64 research outputs found

    FACTORS AFFECTING THE ADOPTION OF ADAPTATION MEASURES TO CLIMATE CHANGE: A CASE STUDY IN HUONG PHONG COMMUNE, HUONG TRA TOWN, THUA THIEN HUE PROVINCE

    Get PDF
    In recent decades, changes in climate have caused impacts on natural and human systems on all continents and across the oceans. Vietnam generally and the coastal area in Thua Thien Hue province particularly is vulnerable to climate change and some extreme climate events. Adaptation is considered one of the best long-term strategies to community to better face with local extreme conditions and associated climate change. This study used Logistic regression model to determine factors influencing farmers’ decisions to adopt climate change adaptation measures. The results indicated that that age, years of schooling, years of farming experience of the household head, household size, ratio of number of farm labors to number of consumers, farmer’s access to extension services and adaptation measures, and the place where farmer lives factors significantly influence adoption decisions. From the results, some recommendations were derived to help farmers in the coastal area of Thua Thien Hue provinceadapt to climate change

    ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN TỐ ĐẨY VÀ KÉO ĐẾN LÒNG TRUNG THÀNH CỦA DU KHÁCH ĐỐI VỚI ĐIỂM ĐẾN HỘI AN

    Get PDF
    Tóm tắt: Lòng trung thành của du khách đối với điểm đến là một yếu tố quan trọng nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển của một điểm đến du lịch. Nghiên cứu này được thực hiện dựa trên cơ sở điều tra khảo sát ý kiến của 231 du khách trong nước và quốc tế đến Hội An. Mục tiêu chính của nghiên cứu nhằm kiểm tra mối quan hệ giữa động cơ đẩy và kéo, sự hài lòng và lòng trung thành của du khách đối với điểm đến Hội An. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhân tố đẩy, nhân tố kéo, cùng với sự hài lòng có ảnh hưởng đến lòng trung thành của du khách đối với điểm đến Hội An. Ngoài ra, trong bối cảnh du lịch di sản, du khách có xu hướng trung thành với điểm đến với nhu cầu được tìm hiểu lịch sử, đến thăm những điểm tham quan di sản – văn hóa, gặp gỡ những con người mới và giao lưu với cộng đồng địa phương. Theo đó, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao lòng trung thành của du khách, góp phần thu hút du khách quay trở lại điểm đến di sản Hội An, bao gồm định vị và phát triển hình ảnh điểm đến Hội An, xây dựng các sản phẩm du lịch phù hợp, cũng như phát triển du lịch gắn với cộng đồng người dân địa phương.Từ khóa: du khách, điểm đến, Hội An, lòng trung thành, nhân tố đẩy và ké

    CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP DU LỊCH TỈNH QUẢNG NGÃI

    Get PDF
    Tóm tắt: Nghiên cứu này xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch tỉnh Quảng Ngãi. Từ lý thuyết về năng lực cạnh tranh và nghiên cứu định tính đã xác định các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp du lịch bao gồm Năng lực Marketing du lịch, Thương hiệu, Năng lực ứng dụng công nghệ, Năng lực quản trị, tổ chức liên kết hoạt động, Trách nhiệm xã hội, Sản phẩm và dịch vụ du lịch, Nguồn nhân lực, Năng lực tài chính; Hạ tầng – cơ sở vật chất, Chiến lược về giá và Chiến lược doanh nghiệp. Nghiên cứu chính thức được thực hiện với 300 cá nhân giữ chức vụ quản lý từ giám đốc, phó giám đốc, trưởng phó phòng–ban, trưởng bộ phận trở lên tại các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Kết quả cho thấy các yếu tố trên đều tác động tích cực đến năng lực cạnh tranh, trong đó các yếu tố Nguồn nhân lực, Thương hiệu và Sản phẩm và dịch vụ đóng vai trò quan trọng.Từ khóa: năng lực cạnh tranh, du lịch, Quảng Ngã

    CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG THU HÚT KHÁCH DU LỊCH NỘI ĐỊA CỦA ĐIỂM ĐẾN HỘI AN

    Get PDF
    Tóm tắt:  Các chỉ số định lượng về khả năng thu hút của điểm đến là một công cụ hữu ích đối với các nhà quản lý trong việc lập kế hoạch và hoạch định chiến lược phát triển du lịch. Nghiên cứu này sử dụng bảng hỏi phát triển từ mô hình lý thuyết về khả năng thu hút điểm đến được tổng hợp từ các nghiên cứu trong và ngoài nước, khảo sát 137 du khách nội địa đã từng đến Hội An nhằm khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thu hút của thành phố này. Kết quả phân tích nhân tố khám phá chỉ ra rằng có 5 yếu tố đại diện cho khả năng thu hút du khách nội địa đối với Hội An. Tuy nhiên, kết quả phân tích hồi quy lại cho thấy chỉ có yếu tố ‘Thiên nhiên và khí hậu’ và ‘Lưu trú và ẩm thực’ có ảnh hưởng đến khả năng thu hút của Hội An đối với du khách nội địa. Những yếu tố còn lại vẫn chưa đủ cơ sở để kết luận có mối quan hệ tuyến tính với khả năng thu hút của điểm đến này. Từ đó, việc quản lý và phát triển du lịch Hội An nên tập trung vào nâng cao các giá trị về thiên nhiên và khí hậu của thành phố. Đồng thời, cần có các chiến lược phát triển, cải thiện dịch vụ ẩm thực và nâng cấp các phương tiện lưu trú nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của du khách đến Hội An.Từ khóa: Điểm đến du lịch, Hội An, khả năng thu hút điểm đến, phân tích nhân tố khám phá, phân tích hồi qu

    Thiết kế mô hình kiểm tra và giám sát thành tích trong thi năng khiếu thể dục thể thao tại Trường Đại học Cần Thơ

    Get PDF
    Ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trong giảng dạy, nghiên cứu sản xuất và trong đời sống đang là xu thế tích cực hiện nay. Tuyển sinh năng khiếu thể dục thể thao cho ngành giáo dục thể chất tại Trường Đại học Cần Thơ lâu nay sử dụng những thiết bị xác định thành tích chủ yếu bằng thủ công và ảnh hưởng chủ quan của người đo. Công việc này ít nhiều chưa đảm bảo tính khách quan và công bằng cho thí sinh. Với mong muốn tạo ra những thiết bị có hệ thống giám sát và kiểm tra nội dung thi năng khiếu thể dục thể thao tại Trường Đại học Cần Thơ.  Đề tài nghiên cứu đã sử dụng Kit Raspberry Pi 3 được cài đặt với phần mềm WinIoT và Visual Studio, cảm biến quang SRF05, Module thu phát RF 315 MHz và những linh kiện thiết kế cảm biến quang. Những thiết bị này mang tính chuyên dụng, có chi phí thấp, có khả năng đảm bảo tính khách quan và chính xác trong việc xác định thành tích cho các thí sinh. Để đạt được điều này, nhóm nghiên cứu đã thiết kế và tạo ra ba sản phẩm: máy đếm thời gian môn chạy, máy đo gập dẻo dạng ngồi và bật xa tại chỗ

    ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THU GOM, XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ

    No full text
    Huế là một trung tâm kinh tế, văn hóa, du lịch, khoa học, y tế, giáo dục của miền Trung. Nhưng cũng giống như các đô thị khác, Huế đang phải đối mặt với những khó khăn, thách thức trong việc thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt do sự phát triển của quá trình đô thị hóa. Vì vậy khi công tác quản lý rác thải nơi đây tốt có thể sẽ mang lại hiệu quả cao cho phát triển kinh tế, xã hội và môi trường cho TP Huế. Nghiên cứu này nhằm đánh giá thực trạng công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn TP Huế dựa trên cơ sở đánh giá của người dân và cán bộ quản lý, và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác này ở địa phương

    NÂNG CAO KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CHO NGƯỜI DÂN VEN BIỂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

    No full text
    Bài viết phân tích khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) của người dân ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế. Nghiên cứu tiến hành điều tra hộ gia đình ở 3 xã đại diện cho các xã ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế gồm Vinh Hải (huyện Phú Lộc), Hải Dương (huyện Hương Trà) và Quảng Ngạn (huyện Quảng Điền). Kết quả nghiên cứu cho thấy trong những năm qua các địa phương ven biển Thừa Thiên Huế đã chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai và BĐKH. Kết quả so sánh về tình hình thiên tai giữa 3 xã cho thấy, Vinh Hải là xã chịu tác động nhiều nhất của bão. Trong khi đó, Hải Dương và Quảng Ngạn lại thường xuyên chịu ảnh hưởng của lũ lụt hơn. Các chỉ báo đánh giá khả năng thích ứng với thiên tai và BĐKH của Vinh Hải là thấp nhất trong 3 xã nghiên cứu. Kết quả điều tra về những biện pháp ứng phó với thiên tai và BĐKH mà người dân ở 3 xã thực hiện trong thời gian qua cho thấy, hiện tại họ chỉ tập trung vào các biện pháp tức thời, ngắn hạn, mang tính ứng phó mà thiếu các biện pháp thích nghi dài hạn. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng thích ứng với BĐKH cho người dân vùng ven biển Thừa Thiên Huế

    PHÂN TÍCH CHI PHÍ LỢI ÍCH CỦA MÔ HÌNH NHÀ CHỐNG BÃO CHO CÁC HỘ GIA ĐÌNH Ở XÃ LỘC TRÌ, HUYỆN PHÚ LỘC, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

    No full text
    Bài báo này áp dụng phương pháp phân tích chi phí lợi ích (CBA) để phân tích hiệu quả kinh tế của việc đầu tư xây nhà chống bão cho các hộ gia đình tại xã Lộc Trì, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Kết quả phân tích cho thấy, việc đầu tư vào nhà chống bão cho các hộ ở địa bàn nghiên cứu mang lại các chỉ số sinh lợi dương, chứng tỏ rằng việc đầu tư là có hiệu quả về mặt kinh tế. Kết quả phân tích cho thấy khả năng sinh lợi của nhà chống bão phụ thuộc nhiều vào năm mà bão xảy ra. Trong 30 năm của chu kỳ ngôi nhà nếu bão xảy ra sớm thì khả năng sinh lợi của đầu tư là cao và ngược lại nếu bão xảy ra muộn hơn. Điểm hòa vốn xảy ra nếu các cơn bão lập lại sau năm thứ 16 của chu kỳ ngôi nhà. Kết quả cũng cho thấy, trong tương lai nếu cường độ của bão ngày càng mạnh lên thì việc đầu tư xây nhà chóng bão càng hiệu quả hơn. Trên cơ sở đó, bài báo đề xuất một số gợi ý về mặt chính sách nhằm thúc đẩy việc đầu tư xây nhà chống bão nhằm góp phần bảo vệ tài sản và tính mạng cho người dân ở địa bàn nghiên cứu. Từ khóa: Biến đổi khí hậu; hiệu quả kinh tế; nhà chống bão; phân tích chi phí lợi ích.

    ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THU GOM, XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ

    No full text
    Huế là một trung tâm kinh tế, văn hóa, du lịch, khoa học, y tế, giáo dục của miền Trung. Nhưng cũng giống như các đô thị khác, Huế đang phải đối mặt với những khó khăn, thách thức trong việc thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt do sự phát triển của quá trình đô thị hóa. Vì vậy khi công tác quản lý rác thải nơi đây tốt có thể sẽ mang lại hiệu quả cao cho phát triển kinh tế, xã hội và môi trường cho TP Huế. Nghiên cứu này nhằm đánh giá thực trạng công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn TP Huế dựa trên cơ sở đánh giá của người dân và cán bộ quản lý, và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác này ở địa phương

    PHÂN TÍCH CHI PHÍ LỢI ÍCH CỦA MÔ HÌNH NHÀ CHỐNG BÃO CHO CÁC HỘ GIA ĐÌNH Ở XÃ LỘC TRÌ, HUYỆN PHÚ LỘC, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

    No full text
    Bài báo này áp dụng phương pháp phân tích chi phí lợi ích (CBA) để phân tích hiệu quả kinh tế của việc đầu tư xây nhà chống bão cho các hộ gia đình tại xã Lộc Trì, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Kết quả phân tích cho thấy, việc đầu tư vào nhà chống bão cho các hộ ở địa bàn nghiên cứu mang lại các chỉ số sinh lợi dương, chứng tỏ rằng việc đầu tư là có hiệu quả về mặt kinh tế. Kết quả phân tích cho thấy khả năng sinh lợi của nhà chống bão phụ thuộc nhiều vào năm mà bão xảy ra. Trong 30 năm của chu kỳ ngôi nhà nếu bão xảy ra sớm thì khả năng sinh lợi của đầu tư là cao và ngược lại nếu bão xảy ra muộn hơn. Điểm hòa vốn xảy ra nếu các cơn bão lập lại sau năm thứ 16 của chu kỳ ngôi nhà. Kết quả cũng cho thấy, trong tương lai nếu cường độ của bão ngày càng mạnh lên thì việc đầu tư xây nhà chóng bão càng hiệu quả hơn. Trên cơ sở đó, bài báo đề xuất một số gợi ý về mặt chính sách nhằm thúc đẩy việc đầu tư xây nhà chống bão nhằm góp phần bảo vệ tài sản và tính mạng cho người dân ở địa bàn nghiên cứu. Từ khóa: Biến đổi khí hậu; hiệu quả kinh tế; nhà chống bão; phân tích chi phí lợi ích.
    corecore