31 research outputs found

    Đánh giá khả năng sinh trưởng và tích lũy saponin của rễ bất định và rễ tơ cây sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis Ha et Grushv.)

    Get PDF
    In this study, adventitious and hairy roots of Vietnamese ginseng were used to assess the ability of growth and saponin accumulation. Adventitious roots were derived from leaf samples in vitro (1.0 x 1.0 cm of size) cultured on SH medium supplemented with 5.0 mg.l-1 IBA, 30 g.l-1 sucrose, 8 g.l-1 agar, pH 5.8, and subcultured on the same medium for multiplication. Hairy roots were derived from callus infected with Agrobacterium rhizogenes strain ATCC 15834, then these roots were cultured on plant growth regulators-free SH medium supplemented with 50 g.l-1 sucrose, 8 g.l-1 agar, pH 5.8. During the early culture of two months, the results showed that the growth rate of hairy roots was lower than that of adventitious roots. However, in the later period of culture, the growth rate of hairy roots was higher than that of adventitious roots. After 5 months of culture, the growth rate of hairy roots was 20.87 times and they kept growing as well as branching, while the growth rate of adventitious roots was only 13.52 times and they did not grow further after three months of culture. Analytical results showed that the total saponins of total dry matter of hairy roots (0.101 mg) were higher than that of adventitious roots (0.0681 mg). The main ginsenoside of hairy roots (MR2) was also higher than that of adventitious roots 3.03 fold. In addition, the hairy roots grew on plant growth regulators-free medium while adventitious roots grew on medium supplemented with auxin. Therefore, hairy roots proved to be suitable source material for Vietnamese ginseng root biomass production in the bioreactor systems.Trong nghiên cứu này, rễ bất định sâm Ngọc Linh (có nguồn gốc từ nuôi cấy mẫu lá in vitro trên môi trường thạch có bổ sung 5 mg/l IBA) và rễ tơ chuyển gen (được hình thành bằng cách lây nhiễm mẫu mô sẹo in vitro với vi khuẩn Agrobacterium rhizogenes chủng ATCC 15834) được sử dụng để đánh giá khả năng sinh trưởng và tích lũy saponin. Kết quả cho thấy, trong thời gian đầu nuôi cấy (2 tháng) tốc độ tăng sinh của rễ tơ sâm Ngọc Linh thấp hơn so với rễ bất định. Tuy nhiên, ở các khoảng thời gian nuôi cấy tiếp theo, tốc độ tăng sinh của rễ tơ lại cao hơn rễ bất định. Sau 5 tháng nuôi cấy, tỷ lệ tăng sinh của rễ tơ là 20,87 lần và rễ tơ vẫn còn tiếp tục sinh trưởng; trong khi tỷ lệ tăng sinh của rễ bất định là 13,52 lần và hầu như đã ngừng tăng sinh từ sau tháng thứ 3. Kết quả phân tích hàm lượng saponin cho thấy, hàm lượng saponin tổng thu được trên toàn bộ chất khô (thu được từ nuôi cấy 10 mg khối lượng tươi sau 5 tháng) của rễ tơ (0,1010 mg) cao hơn rễ bất định (0,0681 mg). Ngoài ra, rễ tơ sinh trưởng ở môi trường không bổ sung chất điều hoà sinh trưởng thực vật. Vì vậy, rễ tơ là nguồn vật liệu thích hợp cho nuôi cấy sinh khối rễ sâm Ngọc Linh trong các hệ thống bioreactor

    Ứng dụng công nghệ bao màng trong bảo quản trái cây nhiệt đới

    Get PDF
    Các yếu tố như vi sinh vật, quá trình chín sinh lý và hô hấp có thể làm giảm chất lượng của trái cây sau thu hoạch nếu không được bảo quản thích hợp. Kỹ thuật bao màng là một trong những giải pháp hiệu quả cho bảo quản trái cây sau thu hoạch, lớp màng bao phủ trên bề mặt vỏ trái cây có vai trò như một lớp màng bán thấm giúp kiểm soát sự trao đổi hơi nước, không khí giữa môi trường và trái cây, cũng như hạn chế sự tấn công của vi sinh vật gây hại. Xử lý bao màng có thể ứng dụng cho bảo quản nhiều loại trái cây nhiệt đới giúp kéo dài thời gian sử dụng, duy trì tốt chất lượng cảm quan cũng như các hợp chất sinh học cho trái cây sau thu hoạch. Trong phạm vị của bài viết này, đặc điểm của màng bao sinh học cũng như hiệu quả của nó trong bảo quản trái cây sau thu hoạch đã được đề cập

    MÔ HÌNH CANH TÁC NÔNG NGHIỆP THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ XƠ ĐĂNG, TỈNH QUẢNG NAM

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện tại huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam nhằm tìm hiểu các mô hình canh tác nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu với đối tượng tham gia chính là 90 hộ dân tộc thiểu số Xơ Đăng. Ba kết quả chính được phát hiện trong quá trình điều tra gồm: thứ nhất, người Xơ Đăng nhận thức được việc khí hậu đang thay đổi và có tác động đến sinh kế của họ; hầu hết hộ đồng ý rằng hạn hán đang kéo dài hơn; tần suất của các đợt lũ lụt, bão có xu hướng giảm dần nhưng mạnh hơn; thứ hai, người dân đưa ra bốn biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu bao gồm (1) điều chỉnh lịch canh tác, (2) điều chỉnh kỹ thuật canh tác, (3) sử dụng giống bản địa và (4) xen canh cây trồng; thứ ba, trong năm mô hình canh tác chính, xen canh keo và lúa rẫy (Pế-tru) là mô hình thích ứng có hiệu quả kinh tế cao nhất với các giá trị IRR = 10,23%; NPV đạt 2,6 triệu đồng; thời gian thu hồi vốn là 3,5 năm. Kết quả cũng cho thấy có hai yếu tố ảnh hưởng có ý nghĩa (p < 0,05) tới hiệu quả kinh tế của mô hình này là loại giống keo và khoảng cách từ rẫy keo đến đường chính

    Ứng dụng vi bao giọt tụ trong công nghiệp thực phẩm

    Get PDF
    Vi bao là phương pháp hiệu quả giúp bảo quản các chất sinh học. Thông qua cơ chế bao gói của các polymer có nguồn gốc từ protein, polysaccharide, các hợp chất tự nhiên (polyphenol, carotenoid, …) cũng như vi sinh vật có lợi (nấm men, probiotic) giúp bảo vệ trong các điều kiện bất lợi của môi trường. Ứng dụng các hạt vi bao trong chế biến thực phẩm giúp sản phẩm kéo dài thời gian sử dụng, nâng cao khả năng kháng oxy hóa và cải thiện khả năng sống sót của probiotic

    Sinh học 6

    No full text
    179 tr. : minh hoạ màu ; 24 cm
    corecore