185 research outputs found

    FACTORS AFFECTING THE ADOPTION OF ADAPTATION MEASURES TO CLIMATE CHANGE: A CASE STUDY IN HUONG PHONG COMMUNE, HUONG TRA TOWN, THUA THIEN HUE PROVINCE

    Get PDF
    In recent decades, changes in climate have caused impacts on natural and human systems on all continents and across the oceans. Vietnam generally and the coastal area in Thua Thien Hue province particularly is vulnerable to climate change and some extreme climate events. Adaptation is considered one of the best long-term strategies to community to better face with local extreme conditions and associated climate change. This study used Logistic regression model to determine factors influencing farmers’ decisions to adopt climate change adaptation measures. The results indicated that that age, years of schooling, years of farming experience of the household head, household size, ratio of number of farm labors to number of consumers, farmer’s access to extension services and adaptation measures, and the place where farmer lives factors significantly influence adoption decisions. From the results, some recommendations were derived to help farmers in the coastal area of Thua Thien Hue provinceadapt to climate change

    ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN VÀ MẬT ĐỘ ƯƠNG LÊN SỰ PHÁT TRIỂN VÀ TỶ LỆ SỐNG ẤU TRÙNG GHẸ XANH(PORTUNUSPELAGICUS)

    Get PDF
    Hai thí nghiệm đánh giá ảnh hưởng của các loại thức ăn và mật độ ương khác nhau lên sự phát triển và tỷ lệ sống của ấu trùng Ghe? Xanh (Portunus pelagicus ) đã được tiến hành tại Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ. Thí nghiệm 1 đánh giá sự ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau lên giai đoạn zoae-1 và zoae-2. Thí nghiệm này gồm 4 nghiệm thức và được lặp lại 4 lần gồm thức ăn là luân trùng được giàu ho?a bằng tảo Chlorella, luân trùng được giàu ho?a nhủ tương ICES (30/4/C), luân trùng được giàu ho?a Frippak (thức ăn ấu trùng tôm Sú), ấu trùng Artemia giai đoạn bung dù. Luân trùng giàu ho?a được cho ăn 10?20 cá thể/ml nước và ấu trùng Artemia bung dù với mật độ là 5?7 cá thể/ml nước. Từ giai đoạn zoae-3 đến ghẹ-1 tất cả các nghiệm thức đều cho ăn ấu trùng Artemia mới nở với mật độ 5?7 cá thể/ml nước ương. Tất cả các nghiệm thức đều có mật độ ương là 100 zoae-1/l nước. Thí nghiệm 2 về sự ảnh hưởng của các mật độ ương khác nhau lên sự phát triển và tỷ lệ sống của ấu trùng trùng Ghe? Xanh. Thí nghiệm gồm 4 nghiệm thức và được lặp lại 4 lần với 4 mật độ ương khác gồm 100, 200, 300 và 400 zoae-1/l nước ương. Tất cả 4 nghiệm thức đều cho ăn ấu trùng Artemia bung dù (thức ăn tốt nhất mà tìm ra ở thí nghiệm 1) cho các giai đoạn zoae-1 và zoae-2 và Artemia mới nở cho các giai đoạn từ zoae-3 đến ghẹ-1.[1] Trong thí nghiệm 1, ghẹ-1 xuất hiện sau 13?14 ngày ương và tất cả ấu trùng đều chuyển sang ghẹ-1 từ 1?2 ngày sau đó. Chiều dài của zoae-4 từ 3,24?3,43 mm và megalope từ 2,44?2,69 mm. Độ rộng mai của ghẹ-1 từ 2,40?2,45 mm. Tỷ lệ sống trung bình của nghiệm thức cho ăn luân trùng giàu ho?a bằng Chlorella là 8,44±3,77, nghiệm thức cho ăn Artemia bung dù là 10,3±3,78 và hai nghiệm thức này thì không khác biệt có ý nghĩa thống kê (p>0,05) nhưng tỷ lệ sống này thì cao hơn so với các nghiệm thức còn lại. ở thí nghiệm 2 tỷ lệ sống giảm khi mật độ ương tăng nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Tỷ lệ sống cao nhất là ở nghiệm thức 100 zoae-1/l nước ương (12,4%), nhưng số lượng ghẹ-1 hay năng suất ương cao nhất ở nghiệm thức 300 và 400 zoae-1/l (14,9 và 15,8 ghẹ-1/l nước ương)

    Sự ĐA DạNG DI TRUYềN CủA CáC GIốNG ĐậU NàNH RAU NHậT BảN

    Get PDF
    Để làm cơ sở cho việc tuyển chọn giống đậu nành rau thích nghi với điều kiện đồng bằng sông Cửu Long, nghiên cứu đánh giá sự đa dạng di truyền của 22 giống đậu nành rau Nhật Bản dựa trên 15 tính trạng hình thái-nông học, 40 primer RAPD và 26 primer SSR đã được thực hiện. Có 62,85% đặc điểm hình thái-nông học được mô tả là đa hình. So với dấu hình thái, dấu RAPD và SSR đã chỉ ra mức độ khác biệt cao hơn và hiệu quả trong phân tích đa dạng di truyền: dấu RAPD với 70,32% đa hình và 94% dấu SSR là đa hình. Phân tích nhóm dựa trên 3 loại marker này đã phân 22 giống nghiên cứu thành 4 nhóm với khoảng cách Euclidean là 4,47-10,05. Mức độ đa dạng di truyền cho thấy sự khác biệt giữa các giống đủ để sử dụng cho việc chọn tạo giống mới. Bốn giống Wase edamame, Fusanari chamame, Chuse edamame và Yuusuzumi có quan hệ xa về mặt di truyền so với các giống khác và đây là nguồn vật liệu lai tạo quan trọng cho tương lai

    ẢNH HƯỞNG CỦA A-XÍT ARACHIDONIC TRONG THỨC ĂN LÊN SỰ THÀNH THỤC VÀ SINH SẢN CỦA TÔM SÚ (PENAEUS MONODON) BỐ MẸ NUÔI TRONG BỂ LỌC TUẦN HOÀN

    Get PDF
    Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của việc bổ sung a-xít Arachidonic (ARA) trong thức ăn viên với các liều lượng khác nhau gồm (1) không có bổ sung a-xít Arachidonic, (2) bổ sung a-xít Arachidonic 0,45% và (3) bổ sung a-xít Arachidonic 1,06 % lên sự thành thục và sinh sản của tôm sú.  Thí nghiệm được tiến hành trong 6 bể composite trong đó 3 bể 8 m3/bể nuôi tôm mẹ và 3 bể 4 m3/bể nuôi tôm bố. Bễ nuôi có hệ thống lọc sinh học ở đáy. Tôm biển có kích cỡ trung bình ban đầu là 155  g đối với tôm mẹ  và 63 g đối với tôm bố. Tôm bố và mẹ được nuôi riêng với mật độ 20 con/bể. Sau 3 tháng nuôi, tôm mẹ ở 3 nghiệm thức đạt khối lượng trung bình từ 173-174 g, đạt chuẩn kích thích sinh sản. Tỉ lệ sống của tôm ở nghiệm thức 3 (1,06% ARA) cao hơn ở nghiệm thức 1(0% ARA) và 2 (0,45% ARA). Sau cắt mắt, 100% tôm ở cả 3 nghiệm thức đều đẻ đến lần 3. Số trứng tôm đẻ giảm dần qua các lần 2 và 3. Sức sinh sản sau cắt mắt của tôm ở 3 nghiệm thức từ 538.450±56.498 trứng/tôm đến 799.067±22.983 trứng/tôm. Sức sinh sản của tôm ở nghiệm thức 3 qua các lần đẻ luôn cao hơn ở nghiệm thức 1 và 2. Sau khi tôm lột xác, nghiệm thức 3 có số tôm đẻ lại nhiều nhất. Trong khi đó ở nghiệm thức 1 và 2 tôm chỉ đẻ lại lần 2 và sức sinh sản và tỷ lệ nở đều thấp hơn so với tôm ở  nghiệm thức 3

    NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH CHẾ BIẾN NƯỚC MÍA THANH TRÙNG

    Get PDF
    Việc chế biến sản phẩm nước mía đóng hộp, đóng chai vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ làm phong phú thêm mặt hàng nước giải khát, góp phần đa dạng hóa sản phẩm từ cây mía cũng như tạo đầu ra ổn định để người nông dân chuyên tâm chăm sóc cây mía.  Nghiên cứu quy trình chế biến nước mía thanh trùng nhằm tạo ra sản phẩm đạt chất lượng tốt và có thể kéo dài thời gian bảo quản sản phẩm.  Qua thời gian nghiên cứu, cho thấy: Chần nguyên liệu mía trong nước chứa acid citric 0,1% ở nhiệt độ chần 950C trong thời gian 9 phút, sản phẩm sẽ có màu vàng xanh sáng, ổn định mùi vị tương đối tốt.   Nước mía được phối chế đạt 16 oBrix, pH khoảng 4,1 ? 4,2 với 3% nước dứa ép.  Thanh trùng thành phẩm chứa trong bao bì thủy tinh ở nhiệt độ 950C trong thời gian 2 phút (giá trị thanh trùng F đạt được là 4,66 phút) và thành phẩm chứa trong bao bì sắt tây ở nhiệt độ 950C trong thời gian 4 phút (giá trị thanh trùng F đạt được là 6,52 phút) tạo ra sản phẩm ít thay đổi mùi vị, an toàn thực phẩm và bảo quản được trong thời gian dài

    ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG HẬU ẤU TRÙNG TÔM SÚ (PENAEUS MONODON) QUA CÁC LẦN SINH SẢN CỦA TÔM MẸ

    Get PDF
    Mục tiêu của nghiên cứu này là tìm mối quan hệ giữa số lần sinh sản của tôm mẹ ảnh hưởng đến chất lượng của ấu trùng và hậu ấu trùng tôm sú. Nghiên cứu được thực hiện với hai nguồn tôm đánh bắt từ biển và tôm từ đầm nuôi, có khối lượng trung bình 190-210 g. Tôm được nuôi riêng trong các bể 200-L nước tuần hoàn. Sau khi cắt mắt cho tôm sinh sản nhiều lần, mỗi lần tôm đẻ của từng nguồn tôm được thu ấu trùng bố trí để đánh giá chất lượng của ấu trùng và hậu ấu trùng. Kết quả nghiên cứu cho thấy tăng trưởng của ấu trùng và hậu ấu trùng của tôm sú giảm dần qua các lần đẻ, tôm của lần đẻ thứ 1, 2 và 3 sau cắt mắt sinh trưởng tốt nhất; thấp nhất là các lần đẻ của tôm sau lột xác đẻ lại. ấu trùng và hậu ấu trùng của tôm biển qua các lần đẻ đều tăng trưởng chiều dài tốt hơn tôm đầm. Tỷ lệ sống PL15 của tôm biển và đầm qua các lần đẻ sau khi cắt mắt đều cao, nhưng tôm biển luôn cao hơn tôm đầm dù khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Cả tôm biển và tôm đầm thì ở lần đẻ 1 và 2 sau khi cắt mắt đạt chất lượng cao nhất nhưng từ lần đẻ thứ 3 trở đi thì chất lượng PL15 giảm dần và đặc biệt là các lần đẻ của tôm sau khi lột xác đẻ lại rất kém

    BIếN ĐổI HàM LƯợNG PROTEIN TạO NOãN HOàNG CủA TÔM Sú (PENAEUS MONODON) TRONG QUá TRìNH THàNH THụC Và SINH SảN

    Get PDF
    Mục tiêu của nghiên cứu này là tìm mối quan hệ giữa protein tạo noãn hoàng (PPP) với sự phát dục và đẻ trứng của tôm sú. Nghiên cứu được thực hiện với hai nguồn tôm đánh bắt từ biển và tôm từ đầm nuôi, có khối lượng trung bình 190-210 g. Tôm được nuôi riêng trong các bể 200-L nước tuần hoàn. Hàm lượng protein tạo noãn hoàng trong máu được theo dõi mỗi ngày sau khi cắt mắt và qua 2 chu kỳ thành thục sinh sản liên tiếp nhau. Sức sinh sản của tôm cũng được theo dõi qua các lần đẻ sau khi cắt mắt và sau khi lột xác    đẻ lại. Kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lượng PPP tăng lên có ý nghĩa theo các giai đoạn thành thục buồng trứng. Hàm lượng PPP cao nhất ở giai đoạn IV trước khi đẻ trứng và thấp nhất là giai đoạn I (sau khi đẻ). Hàm lượng PPP khi đẻ của tôm đánh bắt từ biển cao hơn có ý nghĩa so với tôm đầm (

    ẢNH HƯỞNG CỦA QUINALPHOS LÊN MEN CHOLINESTERASE VÀ TĂNG TRƯỞNG CỦA CÁ MÈ VINH (BARBODES GONIONOTUS)

    Get PDF
    Quinalphos là thuốc trừ sâu gốc lân hữu cơ được sử dụng rộng rãi ở Đồng bằng sông Cửu Long. Thuốc thường được phun một vài lần trong một vụ lúa và có thể ảnh hưởng đến các loài cá nuôi kết hợp trong ruộng lúa, trong đó có cá mè vinh (Barbodes gonionotus). Thí nghiệm được tiến hành với cá mè vinh giống kích cỡ 10-15 g, cá được cho tiếp tiếp xúc với 4 nồng độ thuốc quinalphos gồm 0,0; 0,0856; 0,1712 và 0,428 mg/L để xác định những thay đổi hoạt tính men cholinesterase (ChE) của cá và với 5 nồng độ quinalphos gồm 0,0; 0,0856; 0,1875; 0,58 và 0,856 mg/L để xác định mức độ ảnh hưởng của thuốc lên tăng trưởng của cá mè vinh. Kết quả thí nghiệm cho thấy giá trị LC50-96 giờ của  quinalphos đối với cá mè vinh là 0,856 mg/L; quinalphos làm giảm có ý nghĩa thống kê (

    ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ CHÍN CÀ CHUA VÀ NỒNG ĐỘ NACL ĐẾN QUÁ TRÌNH TRÍCH LY PECTIN METHYLESTERASE TỪ CÀ CHUA (SOLANUM LYCOPERSICON L.)

    Get PDF
    Việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trích ly pectin methylesterase (PME) từ cà chua được thực hiện nhă?m xa?c đi?nh điê?u kiê?n tri?ch ly PME cho hiệu suất và hoa?t ti?nh cao. ảnh hưởng của nồng độ dung dịch muối NaCl và độ chín đến khả năng trích ly PME được khảo sát, đồng thời chế độ bảo quản PME thô thích hợp giu?p duy tri? hoa?t ti?nh cu?a enzyme cũng được xác định. Kết quả nghiên cứu cho thấy ở nồng độ dung dịch muối NaCl 1,25M và độ chín khởi phát (breaker) cho hoạt tính PME cao nhất. Ước tính hoạt tính tổng PME đạt 6566 U cho 100g nguyên liệu cà tươi (tương đương khoảng 65000 U/kg nguyên liệu cà tươi). Quá trình tồn trữ PME thô tốt nhất ở nhiệt độ -30oC. Sau thời gian tồn trữ 21 ngày, PME giảm 36% hoạt tính ở nhiê?t đô? trư? đông -30oC va? giảm đê?n 69% hoạt tính trong điê?u kiê?n ba?o qua?n ở nhiệt độ 4oC

    NGHIÊN CỨU CƠ SỞ THỨC ĂN TỰ NHIÊN PHỤC VỤ NGHỀ NUÔI HẢI SẢN Ở MỘT SỐ KHU VỰC THUỘC QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện tại 5 đảo (Trường Sa, Sinh Tồn, Thuyền Chài, Đá Đông và Đá Tây)  thuộc Quần đảo Trường Sa (QĐTS) từ 25/12/2007 đến 15/01/2008. Tổng số 114 mẫu thực vật phù du (TVPD), động vật phù du (ĐVPD) và động vật đáy (ĐVĐ) được thu tại 22 trạm. Mẫu được cố định bằng formol 4% và được phân tích tại phòng thí nghiệm Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II và Viện Sinh học Nhiệt đới theo các phương pháp truyền thống. Kết quả ghi nhận 112 loài TVPD ở QĐTS với mật độ trung bình là 888.000 tb/m3, trong đó ngành tảo silic (Bacillariophyta) chiếm 76,79%. ĐVPD có 81 loài với mật độ trung bình là 11.735 con/m3, trong đó giáp xác chân chèo (Copepoda) có thành phần loài và mật độ vượt xa các loài khác. ĐVĐ có 51 loài, trong đó các loài thuộc lớp chân đầu (Gastropoda) chiếm 52,94%. Tuy nhiên, số lượng và sinh khối của ĐVĐ thấp, tương ứng là 20 – 260 con/m2 và 0,1982 – 1,2511 g/m2. Các loài là nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm, cá chiếm số lượng lớn. Các đảo Trường Sa, Sinh Tồn và Thuyền Chài phù hợp cho nuôi hải sản.  Summary: The study was carried out in 5 islands (Truong Sa, Sinh Ton, Thuyen Chai, Da Dong and Da Tay) of Truong Sa archipelago from 25/12/2007 to 15/01/2008. A total of 114 samples of phytoplankton, zooplankton and zoobenthos were collected in 22 stations. Samples were fixed in the 4% formaldehyde solution and were analyzed by traditional methods in the laboratories of the Research Institute for Aquaculture No.2 and the Institute of Tropical Biology. The result recorded 112 species of phytoplankton with an average density of 888.000 cells/m3 in study sites, of which Bacillariophyta species covered 76.79%. There were 81 species of zooplankton with an average density of 11,735 inds/m3 in the study area. Among them the composition and density of Copepoda species exceeded others. There were 51 species of zoobenthos in Truong Sa area. Among them species of Gastropoda covered 52.94%. The number and biomass of zoobenthos, however, were low with 20 - 260 inds/m2 and 0.1982 – 1.2511 g/m2, respectively. Species, that serve as natural food sources for fish and shrimp covered high number. Marine culture is suitable in Truong Sa, Sinh Ton and Thuyen Chai islands
    corecore