163 research outputs found

    KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA MỘT SỐ GIỐNG LÚA CHỊU MẶN VỤ ĐÔNG XUÂN 2016–2017 TẠI QUẢNG ĐIỀN, THỪA THIÊN HUẾ

    Get PDF
    Tóm tắt: 7 giống lúa cao sản chịu mặn gồm GSR50, GSR58, GSR63, GSR66, GSR81, GSR90, GSR96 và 3 giống của Viện di truyền gồm DV4, OM6976-Saltol, SHRT69-Saltol được sử dụng để đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất trong điều kiện sản xuất với độ mặn 5–6‰ tại xã Quảng Phước, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế trong vụ Đông Xuân 2016–2017. Kết quả cho thấy 3 giống lúa có khả năng chịu mặn, thích ứng tốt và cho năng suất cao gồm OM6976-Saltol (67,57 tạ/ha), GSR50 (54,57 tạ/ha) và GSR66 (52,07 tạ/ha), cao hơn giống đối chứng HT1 (45,83 tạ/ha).Từ khóa: giống lúa chịu mặn, GSR, Thừa Thiên Huế, vụ Đông Xuâ

    Tình hình bệnh Parvovirus trên chó tại Bệnh xá Thú y - Trường Đại học Cần Thơ

    Get PDF
    Thí nghiệm được tiến hành để xác định tỷ lệ nhiễm Canine Parvovirus (CPV) dựa vào kit chẩn đoán  nhanh CPV – Ag  trên chó từ 2 đến 6 tháng tuổi bị  tiêu chảy phân có lẫn máu tại Bệnh xá Thú y-Trường Đại học Cần Thơ. Kết quả cho thấy 70 trong tổng số 159 chó tiêu chảy phân có lẫn máu bị mắc bệnh Parvovirus, chiếm tỷ lệ 44,03%.  Chó từ độ tuổi từ 2 đến nhỏ hơn 3 tháng tuổi có tỷ lệ nhiễm bệnh cao (82,61%) và khác biệt có ý nghĩa thống kê với chó ở độ tuổi từ 3 đến nhỏ hơn 4 tháng tuổi (50%). Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ nhiễm bệnh ở chó đực và cái. Tỷ lệ mắc bệnh ở nhóm chó giống nội và nhóm chó giống ngoại lần lượt là 43,06% và 44,83%. Chó được tiêm ngừa vaccine phòng bệnh thì tỷ lệ bệnh thấp hơn so với chó không được tiêm ngừa vaccine (2,90% so với 75,56%). Hiệu quả điều trị bệnh Parvovirus trên chó là 84,29%

    NHÂN GIỐNG IN VIVO CÂY BÁCH BỆNH (EURYCOMA LONGIFOLIA JACK)

    Get PDF
    Tóm tắt: Bài báo này trình bày các nghiên cứu về nhân giống cây bách bệnh (Eurycoma longifolia Jack) bằng kỹ thuật giâm hom và gieo hạt. Hom giâm trước khi xử lý chất kích thích sinh trưởng đã được ngâm trong dung dịch diệt nấm Benlat-C 0,1 %. Kết quả cho thấy sau 4 tháng hom giâm bắt đầu nảy chồi và sau 6 tháng đã xuất hiện rễ. Trong đó, xử lý bằng Auxin Indole acetic acid (IAA) nồng độ 1250 mg/L cho kết quả tốt nhất đối với hom đầu ngọn (23,45 % nảy chồi và 5,56 % xuất hiện rễ), IAA nồng độ 1000 mg/L thích hợp cho hom đoạn thân (51,84 % nảy chồi và 52,22 % xuất hiện rễ). Ở trường hợp gieo hạt, tỉ lệ nảy mầm cao nhất đạt được đối với hạt có độ thuần 78 % sau 30 ngày gieo là 28 % khi được xử lý nhiệt trong khoảng 40–45 °C trong 8 giờ. Giá thể có thành phần 89 % đất cát + 10 % phân chuồng + 1 % lân cho kết quả cao nhất về tỷ lệ sống, chiều cao và đường kính gốc lần lượt là 100 %, 7,98 cm và 0,27 cm.Từ khóa: bách bệnh, giâm hom, gieo hạt, nhân giốn

    Phân lập và xác định nấm gây hại trên cây nghệ (Curcuma)

    Get PDF
    Đề tài được thực hiện nhằm tìm ra những dòng nấm gây hại trên củ nghệ (Curcuma) được bảo quản làm dược liệu. Quá trình phân lập và nhận diện sơ bộ thông qua đặc điểm hình thái được 17 dòng nấm gây hại từ bốn mẫu nghệ tươi là nghệ Bình Phước, nghệ Indonesia, nghệ Xà Cừ, nghệ Đen và ba mẫu nghệ khô là AGZG030510, AGZG010510, DL020611. Tất cả các dòng nấm được phân lập đều có hại trên thực vật. Mười lăm dòng nấm được tuyển chọn từ mười bảy dòng trên để tiến hành định danh bằng kỹ thuật PCR và giải trình tự vùng gene ITS. Kết quả cho thấy có bảy dòng nấm thuộc chi Fusarium gồm: F. oxysporum, F. chlamydosporum, F. verticilliodes và bốn dòng F. proliferatum; ba dòng thuộc chi Aspergillus: A. flavus, A. terreus, A. tubingensis; hai dòng thuộc chi Penicillium; một dòng Rhizopus oryzae; một dòng Dichotomomyces cejpii và một dòng Coriolopsis polyzona. Từ các dòng nấm đã định danh xác định được giản đồ phả hệ thể hiện độ tương quan di truyền giữa chúng. R. oryzae và C. polyzona thuộc hai nhánh khác vì chúng thuộc hai ngành nấm lớn là Zygomycetes và Basidiomycestes. Các loài nấm còn lại được chia làm hai nhánh có chỉ số bootstrap 87% và cùng thuộc Ascomycetes

    Đánh giá đặc tính sinh trưởng, năng suất và phẩm chất của một số giống khoai lang có hàm lượng carotenoid cao trong điều kiện trồng chậu

    Get PDF
    Thí nghiệm được thực hiện nhằm đánh giá đặc tính sinh trưởng, năng suất và phẩm chất của bốn giống khoai lang trong điều kiện trồng chậu. Nghiên cứu được thực hiện tại hộ nông dân phường Phước Thới, quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ, từ tháng 6/2020 đến tháng 12/2020. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên, 4 nghiệm thức là bốn giống khoai lang: bí đỏ, Nhật vàng (HL518), Nhật cam (Kokey14), Tà Nung với 10 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại là một chậu trồng khoai; đánh giá năng suất và phẩm chất ở thời điểm thu hoạch. Kết quả thí nghiệm cho thấy giống khoai lang Tà Nung và Nhật cam (Kokey 14) có chiều dài dây ngắn hơn so với hai giống còn lại. Giống khoai lang Nhật vàng (HL518) có số nhánh trên dây ít nhất. Giống khoai lang Nhật cam (Kokey 14) có năng suất củ thương phẩm (13,1 kg/10 chậu), năng suất tổng (14,7 kg/10 chậu) và hàm lượng carotenoid đạt cao nhất (7,2 mg/100 g KLCT). Giống Nhật vàng (HL518) và Tà Nung có hàm lượng tinh bột cao (trên 700 mg/g KLCT)

    ĐáNH GIá MứC Độ HàI LòNG CủA NÔNG Hộ ĐốI VớI PHƯƠNG PHáP TậP HUấN ỨNG DụNG TIếN Bộ Kỹ THUậT TRONG SảN XUấT LúA Ở TỉNH ĐồNG THáP

    Get PDF
    Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của nông hộ đối với phương pháp tập huấn sản xuất lúa ở tỉnh Đồng Tháp. Số liệu sử dụng trong nghiên cứu được thu thập thông qua cuộc phỏng vấn trực tiếp 375 nông hộ sản xuất lúa. áp dụng phương pháp phân tích nhân tố cho thấy, mức độ hài lòng của nông hộ chịu tác động bởi các nhân tố: (1) So sánh đối chiếu hiệu quả kinh tế giữa mô hình trình diễn và mô hình sản xuất của nông dân được thực hiện tốt hơn; (2) Thông tin cung cấp cho học viên tin cậy, chính xác; (3) Giảng viên gần gũi và thân thiện với học viên và (4) Mô hình trình diễn của lớp học được tổ chức chu đáo. Trong đó, mô hình trình diễn của lớp học được tổ chức chu đáo là nhân tố ảnh hưởng nhiều nhất đến sự hài lòng của nông hộ.

    Nghiên cứu xạ khuẩn và thuốc hóa học trong phòng trừ bệnh thán thư trên ớt

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện trong điều kiện in vivo và ngoài đồng với mục đích đánh giá hiệu quả phòng trị của hai dòng xạ khuẩn đối kháng và hai loại thuốc trừ nấm trong việc phòng trừ bệnh thán thư trên ớt do nấm Colletotrichum sp. trên trái ớt được tách khỏi cây. Kết quả ghi nhận, Talent 50WP có hiệu quả tốt nhất, kế đến là xạ khuẩn 21RM, thuốc Carban 50SC, xạ khuẩn 4RM. Ngoài ra, kết quả cũng khẳng định biện pháp phun kết hợp - phun trước và phun sau lây bệnh (KH) có hiệu quả hơn so với biện pháp phun trước khi lây bệnh (PT). Trong thí nghiệm ngoài đồng, các nghiệm thức sử dụng xạ khuẩn 4RM hoặc 21RM đơn lẻ, xử lý hỗn hợp hai chủng xạ khuẩn (4RM+21RM) hay nghiệm thức phối hợp xạ khuẩn và thuốc hóa học thay phiên giữa hai loại thuốc Talent 50WP (hoạt chất prochloraz) và Carban 50SC (hoạt chất carbendazim) đều cho hiệu quả giảm bệnh thán thư do nấm Colletotrichum sp. gây ra khi so với đối chứng. Bên cạnh đó, biện pháp áp dụng thuốc trừ nấm và xạ khuẩn giúp cho năng suất của ớt cao hơn đối chứng

    Tính chất cơ học của vật liệu compozit sử dụng prepreg trên cơ sở nhựa phenolic và epoxy gia cường sợi thủy tinh và thủy tinh-aramit

    Get PDF
    Prepreg composite materials are becoming increasingly common in the industry due to their ease of use, consistent properties and high surface quality. However, there is much to understand about prepreg prior to committing to using this material. Therefore, in this paper phenolic resin (rezolic) and two compositions, including solid epoxy resin DER633U/Hardener DEH84 and epoxy Epikote 828/Hardener Novolac have been investigated for preparing glass fiber and glass-aramid fibers reinforced prepregs. Results showed that all single resin and compositions mentioned above are satisfied technical requirements for prepregs. The best prepreg was made by composition DER633U/DEH84 because it possesses good shelf life at temperature 36-37 oC and high composite mechanical properties. For example, tensile strength 205.2 MPa and Izod impact strength 228.9 KJ/m2 with C-glass fabric reinforcement 360 g/m2

    Nghiên cứu ảnh hưởng của nanosilica đến tính chất cơ học của màng polyme epoxy DER 671X75.

    Get PDF
    Study on the effects of silica nanoparticles (nanosilica) and modified nanosilica to mechanical properties of polymer coating film based on epoxy resin DER 671X75. Surface modification of nanosilica by 3-aminopropyltriethoxy silan (APTES) was characterized by Fourier Transform Infrared Spectrometry (FTIR), Scanning Electron Microscopy (SEM) and Thermo Gravimetric Analysis (TGA). Dispersions of nanosilica and modified nanosilica in epoxy resin DER 671X75 were carried out by stirring and ultrasonic vibration. The structures of the materials were characterized by SEM. The mechanical temperature properties were chacrcterized by TGA. The results show that nanosilica and modified nanosilica are good dispersed and improved mechanical properties of polymer coating film based on epoxy resin DER 671X75. Keywords. Silica nanoparticles, nanosilica, modified nanosilica, 3-aminopropyltriethoxy silan, epoxy resin DER 671X75

    Nghiên cứu ảnh hưởng của nanosilica đến tính chất cơ học của màng polyme polyurea trên cơ sở polyaspartic este desmophen NH1520 đóng rắn bằng Desmodur N3600

    Get PDF
    The effects of silica nanoparticles (nanosilica) to mechanical properties of polymer coating film polyurea based on polyaspartic ester resin Desmophen NH1520 and hardener Desmodur N3600 have been studied. Surface modification of nanosilica was realized by 3-amino propyl triethoxy silan (APTES). Dispersions of nanosilica in polyaspartic ester resin Desmophen NH1520 were carried out by stirring and ultrasonic vibration. The structures of the hybrids were characterized by scanning electron microscopy (SEM) and transmission electron microscopy (TEM). The thermal properties were characterized by thermo gravimetric analysis (TGA). The results show that nanosilica is good  dispersed and improved mechanical properties of polymer coating film polyurea based on polyaspartic ester resin Desmophen NH1520. Keywords. Polyurea resin, polyaspartic ester resin Desmophen NH1520,  silica nanoparticles, nanosilica, modified nanosilica
    corecore