16 research outputs found
ẢNH HƯỞNG CỦA ĐA DẠNG GIỚI TRONG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ ĐẾN THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP ĐƯỢC NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
This paper evaluates the impact of board gender diversity on the performance of 170 non-financial corporations listed on the Vietnamese stock market over the period 2010-2015. Research findings show that gender diversity, as measured by the proportion and number of female directors on the board, has a positive influence on firm performance. Moreover, we found robust evidence that the boards of directors with three or more female members may exert a stronger positive effect on firm performance than boards with two or fewer female members.Bài nghiên cứu này xem xét tác động của sự đa dạng giới tính trong Hội đồng quản trị (HĐQT) đến thành quả hoạt động của 170 doanh nghiệp phi tài chính được niêm yết trên Thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2010-2015. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng sự đa dạng giới tính được đo lường thông qua tỉ lệ thành viên nữ và số lượng nữ giới trong Hội đồng quản trị có ảnh hưởng tích cực đến thành quả hoạt động của doanh nghiệp. Ngoài ra, kết quả phân tích thực nghiệm còn cho thấy rằng Hội đồng quản trị có từ ba thành viên nữ trở lên sẽ mang lại ảnh hưởng tích cực hơn đối với thành quả hoạt động của doanh nghiệp so với khi Hội đồng quản trị chỉ có từ hai thành viên trở xuống
Đánh giá các yếu tố tác động đến chuyển đổi các loại hình sản xuất nông nghiệp tại huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá các yếu tố kinh tế, xã hội, môi trường và tự nhiên dẫn đến sự chuyển đổi các loại hình sản xuất nông nghiệp tại huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng trong giai đoạn từ năm 2015 - 2020. Bốn mươi hộ dân và 09 cán bộ địa phương đã được phỏng vấn để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đến quyết định chuyển đổi loại hình sản xuất của nông hộ. Phương pháp thống kê mô tả, chuyển đổi định tính sang định lượng và phân tích đa thứ bậc được sử dụng để xử lý và phân tích số liệu. Kết quả nghiên cứu cho thấy có ba xu hướng chuyển đổi chính bao gồm: (1) từ mô hình chuyên lúa sang chuyên tôm, (2) từ mô hình chuyên lúa sang lúa – tôm và (3) từ mô hình lúa – tôm sang chuyên tôm. Việc thay đổi loại hình sản xuất được quyết định do năm yếu tố chính xếp hạng lần lượt là (i) lợi nhuận, (ii) xu hướng cộng đồng, (iii) xâm nhập mặn, (iv) chi phí và (v) thời tiết. Các yếu tố này có quyết định đến 87,81% quyết định chuyển đổi loại hình sản xuất của nông hộ
Đánh giá khả năng tăng cường tích lũy tinh bột ở cây thuốc lá chuyển gen AGPS và AGPL mã hóa Enzyme AGPase ở cây sắn
The AGPase (ADP-Glucose pyrophosphorylase) is one of the ubiquitous enzymes catalyzing the first step in starch biosynthesis. It plays an important role in regulation and adjusts the speed of the entire cycle of glycogen biosynthesis in bacteria and starch in plants. In higher plants, it is a heterotetramer and tetrameric enzyme consisting two large subunits (AGPL) and two small subunits (AGPS) and encoded by two genes. In this paper, both AGPS and AGPL genes were sucessfully isolated from cassava varieties KM140 and deposited in Genbank with accession numbers KU243124 (AGPS) and KU243122 (AGPL), these two genes were fused with P2a and inserted into plant expression vector pBI121 under the control of 35S promoter. The efficient of this construct was tested in transgenic N. tabacum. The presence and expression of AGPS and AGPL in transgenic plants were confirmed by PCR and Western hybridization. The starch content was quantified by the Anthrone method. Transgenic plant analysis indicated that that two targeted genes were expressed simultaneously in several transgenic tobacco lines under the control of CaMV 35S promoter. The starch contents in 4 analyzed tobacco transgenic lines displays the increase 13-116% compared to WT plants. These results indicated that the co-expression of AGPS and AGPL is one of effective strategies for enhanced starch production in plant. These results can provide a foundation for developing other genetically modified crops to increase starch accumulation capacity.Enzyme AGPase là một trong những enzyme quan trọng, xúc tác cho bước đầu tiên trong quá trình tổng hợp tinh bột và đã được chứng minh là enzyme điều hòa, điều chỉnh tốc độ phản ứng của toàn bộ chu trình sinh tổng hợp glycogen ở vi khuẩn và tinh bột ở thực vật. Ở thực vật bậc cao, AGPase được xác định là enzyme dị lập thể, được cấu tạo bởi hai tiểu phần lớn (AGPL) và hai tiểu phần nhỏ (AGPS) do hai gen tương tứng mã hóa. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã phân lập hai gen mã hóa cho tiểu phần lớn và tiểu phần nhỏ của AGPase từ giống sắn KM140. Hai gen được nối với nhau bằng trình tự P2a và được biểu hiện đồng thời trên một khung đọc mở dưới sự điều khiển của promoter CaMV 35S. Cấu trúc này được chèn vào vector pBI121 và được biến nạp vào cây thuốc lá bằng phương pháp chuyển gen thông qua A. tumefaciens. Cây chuyển gen được kiểm tra bằng phương pháp PCR, Western blot và định lượng hàm lượng tinh bột bằng phương pháp Anthrone. Kết quả đã cho thấy hàm lượng tinh bột tích lũy trong lá cây chuyển gen cao hơn các cây đối chứng từ 13-116% trong cùng điều kiện nuôi dưỡng. Nghiên cứu của chúng tôi tạo ra thêm một hướng tiếp cận trong việc tạo cây trồng biến đổi gen tăng cường khả năng tích lũy tinh bột
Thành phần hóa học của cao chiết ethyl acetate từ cây ba chẽ Desmodium triangulare (Retz.) Merr
Trong nghiên cứu này, thành phần hóa học của cao chiết ethyl acetate từ thân và lá cây ba chẽ đã được nghiên cứu. Mẫu nguyên liệu khô được nghiền nhỏ, sau đó chiết bằng phương pháp ngấm kiệt với methanol thu được cao chiết thô. Cao chiết thô được phân tán trong nước và thực hiện quá trình chiết lỏng- lỏng với dung môi ethyl acetate nhằm thu được cao ethyl acetate. Cao chiết ethyl acetate đã được phân tách bằng phương pháp sắc ký trên cột silica gel và Sephadex LH20. Kết quả đã phân lập được bốn hợp chất sạch. Dựa vào dữ liệu phổ 1H-NMR và 13C-NMR và kết hợp với các tài liệu tham khảo đã xác định được cấu trúc của bốn hợp chất hữu cơ đã phân lập là stigmasterol, methyl protocatechuate, methyl syringate và methyl ferulate. Kết quả phân tích HPLC của cao chiết methanol chỉ ra rằng các hợp chất phân cực và kém phân cực là thành phần chính của cao chiết
ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC XỬ LÝ THIẾU NƯỚC LÊN SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA GEN MtDHDPS1 MÃ HÓA DIHYDRODIPICOLINATE SYNTHASE TRONG CÂY MEDICAGO TRUNCATULA
This paper presents the results of the effect of water stress treatment on the fluctuation of the MtDHDPS1 gene encoding dihydrodipicolinate synthase (MtDHDPS, EC 4.2.1.52) in leaves of M. truncatula. Enzyme MtDHDPS plays an important role in the regulation of lysine biosynthesis in the Legume group, in general, and M. truncatula, in particular. The 3-week-old plants were treated with water stress in shortage for 5 days and 10 days, then the samples were corrected for research. The results of quantitative mRNA analysis by RT-PCR technique show that the water stress treatment has changed the expression level of this gene, in which the threshold cycle value (Ct) of MtDHDPS1 gene in both 5-day and 10-day drought-treated samples is lower than the corresponding untreated control water samples, and the level of MtDHDPS1 gene expression in 5-day drought-treated plants is 25.53 = 46.2 times as high as that in the 10-day drought-treated plants.Bài báo này trình bày các kết quả đạt được trong nghiên cứu ảnh hưởng của việc xử lý thiếu nước lên sự biến động của gen MtDHDPS1 mã hóa dihydrodipicolinate synthase (MtDHDPS, EC 4.2.1.52) trong lá cây M. truncatula. Enzyme MtDHDPS đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình điều hòa sinh tổng hợp lysine trong nhóm cây họ đậu nói chung và cây M. truncatula nói riêng. Các cây 3 tuần tuổi bị xử lý thiếu nước từ 5 ngày hoặc 10 ngày, sau đó tiến hành thu lấy mẫu để nghiên cứu. Kết quả phân tích định lượng mRNA bằng kỹ thuật RT-PCR cho thấy việc xử lý stress thiếu nước đã làm thay đổi mức độ biểu hiện của gen này, trong đó giá trị chu kỳ ngưỡng (Ct) của gen MtDHDPS1 ở cả hai loại mẫu đã xử lý hạn 5 ngày và 10 ngày đều thấp hơn so với mẫu đối chứng không xử lý thiếu nước tương ứng, đồng thời mức độ biểu hiện gen MtDHDPS1 ở cây xử lý hạn 5 ngày cao hơn so với cây xử lý hạn 10 ngày là 25,53 lần