16 research outputs found

    THAY ĐỔI HÀM LƯỢNG LIPÍT VÀ TỶ LỆ A XÍT BÉO TRONG CƠ, GAN VÀ TRỨNG CỦA CÁ CHẼM LATES CALCARIFER (BLOCH, 1790) THEO GIAI ĐOẠN THÀNH THỤC

    Get PDF
    Để làm sáng tỏ vai trò của lipít và một số a xít béo trong quá trình thành thục của cá chẽm cái Lates calcarifer tự nhiên, thay đổi hàm lượng và tỷ lệ các thành phần này trong cơ, gan và trứng ở 5 giai đoạn buồng trứng (2-6) đã được khảo sát. Hệ số thành thục (GSI) tăng đáng kể từ giai đoạn 2-5, giảm sau khi đẻ (giai đoạn 6). Hàm lượng lipít trong cơ giảm đáng kể, ngược với sự gia tăng ở gan và trứng theo các giai đoạn thành thục. Thành phần các a xít béo được phát hiện khá phong phú trong các bộ phận của cá chẽm với sự ưu thế của tỷ lệ (% hàm lượng tổng số a xít béo) các a xít béo không no. Tỷ lệ các a xít như 16:0, 18:0, 18:1n-9, 20:4n-6 (AA), 20:5n-3 (EPA) và 22:6n-3 (DHA) trong các bộ phận có sự thay đổi theo các giai đoạn thành thục với các mức độ khác nhau. Ngoài ra, tổng tỷ lệ nhóm n-6 và n-3 cũng có sự thay đổi cùng với sự thay đổi của các tỷ lệ hàm lượng n-3/n-6, DHA/AA, DHA/EPA và EPA/AA trong suốt quá trình thành thục. Các kết quả đạt được cho thấy rằng lipít đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh sản của cá chẽm. Các a xít như 16:0, 18:1n-9, 22:5n-3, AA, EPA và DHA có sự liên quan đến quá trình thành thục, trong đó, DHA có thể là một thành phần cần thiết trong phát triển buồng trứng của loài cá này. Summary: To elucidate the role of lipid and fatty acids in ovarian maturation in wild female Asian seabass Lates calcarifer, changes in their level in muscle, liver, and ovary in the five ovarian developmental stages (2-6) were investigated. The gonadosomatic index significantly increased from stages 2 to 5, and dropped after spawning (stage 6). Lipid content in muscle decreased significantly, contrary to liver and ovary where lipid content increased during ovarian maturation. Fatty acid composition was relatively abundant in the organs of the fish with the dominance of unsaturated fatty acids. Level (% total fatty acids) of fatty acids 16:0, 18:0, 18:1n-9, 20:4n-6 (AA), 20:5n-3 (EPA) và 22:6n-3 (DHA) in these parts differently changed during ovarian maturation. In addition, the total level of n-6 and n-3 also changed together with the ratio of n-3/n-6, DHA/AA, DHA/EPA, and EPA/AA during ovarian development. The results indicate that lipid plays an important role in reproduction of Asian seabass. Some fatty acids such as 16:0, 18:1n-9, 22:5n-3, AA, EPA, and DHA are involved in ovarian maturation, and DHA can be a necessary acid for ovarian maturation in this species

    ĐÁNH GIÁ HIỆU SUẤT LÀM SẠCH KHÔNG KHÍ CỦA VẬT LIỆU XÚC TÁC QUANG N-TiO2 PHỦ LÊN ỐNG THẠCH ANH XỐP

    Get PDF
    Vật liệu xúc tác quang nano TiO2 pha tạp nitơ (N-TiO2) được tổng hợp thành công bằng phương pháp sol-gel sử dụng nguồn titan từ tetra-n-butyl orthotitanate và nitơ từ điaminomethanal. Cấu trúc, kích thước và thành phần của vật liệu N-TiO2 được xác định bằng các kỹ thuật đo phổ nhiễu xạ tia X, kính hiển vi điện tử quét (SEM), kính hiển vi điện tử truyền qua (TEM) và phổ huỳnh quang tia X tán sắc năng lượng (EDX). Thành phần pha anatase và rutil thay đổi theo nồng độ của điaminomethanal được thể hiện trên giản đồ XRD. Kết quả phân tích cho thấy rằng N đã được pha tạp vào mạng tinh thể của TiO2 bằng cách thay thế nguyên tử oxy. Hiệu quả xử lí không khí của N-TiO2 (phủ lên ống thạch anh xốp, ~16,6 mg/cm2) chế tạo tại Viện công nghệ môi trường được đánh giá thông qua việc loại bỏ các hợp chất hữu cơ và tác dụng diệt khuẩn. Trong cùng một điều kiện (buồng thí nghiệm 10 m3, đèn UV-A (Philip, 36W) và quạt hút gió 25 m3/giờ) hoạt tính phân hủy axeton và tác dụng diệt khuẩn của vật liệu N-TiO2 có phần cao hơn so với vật liệu TiO2 do hãng Skyspring Inc., Mỹ sản xuất

    Ảnh hưởng của gốc ghép lên đặc tính nông sinh học ở trái ớt (Capsicum spp.) lên cành ghép

    Get PDF
    Lai và ghép trên cây trồng là những biện pháp nhằm cải thiện giống. Thí nghiệm tiến hành ghép thuận nghịch 2 cặp giống ớt hiểm và sừng, cà và hiểm ở các độ tuổi gốc ghép và độ dài gốc ghép khác nhau. Kết quả cho thấy có sự thay đổi màu bao phấn của cây ghép so với cành ghép ở các cặp ghép sừng-hiểm, hiểm-sừng và cà-hiểm. Đối với các tính trạng trái, cặp ghép sừng-hiểm ở các độ tuổi 50-20, 60-20 và 60-25 có sự ảnh hưởng của gốc ghép sừng làm tăng khối lượng trái cây ghép nhiều hơn. Kết quả giải trình tự vùng gen CaOvate liên quan hình dạng trái nhận thấy cành ghép hầu như tương tự với giống làm cành, điều này cho thấy gốc ghép chưa làm ảnh hưởng đến các đặc điểm nông học trên cành ghép tại vùng gen này

    Vai trò của liên kết sản xuất trong nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long

    Get PDF
    Liên kết sản xuất chính là điều kiện tiên quyết để thực hiện việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tạo lợi thế so sánh cho sản phẩm nông nghiệp Việt Nam trên đấu trường quốc tế. Nghiên cứu này được thực hiện thông qua phỏng vấn ngẫu nhiên kết hợp phân tầng 180 quan sát mẫu bao gồm những nông dân trồng lúa có và không tham gia cánh đồng lớn, những nông dân trồng nhãn có và không tham gia mô hình kiểu mẫu, những nông dân trồng cam xoàn có và không tham gia hợp tác xã. Thông qua kiểm định từng cặp T-test ở mức ý nghĩa 5% và mô hình Binary Logistic bởi phần mềm SPSS, nghiên cứu này đã minh chứng hiệu quả của liên kết sản xuất của nông dân như tạo cơ hội nâng cao kỹ thuật sản xuất, tạo điều kiện nâng cấp chuỗi cung ứng vật tư, nâng cấp chuỗi giá trị nông sản, mang lại hiệu quả kinh tế cao và có tầm nhìn chiến lược cho nền nông nghiệp công nghệ cao bền vững

    QUAN HỆ GIỮA CÁC GIỐNG, LOÀI HOA LAN (ORCHIDACEAE) DỰA TRÊN ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI

    Get PDF
    Mối quan hệ của 37 loài hoa lan thuộc hai họ phụ là Cypripedioideae và Orchidioideae được phân tích, xếp nhóm thông qua các chỉ tiêu hình thái và nông học. Các chỉ tiêu hình thái và nông học sau khi được thu thập, mã hóa và xử lý thống kê bằng chương trình NTSYSpc 2.1 được phân tích theo phương pháp UPGMA. Kết quả nghiên cứu đã tìm ra được ba loài Dendrobium pulchellum, Dendrobium Gatton Sunray và Dendrobium moschatum có mối quan hệ rất gần nhau, mức tương đồng lần lượt là 96,5% và 95%. Dendrobium anosmum 'Alba' và Dendrobium parishii 'Alba' có mối quan hệ rất gần nhau, mức tương đồng 98%. Tương tự, Dendrobium anosmum (Hawaii) và Dendrobium parishii giống nhau đến 95%. Ba loài Brassavola nodosa, Brassavola digbyana và Brassavola ?Jimminey Cricket? cho kết quả rất giống nhau. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cho thấy có 9 loài thuộc 5 chi/giống khác nhau là Renanthera, Rhynchostylis, Acampe, Aerides và Ascocentrum nhưng chúng có quan hệ khá gần và có khả năng lai tạo được với nhau để tạo cá thể mới có đặc tính mong muốn. Nghiên cứu kiểu hình này làm một bằng chứng cho việc đánh giá mối quan hệ giữa các loài lan thông qua các chỉ tiêu hình thái. Từ đó, cung cấp cho chúng ta nhiều thông tin có giá trị để chọn lựa bố mẹ làm vật liệu lai tạo ra cá thể lai có đặc điểm mong muốn

    THANH LỌC CÁC GIỐNG LÚA MANG GEN KHÁNG RẦY NÂU BẰNG DẤU PHÂN TỬ DNA

    No full text
    Dấu phân tử RG457 (STS) được xác định là liên kết gần nhất với gen Bph10 trên NST số 12 của lúa với khoảng cách 1,7cM. Để thanh lọc các giống lúa mang gen kháng rầy nâu (thuộc loại hình sinh học 2 và 3), 169 giống lúa được sử dụng để ly trích DNA và các mẫu DNA được khuếch đại với cặp mồi RG457FL/RL. Sản phẩm PCR thu được có kích thước khoảng 750bp-800bp, chúng được cắt bằng enzyme cắt giới hạn HinfI với trình tự cắt là G/ANTC. Vị trí cắt của enzyme HinfI khác nhau tùy vào giống mang kiểu gen dị hợp hoặc đồng hợp tử. Trong đó, giống mang kiểu gen dị hợp tử gồm các băng với kích thước khoảng 200, 250, 350 và 600bp; giống mang kiểu gen đồng hợp kháng rầy nâu gồm các băng với kích thước khoảng 200, 250 và 350 bp; giống mang kiểu gen đồng hợp nhiễm rầy nâu gồm các băng với kích thước khoảng 600 và 200 bp. Ngoài ra, tính đa hình nucoletide đơn (SNP) cũng được dùng để xác định mức độ biến dị nucleotide giữa các giống. Sự đa hình của gen Bph10 được xác định ở 29 giống lúa thể hiện tính kháng rầy nâu loại hình 2 và 3

    Văn hoá Trung Quốc

    No full text
    143 tr. : minh hoạ (một số có màu) ; 23 cm

    Tình hình gây hại, đặc điểm hình thái và sinh học của sâu đục trái Citripestis sagittiferalis gây hại bưởi ở Đồng bằng sông Cửu Long

    No full text
    Sâu đục trái cây có múi (Citripestis sagittiferella) là loài dịch hại mới được ghi nhận đã xuất hiện và gây hại nặng trên cây có múi tại Đồng bằng sông Cửu Long. Nhằm cung cấp thông tin cơ bản cho các chương trình quản lý phòng trừ loại dịch hại này, một số đặc điểm cơ bản về tình hình gây hại, đặc điểm hình thái và sinh học của sâu đục trái cây có múi đã được khảo sát qua việc phỏng vấn trực tiếp nông hộ; nghiên cứu ngoài đồng và trong phòng thí nghiệm. Kết quả điều tra ngoài đồng cho thấy có 14 loài côn trùng và một loài nhện tấn công bưởi Năm Roi, trong đó các loài C. sagittiferella, Phyllocnistis citrella, Prays endocarpa và Bactrocera dorsalis xuất hiện nhiều nhất với tần suất >50%. Tỷ lệ trái bị nhiễm dao động trong khoảng 2,28 – 3,63%, trong đó tỷ lệ trái bị hại có đường kính 5-10 cm là 3,52% trong khi tỷ lệ trái bị hại có đường kính 10 cm lần lượt là 1,95% và 2,96%. Trong điều kiện phòng thí nghiệm, vòng đời của C. sagittiferella trung bình là 29,54 ngày, trong đó giai đoạn trứng là 4,09 ngày, ấu trùng là 13,44 ngày, nhộng là 10,13 ngày và thành trùng cái từ vũ hóa đến đẻ trứng đầu tiên là 1,85 ngày

    So sánh và đánh giá các phương pháp ly trích DNA trong các sản phẩm có nguồn gốc từ hạt ca cao

    Get PDF
    Bốn phương pháp trích ly DNA nhanh (kit) được dùng trong nghiên cứu đánh giá và so sánh nhằm chọn phương pháp trích ly DNA tối ưu nhất cho từng nguyên liệu có nguồn gốc từ sản phẩm ca cao (bốn nguyên liệu sử dụng trong thí nghiệm: bột ca cao, bơ ca cao, ca cao lỏng và sô cô la). Các phương pháp trích ly bao gồm: DNeasy Plant kit, DNeasy Plant kit with polyvinyl polypyrrolidone (PVPP), QIAamp DNA Stool kit, và Wizard Genomic DNA Purification kit. DNA ly trích được so sánh nồng độ DNA; độ tinh sạch và so sánh chất lượng sản phẩm tạo thành (sản phẩm PCR dương tính); Wizard Genomic DNA Purification kit cho kết quả tốt nhất đối với bột ca cao và sô cô la [DNA] = 44,83 (ng/µL); A260/A280 = 1,4-1,7, PCR dương tính; và [DNA] = 29,34 (ng/µL) và A260/A280 = 1,4-1,7, PCR dương tính; sản phẩm bơ ca cao không cho kết quả tốt đối với 3 phương pháp ly trích DNeasy Plant kit with PVPP, DNeasy Plant kit without PVPP, và QIAamp DNA Stool kit ([DNA
    corecore