9 research outputs found

    Đa dạng di truyền của cá hường (Helostoma temminckii) ở Đồng bằng sông Cửu Long

    Get PDF
    Mức độ đa dạng di truyền của các đàn cá hường ở một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long được đánh giá dựa vào chỉ thị inter-simple sequence repeats (ISSR). Cá được thu từ thủy vực tự nhiên ở khu bảo tồn Láng Sen (Long An) và từ các ao nuôi thuộc ba tỉnh: Cần Thơ, Hậu Giang và Trà Vinh. Trước hết, mẫu cá nghiên cứu (một hoặc hai mẫu được lấy ngẫu nhiên từ mỗi đàn) được kiểm tra định danh loài bằng phương pháp phân tích trình tự gene DNA mã vạch (gene COI) và so sánh với ngân hàng gene (Genbank). Sau đó, mức độ đa dạng di truyền của bốn đàn cá được phân tích (20-21 mẫu/đàn) với sáu chỉ thị ISSR. Kết quả phân tích trình tự gene COI cho thấy cá hường trong nghiên cứu có mức độ tương đồng cao 99,2% so với các mẫu cùng loài (Helostoma temminckii) được công bố ở Genbank. Kết quả khuếch đại ISSR trên tổng số 82 cá thể đã tạo ra 86 vạch có kích thước dao động từ 400 bp đến 3.000 bp, tỉ lệ gene đa hình dao động 55,42-90,36%, tỉ lệ dị hợp mong đợi 0,180-0,245 và chỉ số Shannon 0,269-0,386. Nhìn chung, cá hường có mức độ đa dạng di truyền tương đối cao. Trong đó, các thông số đa dạng di truyền cao nhất ở đàn cá Hậu Giang và thấp nhất ở đàn cá tự nhiên Láng Sen. Do đó, đàn cá Láng Sen cần được bảo tồn và áp dụng chương trình bổ sung quần đàn hợp lý

    Đánh giá sự biến động chất lượng nước ở Búng Bình Thiên, tỉnh An Giang

    Get PDF
    Chất lượng nước ở Búng Bình Thiên (BBT), An Giang được nghiên cứu nhằm đánh giá sự biến động các chỉ tiêu thủy lý hóa trong búng làm cơ sở cho việc nuôi trồng, khai thác và bảo tồn nguồn lợi thủy sản theo hướng bền vững. Nghiên cứu đã được thực hiện từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2016 thông qua 12 đợt thu mẫu (theo nhịp thu mẫu 30 ngày/lần) bao gồm các chỉ tiêu: nhiệt độ, độ sâu, pH, TSS, N-NO2-, DO, COD, BOD, TAN, P-PO43- và coliform, việc thu mẫu đã thực hiện ở các khu vực đầu búng, giữa búng và cuối búng, mỗi vị trí thu ở 2 tầng nước (tầng mặt cách mặt nước 50 cm và tầng đáy cách mặt đáy búng 50 cm). Kết quả thấy rằng chất lượng nước trong BBT có sự biến động theo thời gian và không gian, các chỉ tiêu nghiên cứu đều nằm trong mức cho phép ngoại trừ COD trong mùa khô và vượt mức cho phép tiêu chuẩn chất lượng nước mặt khi so sánh với QCVN 08-MT:2015/BTNMT (cột A1), chỉ có COD vượt mức ở các tháng mùa khô. Ngoài ra, coliform xuất hiện trong BBT mùa khô nhiều hơn mùa mưa mặc dù ở mức cho phép nhưng chứng tỏ hiện nay BBT đang tiếp nhận nguồn nước thải từ hoạt động của cộng đồng xung quanh

    NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DINH DƯỠNG CỦA CÁ NGÁT (PLOTOSUS CANIUS HAMILTON, 1822)

    Get PDF
    Cá ngát (Plotosus canius Hamilton, 1822) là loài cá trơn thuộc họ Plotosidae, bộ Siluriformes (Mai Đình Yên et al., 1992; Ferraris, 2007). Đây là loài cá kinh tế có thể trở thành đối tượng nuôi mới. Mẫu cá ngát dùng cho nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng được thu định kỳ mỗi tháng một lần từ tháng 01/2009 đến 05/2009 ở ba địa điểm trên tuyến sông Hậu là Vàm Nao (An Giang), Thốt Nốt (Cần Thơ) và Trần Đề (Sóc Trăng). Mẫu được bảo quản lạnh và chuyển về phân tích tại phòng thí nghiệm trường Đại học Cần Thơ. Kết quả cho thấy cá ngát Plotosus canius là loài cá ăn tạp thiên về động vật với chỉ số tương quan chiều dài ruột trên chiều dài chuẩn (RLG) của cá ngát  từ 15 g trở lên là 1,129. Chỉ số này tăng theo sự gia tăng khối lượng cơ thể. Cá dưới 5g chỉ số này chỉ bằng 0,534 tăng lên 1,129 ở nhóm cá trên 15g. Thành phần thức ăn trong ống tiêu hóa của cá ngát trưởng thành gồm có 6 loại thức ăn là giáp xác, cá, giun, thân mềm, mùn bã hữu cơ và thức ăn khác. Trong đó, giáp xác là thức ăn chủ yếu (98,1%)

    Chất lượng nước trong khu vực nuôi tôm tỉnh Bạc Liêu

    Get PDF
    Nhằm hướng tới trở thành thủ phủ tôm của cả nước, Bạc Liêu đã định hướng phát triển, ứng dụng khoa học kỹ thuật đối với nền công nghiệp này. Bạc liêu được biết đến như là một trong những tỉnh có hoạt động nuôi tôm phát triển ở đồng bằng sông Cửu Long với các mô hình nuôi khác nhau như là bán thâm canh, thâm canh và siêu thâm canh. Vì vậy, mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá sự biến động chất lượng nước theo không gian và thời gian nhằm cung cấp thông tin cho người nuôi trong việc quản lý chất lượng nước trong quá trình nuôi. Mẫu nước tầng mặt được thu hàng tháng tại 5 điểm ở các cửa sông trọng yếu trong khu vực nuôi tôm của tỉnh trong suốt 1 năm. Kết quả cho thấy chất lượng nước tự nhiên tại khu vực nuôi ít bị biến động, đạt yêu cầu theo các quy chuẩn về chất lượng nước tầng mặt, phù hợp đối với việc sử dụng nguồn nước phục vụ cho nhu cầu nuôi trồng thủy sản của vùng, đặc biệt là nghề nuôi tôm nước lợ. Riêng hàm lượng vật chất lơ lửng TSS, H2S và PO43- trong nước tại một số điểm thu khá cao so với một số quy chuẩn về quản lý chất lượng nước..

    Hàm lượng dinh dưỡng môi trường nước tự nhiên khu vực nuôi cá tra tỉnh An Giang

    Get PDF
    Nghiên cứu nhằm đánh giá các hàm lượng dinh dưỡng trong môi trường nước tự nhiên tại các khu vực nuôi cá tra tại tỉnh An Giang. Kết quả nghiên cứu sẽ đưa ra những nhận định, cảnh báo để có biện pháp quản lý, xử lý phù hợp về chất lượng nước để hướng đến phát triển nghề nuôi cá tra bền vững của vùng và bảo vệ nguồn tài nguyên nước trong khu vực. Mẫu nước tầng mặt và mẫu bùn đáy đánh giá được thu tại 3 điểm ở sông Hậu và 3 điểm các kênh cấp tại các khu vực nuôi cá tra thâm canh của tỉnh. Thời gian thu mẫu được thực hiện 4 đợt trong năm. Kết quả cho thấy hàm lượng dinh dưỡng tại các điểm thu ở Kênh cấp nội đồng có giá trị cao hơn so với các điểm thu ở sông Hậu. Vào các đợt mùa khô, hàm lượng dinh dưỡng có xu hướng cao hơn so với mùa mưa, đặc biệt là các điểm thu ở kênh cấp nội đồng. Chất lượng nước tại các thủy vực tự nhiên xung quanh khu vực nuôi cá tra thâm canh chịu tác động trực tiếp từ hoạt động nuôi, trao đổi nguồn nước phục vụ nuôi cá. Các hàm lượng phosphate, tổng nitơ (TN) và tổng phốtpho (TP) trong nước có giá trị cao tại các điểm thu mẫu, cần có các biện pháp theo dõi,..

    Thành phần loài động vật không xương sống cỡ lớn và chất lượng nước vùng bị ảnh hưởng bởi hoạt động nuôi trồng thủy sản trên sông Hậu

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định tính đa dạng thành phần động vật không xương sống cỡ lớn (ĐVKXSCL) và ứng dụng hệ thống điểm BMWPVIET-HR để đánh giá chất lượng nước trên tuyến sông Hậu thuộc của thành phố Cần Thơ và tỉnh An Giang. Nghiên cứu được tiến hành gồm 2 đợt thu mẫu (tháng 3 và tháng 6 năm 2019). Tổng cộng có 19 điểm thu mẫu gồm 9 điểm tại thành phố Cần Thơ và 10 điểm ở tỉnh An Giang. Kết quả cho thấy thành phần loài trên tuyến sông Hậu khá đa dạng với 62 loài và 33 họ được ghi nhận. Trong đó, Gastropoda có thành phần loài đa dạng (11 họ, 33%), kế đến là Insecta (10 họ, 30%), các lớp còn lại có số họ thấp hơn là Oligocheata, Polychaeta, Bivalvia và Malacostraca biến động từ 1-5 họ (3-15%). Thành phần loài ĐVKXSCL tại các điểm thu biến động từ 7-20 loài và 6-18 loài lần lượt vào tháng 3 và tháng 6. Chỉ số BMWPVIET-HR tại các điểm thu mẫu biến động từ 18-51 điểm và 2,6-4,9 điểm đối với chỉ số trung bình bậc họ (ASPT) cho thấy chất lượng nước ở hầu hết các điểm thu mẫu có mức độ ô nhiễm trung bình. Một số điểm thu vào tháng 6/2019 như Thạnh Mỹ, Cái sắn, Bến phà Bò Ót (Cần Thơ), Cồn Khánh Hòa và bến phà Rạch Gọc (An Giang) thì ô nhiễm nặng

    Đánh giá chất lượng nước trong khu vực nuôi tôm tỉnh Sóc Trăng

    Get PDF
    Nghiên cứu nhằm đánh giá hiện trạng chất lượng nước xung quanh sông nhánh Mỹ Thanh và ven cửa sông Mỹ Thanh, sông Hậu với 10 điểm thu mẫu làm cơ sở cho việc quản lý nguồn nước trong khu vực. Thời gian thu mẫu trong 6 tháng (01-06/2019). Kết quả cho thấy nhiệt độ và pH phù hợp với chất lượng nước tầng mặt theo quy chuẩn quốc gia (QCVN08-MT:2015/BTNMT). Độ mặn ở các điểm thu biến động cao, cao nhất là 21‰ ở vùng ven cửa sông. Độ kiềm, DO, BOD5, COD, TAN và nitrate phù hợp cho hoạt động nuôi trồng thủy sản. Hàm lượng vật chất lơ lửng, nitrite, phosphate, mật độ vi sinh vật trong nước khá cao. Chất lượng nước của các sông nhánh nội địa chủ yếu chịu tác động trực tiếp của con người, nước thải sinh hoạt, nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản nên dễ bị biến động so với nguồn nước ngoài vùng cửa sông, ven biển
    corecore