11 research outputs found

    XÁC ĐỊNH CƠ CẤU ĐẤT ĐAI PHỤC VỤ TÁI CƠ CẤU SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG NAM

    Get PDF
    Tóm tắt: Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu thực trạng chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất, làm rõ các tác động đến quá trình chuyển đổi cơ cấu đất đai phục vụ tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn 2010–2017. Từ đó, đề xuất định hướng tái cơ cấu sử dụng đất phục vụ tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp tỉnh Quảng Nam đến năm 2025. Kết quả nghiên cứu cho thấy: (i) Trong giai đoạn      2010–2017, thực trạng chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất đã biến động khá lớn với diện tích đất tự nhiên của tỉnh tăng 13.637 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp tăng 92.152 ha tăng hầu hết các loại đất, nhưng riêng diện tích đất lâm nghiệp tăng là do quy hoạch rà soát 3 loại rừng; diện tích đất phi nông nghiệp tăng 4.472 ha; diện tích đất chưa sử dụng giảm 82.987 ha đưa vào sử dụng có hiệu quả; (ii) Để có cơ sở đề xuất những giải pháp sử dụng hiệu quả cơ cấu sử dụng đất để phục vụ tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Quảng Nam, nghiên cứu tiến hành phân tích những thuận lợi và khó khăn, thách thức, cơ hội trong việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất để phục vụ tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp thông qua phân tích những điểm mạnh điểm yếu, cơ hội và thách thức bằng công cụ SWOT; (iii) Định hướng phương án tái cơ cấu sử dụng đất phục vụ cho sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Quảng Nam đến năm 2025 vẫn chú trọng vào ngành nông nghiệp và đưa diện tích đất chưa sử dụng vào sử dụng một cách triệt để. Dựa vào đó, nghiên cứu đã đưa ra một số đề xuất cụ thể cho công tác tái cơ cấu sử dụng đất tại địa phương. Từ khóa: chuyển đổi cơ cấu đất đai, Quảng Nam, tái cơ cấu, sản xuất nông nghiệ

    TÌNH HÌNH KHAI THÁC NGUỒN THU TÀI CHÍNH TỪ ĐẤT ĐAI TẠI HUYỆN ĐỨC TRỌNG, TỈNH LÂM ĐỒNG

    Get PDF
    Tóm tắt: Nghiên cứu nhằm mục đích đánh giá công tác quản lý các nguồn thu từ đất đai trên địa bàn huyện Đức Trọng trong giai đoạn 2015–2018. Hướng nghiên cứu tập trung vào các chính sách hiện có để làm rõ thực trạng khai thác nguồn thu tài chính từ đất đai tại địa phương. Cùng với các thông tin thứ cấp được thu thập từ các báo cáo của chính quyền, các tác giả đã tiến hành điều tra phỏng vấn trực tiếp với các nhà chuyên môn về công tác quản lý tài chính về đất đai, nhằm để có cái nhìn rộng hơn về những bất cập, hạn chế trong công tác quản lý. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 4 nguồn thu chính từ đất đai việc khai thác, huy động nguồn lực từ đất đai tại huyện Đức Trọng đã đạt được những kết quả nhất định. Kết quả khai thác, huy động nguồn lực tài chính đã đạt được nhiều kết quả nổi bật, cơ cấu nguồn thu của địa phương không ngừng tăng lên qua các năm, chiếm tỷ trọng từ 18,83% đến 26,17% tổng thu ngân sách giai đoạn 2015 - 2018.Từ khóa: đất đai, nguồn thu tài chính, Đức Trọng, Lâm Đồn

    ĐÁNH GIÁ TIÊM POTASSIUM PHOSPHONATE QUA THÂN ĐỂ PHÒNG TRỪ BỆNH CHẾT NHANH CÂY HỒ TIÊU KINH DOANH

    Get PDF
    Tóm tắt: Hồ tiêu là cây trồng có giá trị ở Việt Nam nhưng dịch bệnh chết nhanh do Phytophthora capsici gây hại đã làm giảm diện tích đáng kể. Việc xử lý phun potassium phosphonate lên tán lá cây trồng dễ thực hiện, nhưng hiệu quả trừ bệnh rất thấp, trong lúc đó biện pháp tưới thuốc potassium phosphonate vào gốc quá tốn kém và gây ô nhiễm môi trường. Tiêm thuốc potassium phosphonate cho cây ăn quả để phòng trừ bệnh hại do Phytophthora dễ dàng thực hiện, nhưng với cây hồ tiêu hiện tại chưa có dụng cụ tiêm thích hợp. Tiến hành tiêm potassium phosphonate qua thân bằng bộ dụng cụ được cải tiến dựa trên phương pháp tiêm thực hiện cho cây thân gỗ cho thấy với nồng độ áp dụng từ 10 đến 40% có thể phòng trừ bệnh chết nhanh nhưng không ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất cây trồng. Phương pháp tiêm potassium phosphonate qua thân với nồng độ 40% là tốt nhất, hiệu quả kinh tế nhất để phòng trừ bệnh chết nhanh đối với cây hồ tiêu. Ngoài ra, phương pháp này có mức chi phí phù hợp với người nông dân, thuận tiện sử dụng, rất ít gây ô nhiễm môi trường, sức khỏe con và là phương pháp trừ bệnh có thể áp dụng cho canh tác hồ tiêu hữu cơ.Từ khóa: hồ tiêu, potassium phosphonate, tiêm thân, bệnh chết nhan

    HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ CƠ TU Ở KHU VỰC MIỀN NÚI TỈNH QUẢNG NAM

    Get PDF
    Là một quốc gia phụ thuộc vào tài nguyên, Việt Nam xác định đất nông nghiệp đóng vai trò nền tảng cho sự phát triển kinh tế – xã hội, đặc biệt là khu vực miền núi. Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của người Cơ Tu về các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường tại khu vực miền núi tỉnh Quảng Nam. Thông tin thứ cấp là các báo cáo của chính quyền địa phương và thông tin sơ cấp là kết quả điều tra đối với 84 hộ dân và 3 cuộc thảo luận nhóm tại xã Sông Kôn, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam. Kết quả cho thấy có 6 loại hình sử dụng đất chính tại địa bàn nghiên cứu, nhưng chỉ có đất trồng cây Keo là mang lại hiệu quả. Cụ thể, với các giá trị IRR = 9,35%, cao hơn lãi suất ngân hàng hiện tại (6,8%) và NPV hơn 1,4 triệu đồng, Keo là cây mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với với lúa, ngô và sắn. Khoảng cách giữa ruộng keo đến đường chính có tương quan nghịch có ý nghĩa thống kê với doanh thu (p < 0,05). Keo rất dễ trồng, phù hợp với điều kiện canh tác của người dân địa phương, nhưng hiệu quả kinh tế chưa thực sự cao

    NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG KẾT HỢP RƠM RẠ, BÈO TÂY, PHÂN LỢN VÀ CHẾ PHẨM TRICHODERMA ĐỂ SẢN XUẤT PHÂN BÓN HỮU CƠ TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

    No full text
    Đề tài được tiến hành tại xã Hương Vinh, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế với mục đích là xác định được dạng vật liệu và tỷ lệ ủ phân hữu cơ tốt nhất trên cơ sở sử dụng kết hợp rơm rạ, bèo tây, phân lợn và chế phẩm Trichoderma. Kết quả nghiên cứu cho thấy, ủ chế phẩm Trichoderma vào phân lợn tốt hơn so với không ủ. Các công thức có vật liệu ủ rơm rạ ≥ 50% có hàm lượng hợp chất khô khá cao, ngược lại các công thức có vật liệu ủ là bèo tây thì hàm lượng chất khô khá thấp. pH có xu hướng tăng dần theo thời gian ủ. Trong các vật liệu sử dụng thì sử dụng bèo tây kết hợp với phân lợn và chế phẩm cho kết quả có hàm lượng đạm cao hơn so với ủ với rơm rạ, nhưng đối với hàm lượng lân và kali thì ủ rơm rạ kết hợp với phân lợn và chế phẩm tốt hơn so với ủ bèo tây. Nhìn chung tỷ lệ ủ 1:1 phù hợp hơn so với tỷ lệ ủ 3:1 và 1:1:2 đối với cả ba vật liệu ủ là rơm rạ, bèo tây và phân lợn về các tính chất như pH, hàm lượng chất khô, đạm, lân và kali tổng số

    NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG KẾT HỢP RƠM RẠ, BÈO TÂY, PHÂN LỢN VÀ CHẾ PHẨM TRICHODERMA ĐỂ SẢN XUẤT PHÂN BÓN HỮU CƠ TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

    No full text
    Đề tài được tiến hành tại xã Hương Vinh, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế với mục đích là xác định được dạng vật liệu và tỷ lệ ủ phân hữu cơ tốt nhất trên cơ sở sử dụng kết hợp rơm rạ, bèo tây, phân lợn và chế phẩm Trichoderma. Kết quả nghiên cứu cho thấy, ủ chế phẩm Trichoderma vào phân lợn tốt hơn so với không ủ. Các công thức có vật liệu ủ rơm rạ ≥ 50% có hàm lượng hợp chất khô khá cao, ngược lại các công thức có vật liệu ủ là bèo tây thì hàm lượng chất khô khá thấp. pH có xu hướng tăng dần theo thời gian ủ. Trong các vật liệu sử dụng thì sử dụng bèo tây kết hợp với phân lợn và chế phẩm cho kết quả có hàm lượng đạm cao hơn so với ủ với rơm rạ, nhưng đối với hàm lượng lân và kali thì ủ rơm rạ kết hợp với phân lợn và chế phẩm tốt hơn so với ủ bèo tây. Nhìn chung tỷ lệ ủ 1:1 phù hợp hơn so với tỷ lệ ủ 3:1 và 1:1:2 đối với cả ba vật liệu ủ là rơm rạ, bèo tây và phân lợn về các tính chất như pH, hàm lượng chất khô, đạm, lân và kali tổng số
    corecore