273 research outputs found
Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cư dân với nhà ở xã hội tại các khu vực đô thị ở Việt Nam
Bài viết nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cư dân với nhà ở xã hội (NOXH) tại các khu vực đô thị ở Việt Nam. Dựa trên dữ liệu từ 414 mẫu khảo sát của cư dân sống trong các dự án NOXH tại Hà Nội và Hải Phòng, được phân tích bằng phần mềm SPSS 26 và Smart-PLS 4, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng tích cực đến Sự hài lòng của cư dân đối với NOXH, bao gồm: Dịch vụ quản lý và vận hành nhà ở, Cơ sở vật chất công cộng, Đặc điểm khu dân cư, Thiết kế căn hộ, Diện tích và số phòng ngủ, Môi trường xã hội. Kết quả cũng cho thấy, Sự hài lòng với NOXH ảnh hưởng mạnh mẽ đến Sự hài lòng với cuộc sống. Từ các phát hiện trên, nhóm tác giả đề xuất các giải pháp góp phần vào thành công của chính sách NOXH
Hệ thống phát hiện xâm nhập hai tầng cho các mạng IoT sử dụng máy học
Do sự phổ biến ngày càng tăng và thiếu các tiêu chuẩn bảo mật, các thiết bị Internet of Things (IoT) đã trở thành mục tiêu của các hoạt động độc hại như xâm nhập mạng và tấn công DoS. Với mục đích cung cấp một giải pháp an ninh cho các thiết bị IoT, một hệ thống phát hiện xâm nhập hai tầng áp dụng các mô hình máy học được giới thiệu trong bài viết này. Tầng thứ nhất của giải pháp là một mô hình phân loại nhị phân gọn nhẹ, được cài đặt trên gateway của các nhánh mạng IoT để phát hiện các hành vi độc hại trong thời gian thực. Tầng thứ hai là một mô hình phân loại đa lớp, được triển khai trên máy chủ đám mây để xác định loại cụ thể các hoạt động độc hại xảy ra trên nhiều nhánh mạng cùng lúc. Kết quả thực nghiệm cho thấy rằng giải pháp được đề xuất hoạt động hiệu quả, có thể phát hiện các hành vi tấn công sử dụng các tham số tùy biến hiệu quả hơn so với công cụ IDS truyền thống Snort
Tối ưu hóa phản ứng thủy phân mật bò cho quy trình tách axit cholic bằng phương pháp bề mặt đáp ứng
Hydrolysis reaction of cow bile was used to convert bile acid into free cholic acid. This study examined the implementation conditions of the hydrolysis reaction to optimize the performance obtained free acid using RMS method combined with CCD model. Meanwhile reaction yield and cholic acid content was determined by HPLC-ELSD method. Research results showed that a good connection could establish between the concentration of free cholic acid converting from the conjugate acid hydrolysis and temperature, concentration of NaOH, hydrolysis time. Response surface model was used to optimize the hydrolysis conditions. Highest free cholic acid content (98.66 to 98.91 %) was obtained in optimal conditions with 10.38 % NaOH concentration, at 92.35 oC, for 7.25 hours. Keywords. Bile acid, hydrolysis, cholic acid
NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH CHẾ BIẾN NƯỚC MÍA THANH TRÙNG
Việc chế biến sản phẩm nước mía đóng hộp, đóng chai vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ làm phong phú thêm mặt hàng nước giải khát, góp phần đa dạng hóa sản phẩm từ cây mía cũng như tạo đầu ra ổn định để người nông dân chuyên tâm chăm sóc cây mía. Nghiên cứu quy trình chế biến nước mía thanh trùng nhằm tạo ra sản phẩm đạt chất lượng tốt và có thể kéo dài thời gian bảo quản sản phẩm. Qua thời gian nghiên cứu, cho thấy: Chần nguyên liệu mía trong nước chứa acid citric 0,1% ở nhiệt độ chần 950C trong thời gian 9 phút, sản phẩm sẽ có màu vàng xanh sáng, ổn định mùi vị tương đối tốt. Nước mía được phối chế đạt 16 oBrix, pH khoảng 4,1 ? 4,2 với 3% nước dứa ép. Thanh trùng thành phẩm chứa trong bao bì thủy tinh ở nhiệt độ 950C trong thời gian 2 phút (giá trị thanh trùng F đạt được là 4,66 phút) và thành phẩm chứa trong bao bì sắt tây ở nhiệt độ 950C trong thời gian 4 phút (giá trị thanh trùng F đạt được là 6,52 phút) tạo ra sản phẩm ít thay đổi mùi vị, an toàn thực phẩm và bảo quản được trong thời gian dài
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG HẤP PHỤ ION Cu2+ CỦA TRO BAY PHẢ LẠI BIẾN TÍNH
Tro bay Phả Lại (FA) được biến tính hóa học bằng dung dịch HCl và NaOH 2M ở 50 oC trong 24 giờ. Kết quả cho thấy tro bay biến tính bằng NaOH (FA-NaOH) có diện tích bề mặt riêng và thể tích lỗ xốp lớn hơn rất nhiều so với tro bay thô và tro bay biến tính bằng HCl (FA-HCl). Đồng thời ảnh FE-SEM cũng chứng tỏ sau khi biến tính bằng NaOH, những hạt tro bay với hình dạng cầu, trơn nhẵn đã trở nên nhám, sần sùi, điều này không quan sát thấy trong trường hợp FA-HCl. Kết quả nghiên cứu khả năng hấp phụ cation Cu2+ trong nước đã chỉ ra rằng FA-NaOH có hiệu suất tách loại tăng lên đáng kể, với dung dịch chứa 300 mg/L Cu2+, giá trị này tăng từ 1,05 % lên tới 82,05 %. Khả năng hấp phụ tăng theo pH dung dịch và đạt cân bằng rất nhanh, chỉ sau 15 phút. Các số liệu hấp phụ Cu2+ trên vật liệu FA-NaOH tuân theo mô hình đẳng nhiệt Langmuir, dung lượng hấp phụ cực đại đạt 80 mg/g
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA CÁC TỔ HỢP LAI MƯỚP HƯƠNG TRONG ĐIỀU KIỆN ĐỒNG RUỘNG TẠI THỪA THIÊN HUẾ
Mướp hương (Luffa cylindrica) là một trong những loại rau quả phổ biến ở Việt Nam, Tuy nhiên, cây mướp hương chưa được chú trọng phát triển tương xứng với tiềm năng của nó do hạn chế về yếu tố giống và kỹ thuật canh tác. Trong nghiên cứu này chúng tôi tiến hành đánh giá 9 tổ hợp lai và 2 giống đối chứng để chọn ra được các tổ hợp lai có năng suất cao, chất lượng tốt và phù hợp với điều kiện sinh thái của địa phương. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Các tổ hợp lai: M 3, M 4, M 5, M 6, M 7 và M 8 cho năng suất thực thu cao trên 20 tấn/ha, cao nhất là M 7 đạt 23,3 tấn/ha. Chất lượng quả của các tổ hợp lai M 1, M 4, M 5 và M 8 tốt nhất với đặc điểm quả thơm trước và sau khi nấu. Cần tiếp tục nghiên cứu các tổ hợp lai trong nhiều vụ và chân đất khác nhau nhằm đánh giá tốt tiềm năng của các tổ hợp lai để áp dụng vào thực tế sản xuấ
Ứng dụng lý thuyết nền nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện luận văn của sinh viên Trường Đại học Cần Thơ
Cải tiến chất lượng luận văn tốt nghiệp (LVTN) cho sinh viên (SV) khối ngành Khoa học Xã hội và Nhân văn là cần thiết trong bối cảnh các nghiên cứu về lĩnh vực này còn hạn chế tại Trường Đại học Cần Thơ. Lý thuyết nền được ứng dụng để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện LVTN của SV tại Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn và Viện Nghiên cứu Phát triển Đồng bằng sông Cửu Long thông qua khảo sát 20 giảng viên hướng dẫn và 28 SV đã và đang thực hiện LVTN từ tháng 11/2020 đến tháng 01/2021. Kết quả đã xây dựng nên mô hình 4S mô tả các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng LVTN bao gồm nhóm các yếu tố liên quan đến bản thân SV (Student), giảng viên hướng dẫn (Supervisor), nhà trường (School) và xã hội (Society). Dựa trên mô hình 4S, một số đề xuất về các nhóm giải pháp để nâng cao chất lượng LVTN cho SV được đưa ra. Việc áp dụng lý thuyết nền cho thấy đây là một cách tiếp cận phù hợp trong nghiên cứu định tính, có thể vận dụng trong nghiên cứu các vấn đề xã hội và nhân văn tại Trường Đại học Cần Thơ nói riêng và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung
ĐIỀU CHẾ BIODIESEL TỪ MỠ CÁ TRA VỚI XÚC TÁC BAZ RẮN KOH/γ-Al2O3
BIODIESEL PRODUCTION FROM FAT OF TRA CATFISH BY KOH/γ-Al2O3 AS A SOLID-BASE CATALYST The objective of the project is to research the production of biodiesel from fat of Tra Catfish and methanol using K+/γ-Al2O3 as a solid-base catalyst. The results show that KOH/γ-Al2O3 prepared by loading KOH of 7 mmol on Al(OH)3 of 1 g, after being calcined at 550oC for 2 h, which can give the best catalytic activity for this reaction. The maximum conversion of 92,63% has been achieved after 90 minutes, at 60oC when the molar ratio of MeOH to tra fat is 8/1 and 6% KOH/γ-Al2O3 catalyst. The produced biodiesel met the required ASTM D6751 standard.
Tối ưu hóa điều kiện ngâm thẩm thấu trong mật ong của cam Sành (Citrus sinensis)
Trong nghiên cứu này, sự di chuyển ẩm và khuếch tán chất tan của cam Sành ngâm trong dung dịch mật ong được mô hình hóa theo quy luật lũy thừa. Quá trình thẩm thấu được đánh giá mỗi ngày đến khi sản phẩm đạt cân bằng. Sự giảm ẩm (WL) và gia tăng khối lượng chất khô (SG) được tính toán trên cơ sở cân bằng khối lượng và hằng số tốc độ động học cùng với các thông số thống kê khác được xác định. Thiết kế Box-Behnken được bố trí để xác định các thông số quy trình tối ưu, bao gồm thời gian chần cam (30-90 giây), nồng độ mật ong trong dung dịch ngâm (60-80% v/v) và tỷ lệ dung dịch ngâm so với cam (1-2 lần v/w). Hàm lượng ascosbic acid và điểm chất lượng cảm quan ở trạng thái cân bằng được xác định, số liệu được xử lý bằng phần mềm Statgraphics Centurion XV.I. Quy trình tối ưu tương ứng với thời gian chần cam, tỷ lệ mật ong trong dung dịch ngâm và tỷ lệ dịch ngâm thẩm thấu so với cam lần lượt là 66,39 giây, 71,96% và 1,57 lần, WL và SG là 39,39 và 18,83 (%). Sản phẩm đạt cân bằng sau 7 ngày, hàm lượng ascosbic acid của cam là 9,43 mg/100 g và điểm chất lượng cảm quan thể hiện qua màu sắc và mùi vị của sản phẩm tương ứng là 4.42 và 4.61
ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ CHÍN CÀ CHUA VÀ NỒNG ĐỘ NACL ĐẾN QUÁ TRÌNH TRÍCH LY PECTIN METHYLESTERASE TỪ CÀ CHUA (SOLANUM LYCOPERSICON L.)
Việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trích ly pectin methylesterase (PME) từ cà chua được thực hiện nhă?m xa?c đi?nh điê?u kiê?n tri?ch ly PME cho hiệu suất và hoa?t ti?nh cao. ảnh hưởng của nồng độ dung dịch muối NaCl và độ chín đến khả năng trích ly PME được khảo sát, đồng thời chế độ bảo quản PME thô thích hợp giu?p duy tri? hoa?t ti?nh cu?a enzyme cũng được xác định. Kết quả nghiên cứu cho thấy ở nồng độ dung dịch muối NaCl 1,25M và độ chín khởi phát (breaker) cho hoạt tính PME cao nhất. Ước tính hoạt tính tổng PME đạt 6566 U cho 100g nguyên liệu cà tươi (tương đương khoảng 65000 U/kg nguyên liệu cà tươi). Quá trình tồn trữ PME thô tốt nhất ở nhiệt độ -30oC. Sau thời gian tồn trữ 21 ngày, PME giảm 36% hoạt tính ở nhiê?t đô? trư? đông -30oC va? giảm đê?n 69% hoạt tính trong điê?u kiê?n ba?o qua?n ở nhiệt độ 4oC
- …