60 research outputs found

    TUYỂN CHỌN VÀ TÁI SINH MỘT SỐ GIỐNG LÚA CÓ KHẢ NĂNG CHỊU MẶN THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

    Get PDF
    Mười tám giống lúa thu thập được từ các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long được đánh giá khả năng chống chịu mặn bằng cách sử dụng dung dịch Yoshida bổ sung 0?, 4?, 6? NaCl. Kết quả cho thấy tỉ lệ cây sống, chiều cao thân, chiều dài rễ, trọng lượng khô thân lúa đều giảm mạnh khi nồng độ mặn tăng lên trong khi hàm lượng chlorophyll thay đổi không đáng kể. Bốn marker RM206, RM223, RM8094 và RM10745 đã được sử dụng để đánh giá sự liên kết với gen chịu mặn của các giống thí nghiệm. Phân tích kết quả PCR cho thấy rằng chỉ có RM206 cho thấy sự liên kết với kiểu gen chịu mặn. Ba giống cao sản MTL480, MTL687 và ST20 được chọn để nghiên cứu mô đột biến trong môi trường mặn. Kết quả nghiên cứu nuôi cấy mô cho thấy hai giống MTL480 và MTL687 có khả năng tái sinh chồi cao (46,02% và 45,63%) khi bổ sung 5? NaCl vào môi trường nuôi cấy có. Khi nồng độ NaCl tăng lên 10? thì chỉ có 30,67% mô sẹo của giống MTL480 có khả năng tái sinh. Cây con được chuyển sang nhà lưới để đánh giá khả năng chịu mặn, kết quả ghi nhận 100% cây con tái sinh đều sống sót sau 30 ngày trong điều kiện mặn 6?

    CÁC HỢP CHẤT PHYTOSTEROL, TRITERPEN, VÀ ALCOL MẠCH DÀI PHÂN LẬP TỪ LÁ TRÀ ĐÀ LẠT (Camellia dalatensis Luong, Tran & Hakoda)

    Get PDF
    By various chromatographic methods, five compounds including spinasterol, stigmasterol,  oleanolic acid, docosane, and 1-tricosanol were isolated from the ethanol extract of the leaves of Camellia dalatensis Luong, Tran, & Hakoda. Their structures were elucidated by extensive spectroscopic methods including 1D-NMR, 2D-NMR, ESI-MS, and IR. This is the first report of these compounds from this species.Từ dịch chiết n-hexan và dichloromethan của lá Trà Mi Đà Lạt (Camellia dalatensis Luong, Tran, & Hakoda), bằng các phương pháp sắc ký kết hợp với các phương pháp phổ hiện đại (IR, 1H-NMR, 13C-NMR, DEPT, HSQC, HMBC, và ESI-MS) đã phân lập và nhận dạng được cấu trúc năm hợp chất là spinasterol, stigmasterol, acid oleanolic, docosan, và 1-tricosanol. Đây là lần đầu tiên các hợp chất này được phân lập từ loài C. dalatensis

    KHẢ NĂNG TIẾP CẬN THỊT LỢN AN TOÀN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG THÀNH PHỐ HUẾ

    Get PDF
    Tóm tắt: Nghiên cứu này nhằm mục tiêu đánh giá khả năng tiếp cận thịt lợn an toàn của người tiêu dùng, tạo cơ sở xác định giải pháp đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng. 100 người tiêu dùng ở 4 phường của thành phố Huế được chọn ngẫu nhiên để phỏng vấn bằng bản hỏi bán cấu trúc. Phỏng vấn sâu được tiến hành với 8 cán bộ các ban ngành liên quan và tiểu thương để thu thập thông tin về tình hình quản lý thịt lợn trên địa bàn thành phố. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng 100 % người tiêu dùng mong muốn được sử dụng thịt lợn an toàn và sẵn sàng chi trả thêm, nhưng chỉ 27 % số người được hỏi sẵn sàng chi trả thêm trên 20 % giá thường. Khả năng tiếp cận đến thịt lợn an toàn của người tiêu dùng rất thấp, yếu tố chính cản trở đến khả năng tiếp cận là sự sẵn có của thịt an toàn và lòng tin đối với thịt an toàn. Để đẩy mạnh khả năng tiếp cận thịt an toàn cần chú trọng đến công tác tuyên truyền về thịt lợn an toàn, xây dựng cơ chế quản lý, giám sát từ sản xuất đến cung ứng nhằm củng cố lòng tin cho người tiêu dùng, cũng như tạo ra được sản phẩm sẵn có trên thị trường.Từ khóa: sự sẵn sàng chi trả, khả năng tiếp cận, thịt lợn an toà

    VÀ GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA MỘT SỐ GIỐNG CỎ TRỒNG TRÊN ĐẤT PHA CÁT CHỦ ĐỘNG TƯỚI TIÊU TẠI BÌNH ĐỊNH

    Get PDF
    Tóm tắt: Nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá năng suất và giá trị dinh dưỡng của 5 giống cỏ được trồng trên vùng đất pha cát chủ động tưới tiêu ở tỉnh Bình Định, gồm: TD58 (Panicum maximum cv. TD58); Mulato II (Brachiaria x cv. Mulato II); VA06 (Pennisetum purureum x glaucum cv. VA06); Paspalum (Paspalum atratum cv. Ubon) và Ruzi (Brachiaria ruzizensis cv). Cỏ được trồng vào tháng 2/2015, thu cắt lứa đầu tiên vào tháng 4/2015 và theo dõi đến tháng 3/2016, tổng cộng gồm 12 lứa cắt. Ở lứa cắt thứ 12, mẫu cỏ được phân tích để xác định giá trị dinh dưỡng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhìn chung 5 giống cỏ cho năng suất chất khô cao từ tháng 7 đến tháng 9 và thấp nhất ở tháng 10 đến tháng 12. Tổng năng suất chất khô thu được từ cỏ TD58 là cao nhất (37,94 tấn/ha/năm), tiếp đến là Paspalum, Mulato II, Ruzi tương ứng 31,54; 31,24; 31,72 (tấn/ha/năm) và thấp nhất là VA06 (23,52 tấn/ha/năm). Tỷ lệ protein thô của các giống cỏ TD58, VA06, Mulato II, Ruzi và Paspalum lần lượt là: 7,28; 11,8; 9,54; 7,86 và 8,10 (%/kgDM) (p > 0,05). Ước tính tỉ lệ tiêu hóa chất hữu cơ (OMD) của các giống cỏ TD58, VA06, Mulato II, Ruzi và Paspalum tương ứng là 43,30; 49,36; 48,14; 47,17 và 40,38 % (p < 0,05).Từ khóa: Bình Định, cỏ, giá trị dinh dưỡng, năng suấ

    ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHĂN NUÔI VÀ XÁC ĐỊNH YẾU TỐ NGUY CƠ XẢY RA DỊCH BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG TRÊN ĐÀN GIA SÚC Ở TỈNH HÀ TĨNH

    Get PDF
    Tóm tắt: Tiến hành khảo sát tình hình chăn nuôi gia súc và các yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến dịch bệnh tại tỉnh Hà Tĩnh cho thấy diện tích đất nông nghiệp tại địa phương là tương đối lớn, nhưng chỉ một phần nhỏ được sử dụng cho việc trồng cỏ phục vụ chăn nuôi. Trung bình mỗi hộ gia đình có 2 con đến 3 con trâu bò và 13 con đến 17 con lợn. Các yếu tố nguy cơ chính có thể dẫn đến dịch bệnh trên đàn trâu bò ở địa phương như gia súc không được tiêm phòng đầy đủ, tập quán chăn nuôi thả tự do, hộ nuôi ở gần điểm trung chuyển gia súc. Trong khi đó, các yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến dịch bệnh lở mồm long móng (LMLM) trên lợn gồm mua lợn không rõ nguồn gốc, đàn lợn không được tiêm phòng đầy đủ, có mua thêm lợn nuôi mới trước khi bị bệnh 2 tuần, có người lạ (lái buôn hoặc người đến từ vùng đang có dịch) tới chuồng trước khi bị bệnh. Để hạn chế dịch bệnh LMLM trên đàn gia súc cần tăng cường công tác tiêm phòng, tuyên truyền, tập huấn kiến thức về chăn nuôi, an toàn dịch bệnh cho người dân. Đối với trâu bò cần hạn chế chăn nuôi thả tự do, đặc biệt hạn chế chăn thả chung trâu bò trên các bãi chăn khi trong khu vực có dịch LMLM.Từ khóa: yếu tố nguy cơ, chăn nuôi, LMLM, Hà Tĩn

    Sinh kế của thanh niên trong bối cảnh xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Kiên Giang

    Get PDF
    Nghiên cứu nguồn vốn sinh kế của thanh niên trong bối cảnh xây dựng nông thôn mới nhằm cung cấp thông tin hỗ trợ nhà quản lý ra chính sách giúp thanh niên nâng cao sinh kế bền vững trong tình hình mới. Đề tài phỏng vấn phi ngẫu nhiên 300 thanh niên tại 3 xã ở tỉnh Kiên Giang và sử dụng các công cụ phân tích thống kê như: thống kê mô tả, crosstab, phân tích phương sai (ANOVA) và hồi quy tuyến tính đa biến. Kết quả nghiên cứu cho thấy: nguồn vốn sinh kế của thanh niên còn thấp, chưa tương xứng với xu thế phát triển của xã hội nhất là trong bối cảnh xây dựng nông thôn mới. Đề tài còn chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của thanh niên là sự tham gia và mô hình kinh tế tập thể, có học nghề, diện tích đất ruộng, tuổi và tài chính gia đình, có sản xuất nông nghiệp, thanh niên là nội trợ và thanh niên còn đang đi học. Kết quả nghiên cứu cũng đề xuất một số kiến nghị về học nghề, nhân rộng mô hình kinh tế tập thể nhằm nâng cao khả năng sinh kế cho thanh niên

    Đánh giá năng lực thích ứng của thanh niên trong xây dựng nông thôn mới tỉnh Kiên Giang

    Get PDF
    The research results showed that youth’s adaptability was not high in general but varied among group divisions, the better in family’s wealth the better in adaptability. The youth’s awareness and attitude towards the new rural areas was not as good as expected. Moreover, the factors affecting the youth’s income and their adaptability to service industries include, some not all, the youth’s age, participation into cooperatives, family finance, apprenticeship, job information, qualifications and work experiences. Some solutions were proposed about propaganda, labor, employment, economic activity... in order to enhance the youth’s adaptability in constructing  new rural villages. Nghiên cứu khả năng thích ứng của thanh niên nông thôn tỉnh Kiên Giang là rất quan trọng nhằm nâng cao vai trò của thanh niên trong xây dựng nông thôn mới. Đề tài được thực hiện năm 2013 –2015 với 300 thanh niên nông thôn tỉnh Kiên Giang được phỏng vấn phi ngẫu nhiên và được đánh giá thông qua các công cụ phân tích thống kê như: thống kê mô tả, hồi quy tuyến tính, hồi quy Logistic và ma trận SWOT. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Khả năng thích ứng của thanh niên là chưa cao, nhưng trong đó xét về mặt nhóm hộ thì nhóm thanh niên có gia đình khá giàu luôn ở mức tốt, kế đến là nhóm trung bình, nhóm hộ nghèo có mức thích ứng thấp nhất. Nghiên cứu thấy được thái độ của thanh niên đối với nông thôn mới và các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập và khả năng thích ứng về công nghiệp dịch vụ của thanh niên là tuổi, tham gia HTX/THT, làm ruộng, tài chính gia đình, đang đi học, nội trợ, tham gia học nghề, hộ giàu khá, thông tin việc làm, trình độ và kinh nghiệm làm việc. Qua kết quả phân tích, tác giả đã đề xuất các giải pháp về tuyên truyền nông thôn mới, lao động, việc làm, hoạt động kinh tế thanh niên... nhằm nâng cao khả năng thích ứng của thanh niên trong xây dựng nông thôn mới
    corecore