang cá giống là 4%. Cường độ nhiễm KST trên cá rô đầu vuông ở giai đoạn cá giống thấp hơn cá thịt. Trichodina có CĐN lớn nhất trên cá giống là 3 trùng/ttk và cá thịt là 4 trùng/ttk, CĐN lớn nhất của Dactylogyrus trên cá giống và cá thịt lần lượt là 7 trùng/lamen và 11 trùng/lamen, CĐN lớn nhất của metacercaria của Centrocestus trên cá giống là 11 trùng/cơ thể và cá thịt là 17 trùng/cơ thể.Từ khóa: Cá rô đầu vuông, ký sinh trùng, mức độ nhiễm

    Inhibition abilities of Bacillus spp. to Vibrio parahaemolyticus on early mortality syndrome in Thua Thien Hue

    No full text
    Datum were collected on 216 samples, with 4 repetitions each 54 which collected in different shrimp culture ponds in Quang Dien and Phu Vang, Thua Thien Hue province and isolated of Bacillus strains: B. subtilis A , B and B. subtilis B. Bsubtilis BS. Under culture conditions for microbial strains Bacillus (370C incubation, pH 5-8, concentration of NaCl 1-4 %), different strains of Bacillus has tested with Vibrio. The experiments were tested with 20 strains of Vibrio, which were isolated from the EMS on shrimp. There are 4 strains of Vibrio (cholera, VK1; alginolitycus,VD2; mimicus, X1; parahaemolyticus, X2),  which were selected for pairs for inhibition of Bacillus. First results conducted the ability of Bacillus resistance to pathogenic Vibrio as (1) best concentration of Bacillus for inhibition of 107 CFU/ml with Vibrio is 105 CFU/ml and obtained 24.77 ± 0.71 mm of anti-dimension; (2) the optimal time and a highest inhibition after 20 h mixture of Bacillus and Vibrio. Simultaneously, with 12 pairs tested in 3 treatments according to Latin square design and the results were showed two pairs (A - X2) and (A - X1) with maximum anti-dimension of the inhibition to Vibrio, as 35.77 ± 0.83 and 29.83 ± 0.45 mm, respectively. The results and innovation can be announced to farmers and shrimp culture ponds to apply for the prevention of EMS in the region and country

    TÁC DỤNG CỦA NANO BẠC ĐỐI VỚI VI KHUẨN Vibrio spp. GÂY BỆNH PHÁT SÁNG TRÊN TÔM THẺ CHÂN TRẮNG Ở THỪA THIÊN HUẾ

    No full text
    Bệnh phát sáng tôm thẻ chân trắng là bệnh hại nguy hiểm trên tôm, gây thiệt hại kinh tế đối với ngành nuôi trồng thuỷ sản. Hai loài vi khuẩn Vibrio harveyi và V. parahaemonlyticus được xác định là nguyên nhân gây bệnh phát sáng trên tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) nuôi giống ở Thừa Thiên Huế trên cơ sở triệu chứng bệnh, đặc điểm hình thái và đặc điểm sinh hoá. Kết quả nghiên cứu trên vi khuẩn Vibrio harveyi và V. parahaemonlyticus cũng đã xác định Nano bạc có khả năng kháng khuẩn tốt hơn các loại kháng sịnh thông dụng như Oxytetracylin, Ofloxacine, Kanamycine. Từ khoá: Bệnh phát sáng, tôm thẻ chân trắng, Nano bạ

    PHÂN LẬP VÀ TUYỂN CHỌN CÁC CHỦNG BACILLUS ỨC CHẾ VI KHUẨN VIBRIO PARAHAEMOLYTICUS GÂY BỆNH TÔM CHẾT SỚM Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

    No full text
    Khi tình hình bệnh hội chứng tôm chết sớm (EMS) đã gây thiệt hại vô cùng to lớn đối với Nuôi trồng thủy sản thì các giải pháp được đề nghị và áp dụng nhằm hạn chế dịch bệnh. Trong đó, việc tìm hiểu và đưa vi khuẩn có lợi để cạnh tranh và ức chế loài vi khuẩn gây bệnh rất được quan tâm, được cho là giải pháp có nhiều triển vọng phù hợp với điều kiện môi trường, đảm bảo sức khỏe cho con người, cũng như hạn chế được dịch bệnh. Đặc biệt, đưa vi khuẩn Bacillus spp. qua đường tiêu hóa của tôm ngay từ khi mới thả đã hạn chế được mật độ vi khuẩn Vibrio. Nghiên cứu này đã phân lập được các chủng Bacillus subtilis B1, Bacillus subtilis B2, Bacillus amyloliquefaciens B4và thử khả năng đối kháng với vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus V1 ở các nồng độ 103, 104, 105, 106 CFU theo dõi ở các thời điểm 6h, 12h, 24h, 48h và 72h. Kết quả cho thấy cả ba chủng vi khuẩn Bacillus trên phân lập được đều có khả năng ức chế tốt vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus V1, trong đó vi khuẩn Bacillus amyloliquefaciens B4 làtốt nhất với đường kính vòng kháng khuẩn 52,67 ± 4,31mm ở thời điểm 48h; hai chủng Bacillus subtilis B1, Bacillus subtilis B2 lầnlượt là  49,67 ± 3,15 mm, 44,07 ± 5,19 mm, với mức sai số có ý nghĩa thống kê p < 0,05

    TÁC DỤNG CỦA NANO BẠC ĐỐI VỚI VI KHUẨN Vibrio spp. GÂY BỆNH PHÁT SÁNG TRÊN TÔM THẺ CHÂN TRẮNG Ở THỪA THIÊN HUẾ

    No full text
    Bệnh phát sáng tôm thẻ chân trắng là bệnh hại nguy hiểm trên tôm, gây thiệt hại kinh tế đối với ngành nuôi trồng thuỷ sản. Hai loài vi khuẩn Vibrio harveyi và V. parahaemonlyticus được xác định là nguyên nhân gây bệnh phát sáng trên tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) nuôi giống ở Thừa Thiên Huế trên cơ sở triệu chứng bệnh, đặc điểm hình thái và đặc điểm sinh hoá. Kết quả nghiên cứu trên vi khuẩn Vibrio harveyi và V. parahaemonlyticus cũng đã xác định Nano bạc có khả năng kháng khuẩn tốt hơn các loại kháng sịnh thông dụng như Oxytetracylin, Ofloxacine, Kanamycine. Từ khoá: Bệnh phát sáng, tôm thẻ chân trắng, Nano bạ

    PHÂN LẬP VÀ TUYỂN CHỌN CÁC CHỦNG BACILLUS ỨC CHẾ VI KHUẨN VIBRIO PARAHAEMOLYTICUS GÂY BỆNH TÔM CHẾT SỚM Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

    No full text
    Khi tình hình bệnh hội chứng tôm chết sớm (EMS) đã gây thiệt hại vô cùng to lớn đối với Nuôi trồng thủy sản thì các giải pháp được đề nghị và áp dụng nhằm hạn chế dịch bệnh. Trong đó, việc tìm hiểu và đưa vi khuẩn có lợi để cạnh tranh và ức chế loài vi khuẩn gây bệnh rất được quan tâm, được cho là giải pháp có nhiều triển vọng phù hợp với điều kiện môi trường, đảm bảo sức khỏe cho con người, cũng như hạn chế được dịch bệnh. Đặc biệt, đưa vi khuẩn Bacillus spp. qua đường tiêu hóa của tôm ngay từ khi mới thả đã hạn chế được mật độ vi khuẩn Vibrio. Nghiên cứu này đã phân lập được các chủng Bacillus subtilis B1, Bacillus subtilis B2, Bacillus amyloliquefaciens B4và thử khả năng đối kháng với vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus V1 ở các nồng độ 103, 104, 105, 106 CFU theo dõi ở các thời điểm 6h, 12h, 24h, 48h và 72h. Kết quả cho thấy cả ba chủng vi khuẩn Bacillus trên phân lập được đều có khả năng ức chế tốt vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus V1, trong đó vi khuẩn Bacillus amyloliquefaciens B4 làtốt nhất với đường kính vòng kháng khuẩn 52,67 ± 4,31mm ở thời điểm 48h; hai chủng Bacillus subtilis B1, Bacillus subtilis B2 lầnlượt là  49,67 ± 3,15 mm, 44,07 ± 5,19 mm, với mức sai số có ý nghĩa thống kê p < 0,05

    NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BỆNH PHỔ BIẾN DO KÝ SINH TRÙNG GÂY RA TRÊN CÁ CHẼM Lates calcarifer NUÔI TẠI THỪA THIÊN HUẾ VÀ BIỆN PHÁP TRỊ BỆNH

    No full text
    Nghiên cứu được tiến hành nhằm xác định thành phần loài ký sinh trùng và xác định một số bệnh phổ biến do ký sinh trùng gây ra trên cá chẽm nuôi tại Thừa Thiên Huế. Đồng thời nghiên cứu tiến hành thử nghiệm hiệu quả trị bệnh trùng bánh xe và bệnh do sán lá đơn chủ trên cá chẽm của formalin và hydrogen peroxide. Kết quả kiểm tra ký sinh trùng trên 300 mẫu cá chẽm, đã xác được 8 loài ký sinh trùng trên cá chẽm (Vorticella sp, Trichodina jadranica, Dactylogyrus minutus, Pseudorhabdosynochus sp, Carassotrema sp, Oceanobdella sexoculata, Caligus orientalis, Alitropus typus). Trong thời gian nghiên cứu đã xác định được hai bệnh phổ biến do ký sinh trùng gây ra đó là bệnh trùng bánh xe Trichodina và bệnh do sán lá đơn chủ Pseudorhabdosynochus. Bệnh xảy ra trên cá chẽm giai đoạn cá giống và cá thịt, làm cá chết rải rác đến hàng loạt. Kết quả sử dụng formalin và hydrogen peroxide để trị bệnh trùng bánh xe và bệnh do sán lá đơn chủ cho thấy hai loại thuốc này có khả năng trị bệnh. Sử dụng formalin ở nồng độ 200ppm và hydrogen peroxide ở nồng độ 300ppm để tắm cho cá trong 30 phút có thể tiêu diệt được Trichodina và Pseudorhabdosynochus ký sinh trên cá chẽm. Từ khóa: Cá chẽm, bệnh do ký sinh trùng, formalin, hydrogen peroxide

    NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BỆNH PHỔ BIẾN DO KÝ SINH TRÙNG GÂY RA TRÊN CÁ CHẼM Lates calcarifer NUÔI TẠI THỪA THIÊN HUẾ VÀ BIỆN PHÁP TRỊ BỆNH

    No full text
    Nghiên cứu được tiến hành nhằm xác định thành phần loài ký sinh trùng và xác định một số bệnh phổ biến do ký sinh trùng gây ra trên cá chẽm nuôi tại Thừa Thiên Huế. Đồng thời nghiên cứu tiến hành thử nghiệm hiệu quả trị bệnh trùng bánh xe và bệnh do sán lá đơn chủ trên cá chẽm của formalin và hydrogen peroxide. Kết quả kiểm tra ký sinh trùng trên 300 mẫu cá chẽm, đã xác được 8 loài ký sinh trùng trên cá chẽm (Vorticella sp, Trichodina jadranica, Dactylogyrus minutus, Pseudorhabdosynochus sp, Carassotrema sp, Oceanobdella sexoculata, Caligus orientalis, Alitropus typus). Trong thời gian nghiên cứu đã xác định được hai bệnh phổ biến do ký sinh trùng gây ra đó là bệnh trùng bánh xe Trichodina và bệnh do sán lá đơn chủ Pseudorhabdosynochus. Bệnh xảy ra trên cá chẽm giai đoạn cá giống và cá thịt, làm cá chết rải rác đến hàng loạt. Kết quả sử dụng formalin và hydrogen peroxide để trị bệnh trùng bánh xe và bệnh do sán lá đơn chủ cho thấy hai loại thuốc này có khả năng trị bệnh. Sử dụng formalin ở nồng độ 200ppm và hydrogen peroxide ở nồng độ 300ppm để tắm cho cá trong 30 phút có thể tiêu diệt được Trichodina và Pseudorhabdosynochus ký sinh trên cá chẽm. Từ khóa: Cá chẽm, bệnh do ký sinh trùng, formalin, hydrogen peroxide
    corecore