21 research outputs found

    NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA N, P LÊN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ TÍCH LŨY ASEN CỦA LOÀI DƯƠNG XỈ Pteris vittata L.

    Get PDF
    SUMMARYMore and more attention has been paid to the research on Phytoremediation and hyperaccumulators. Nowaday, the people concentrate in how to enhance the abilities of plants to accumulate more contaminants by addition of amending reagents. In this study, the pot experiments were conducted to understand the effect of N, P on Arsenic accumulation in Pteris vittata L.. Our study was undertaken to examine the effect of Phosphorus and Nitrogen on Arsenic accumulation in the As – Hyperaccumulator, as well as to verify the feasibility of Phosphorus and Nitrogen applied as fertilizer to increase the arsenic accumulation in Pteris vittata. The result showed that, Arsenic concentration in the frond is higher than that in the root of the fern. With the P added ≥ 400 ppm and N added 100 - 200 ppm, Arsenic accumulation in the fern were increased sharply. Obviously, Nitrogen and Phosphorus is also a potential accelerator for Phytoremediation of Arsenic contaminated soil.SUMMARYMore and more attention has been paid to the research on Phytoremediation and hyperaccumulators. Nowaday, the people concentrate in how to enhance the abilities of plants to accumulate more contaminants by addition of amending reagents. In this study, the pot experiments were conducted to understand the effect of N, P on Arsenic accumulation in Pteris vittata L.. Our study was undertaken to examine the effect of Phosphorus and Nitrogen on Arsenic accumulation in the As – Hyperaccumulator, as well as to verify the feasibility of Phosphorus and Nitrogen applied as fertilizer to increase the arsenic accumulation in Pteris vittata. The result showed that, Arsenic concentration in the frond is higher than that in the root of the fern. With the P added ≥ 400 ppm and N added 100 - 200 ppm, Arsenic accumulation in the fern were increased sharply. Obviously, Nitrogen and Phosphorus is also a potential accelerator for Phytoremediation of Arsenic contaminated soil. 

    HIỆU QUẢ CỦA VIỆC XỬ LÝ ETHEPHON DẠNG ĐƠN VÀ KẾT HỢP VỚI GA3, CACL2 TRƯỚC KHI THU HOẠCH ĐẾN MÀU SẮC VÀ PHẨM CHẤT TRÁI CAM MẬT (CITRUS SINENSIS (L.) OSBECK)

    Get PDF
    Với mục đích cải thiện màu sắc và kéo dài thời gian bảo quản trái cam Mật, các nghiệm thức sử dụng ethephon dạng đơn và kết hợp được thực hiện. Các hóa chất đươ?c phun đều trên trái va?o thơ?i điê?m 1 tuâ?n (Ethephon) và 1 tháng (CaCl2 và GA3) trươ?c thu hoa?ch. Kết quả thí nghiệm cho thấy, phun Ethephon vào thời điểm 1 tuần trước khi thu hoạch có hiệu quả tốt trong việc làm biến đổi màu sắc vỏ trái cam Mật với trị số ?E và luôn ở mức cao nhất. Các chỉ tiêu độ Brix, pH ổn định. Bên cạnh đó, khi xử lý Ethephon kết hợp với CaCl2 và GA3 giúp hạn chế sự tổn thất về trọng lượng và hàm lượng vitamin C trong quá trình tồn trữ, có thể kéo dài tuổi thọ trái cam Mật đến 5 tuần mà giá trị cảm quan trái vẫn ổn định trong suốt quá trình tồn trữ

    HIỆU QUẢ CỦA VIỆC XỬ LÝ GA3 VÀ CACL2 ĐƠN CHẤT HAY KẾT HỢP VỚI ETHEPHON TRƯỚC KHI THU HOẠCH ĐẾN PHẨM CHẤT TRÁI QUÝT ĐƯỜNG (CITRUS RETICULATA)

    Get PDF
    Hiệu quả của việc xử lý GA3 và CaCl2 dạng đơn hay kết hợp với ethephon trước khi thu hoạch đến phẩm chất và thời gian bảo quản trái quýt đường được thực hiện tại vườn quýt đường ở Châu Thành tỉnh Hậu Giang. Các hóa chất CaCl2 và GA3 được xử lý ở thời điểm 1 tháng và Ethephon được xử lý ở thời điểm 1 tuần trươ?c khi thu hoa?ch. Kết quả thí nghiệm cho thấy, các nghiệm thức xử lý hóa chất đều giúp giảm hao hụt trọng lượng trái so với đối chứng, màu sắc trái, độ Brix và pH trái duy trì ổn định. Nghiệm thức sử dụng CaCl2 2.000 ppm đơn chất hoặc kết hợp với Ethephon 100 ppm giúp cải thiện màu sắc vỏ trái. Xử lý GA3 20 ppm đơn chất, GA3 20 ppm kết hợp với CaCl2 2.000 ppm hoặc Ethephon 100 ppm giúp duy trì hàm lượng vitamin C ở mức cao đến 5 tuần sau             thu hoạch. 

    CÁC GIÁ TRỊ SỬ DỤNG ĐƯỢC MANG LẠI TỪ HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN TIÊN LÃNG, HẢI PHÒNG

    Get PDF
    Vùng ven bờ Tiên Lãng nằm ở phía Nam Hải Phòng thuộc vùng biển Đông Bắc Việt Nam. Đây là khu vực được bồi tụ mạnh nhất của Hải Phòng và cũng là nơi có tiềm năng mở rộng quỹ đất dự  phòng lớn nhất. Rừng ngập mặn (RNM) ven biển nói chung và RNM Tiên lãng nói riêng đư­ợc coi là nguồn tài nguyên ven biển vô cùng hữu ích đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và đời sống con ngư­ời. Các khu RNM là lá phổi không thể thiếu, đảm bảo cho hệ sinh thái ven biển phát triển. Để có được các kết quả nghiên cứu và cung cấp đầy đủ các giá trị của các dạng tài nguyên trong hệ sinh thái (HST) RNM Tiên Lãng, các nhà khoa học của Viện Tài nguyên và môi trường Biển đã tiến hành các thí nghiệm nghiên cứu tìm hiểu các chức năng sinh thái của RNM Tiên Lãng như hấp thụ ô nhiễm, lọc dinh dưỡng, lắng đọng trầm tích và quang hợp. Đây là cơ sở nhận dạng các nhóm giá trị sử dụng, tính toán tổng giá trị kinh tế của  HST và giúp xác định phân bổ các giá trị đến từng nhóm cộng đồng và cấp chính quyền đang hàng ngày sở hữu và khai thác tài nguyên RNM. Kết quả nghiên cứu này là cơ sở khoa học cho việc hoạch định chính sách và nâng cao nhận thức của cộng đồng về sử dụng và bảo vệ tài nguyên của HST rừng ngập mặn tại Tiên Lãng nói riêng và RNM ven biển nói chung

    Đánh giá khả năng tăng cường tích lũy tinh bột ở cây thuốc lá chuyển gen AGPS và AGPL mã hóa Enzyme AGPase ở cây sắn

    Get PDF
    The AGPase (ADP-Glucose pyrophosphorylase) is one of the ubiquitous enzymes catalyzing the first step in starch biosynthesis. It plays an important role in regulation and adjusts the speed of the entire cycle of glycogen biosynthesis in bacteria and starch in plants. In higher plants, it is a heterotetramer and tetrameric enzyme consisting two large subunits (AGPL) and two small subunits (AGPS) and encoded by two genes. In this paper, both AGPS and AGPL genes were sucessfully isolated from cassava varieties KM140 and deposited in Genbank with accession numbers KU243124 (AGPS) and KU243122 (AGPL), these two genes were fused with P2a and inserted into plant expression vector pBI121 under the control of 35S promoter. The efficient of this construct was tested in transgenic N. tabacum. The presence and expression of AGPS and AGPL in transgenic plants were confirmed by PCR and Western hybridization. The starch content was quantified by the Anthrone method. Transgenic plant analysis indicated that that two targeted genes were expressed simultaneously in several transgenic tobacco lines under the control of CaMV 35S promoter.  The starch contents in 4 analyzed tobacco transgenic lines displays the increase 13-116%  compared to WT plants. These results indicated that the co-expression of AGPS and AGPL is one of effective strategies for enhanced starch production in plant. These results can provide a foundation for developing other genetically modified crops to increase starch accumulation capacity.Enzyme AGPase là một trong những enzyme quan trọng, xúc tác cho bước đầu tiên trong quá trình tổng hợp tinh bột và đã được chứng minh là enzyme điều hòa, điều chỉnh tốc độ phản ứng của toàn bộ chu trình sinh tổng hợp glycogen ở vi khuẩn và tinh bột ở thực vật. Ở thực vật bậc cao, AGPase được xác định là enzyme dị lập thể, được cấu tạo bởi hai tiểu phần lớn (AGPL) và hai tiểu phần nhỏ (AGPS) do hai gen tương tứng mã hóa. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã phân lập hai gen mã hóa cho tiểu phần lớn và tiểu phần nhỏ của AGPase từ giống sắn KM140. Hai gen được nối với nhau bằng trình tự P2a và được biểu hiện đồng thời trên một khung đọc mở dưới sự điều khiển của promoter CaMV 35S. Cấu trúc này được chèn vào vector pBI121 và được biến nạp vào cây thuốc lá bằng phương pháp chuyển gen thông qua A. tumefaciens. Cây chuyển gen được kiểm tra bằng phương pháp PCR, Western blot và định lượng hàm lượng tinh bột bằng phương pháp Anthrone. Kết quả đã cho thấy hàm lượng tinh bột tích lũy trong lá cây chuyển gen cao hơn các cây đối chứng từ 13-116% trong cùng điều kiện nuôi dưỡng. Nghiên cứu của chúng tôi tạo ra thêm một hướng tiếp cận trong việc tạo cây trồng biến đổi gen tăng cường khả năng tích lũy tinh bột

    Tổng hợp vật liệu Fe3O4/lignin ứng dụng xử lý methylene blue

    Get PDF
    Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tổng hợp vật liệu Fe3O4/lignin và đánh giá khả năng xử lý methylene blue của vật liệu. Trong đó, Fe3O4 được tổng hợp bằng phương pháp đồng kết tủa, lignin được trích ly từ bã mía và vật liệu Fe3O4/lignin được kết hợp thông qua tác nhân liên kết citric acid. Các vật liệu sau khi tổng hợp được đánh giá bởi các phương pháp phân tích hiện đại như kỹ thuật nhiễu xạ tia X để xác định đặc điểm cấu trúc của các hạt Fe3O4; kỹ thuật quang phổ hồng ngoại biến đổi Fourier để xác định sự có mặt của các liên kết trong phân tử vật liệu hấp phụ; kính hiển vi quang học để xác định hình thái bề mặt của Fe3O4/lignin. Độ bão hòa từ của các hạt Fe3O4 và Fe3O4/lignin được xác định bằng từ kế mẫu rung lần lượt là 95 và 49,5 emu.g-1. Khả năng hấp phụ và nhả hấp phụ methylene blue của Fe3O4/lignin được đánh giá bằng phương pháp UV-Vis. Kết quả cho thấy hiệu suất hấp phụ tối đa của Fe3O4/lignin đối với metylen blue có thể đạt 96,53% ở pH 6-7 trong 60 phút và hiệu suất nhả hấp phụ là 66,5% trong 75 phút. Việc xử lý metylene blue tuân theo mô hình động học giả kiến bậc hai và mô hình hấp phụ đẳng nhiệt Langmuir
    corecore