22 research outputs found
Ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến sản xuất nông nghiệp, thủy sản huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá tác động của xâm nhập mặn (mùa khô năm 2016) đến sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản của người dân vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long (trường hợp nghiên cứu tại huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng). Nghiên cứu sử dụng phương pháp phỏng vấn nông hộ (sản xuất lúa và nuôi tôm) và chính quyền địa phương nhằm điều tra về ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản đầu năm 2016. Kết quả nghiên cứu cho thấy, xâm nhập mặn (mùa khô năm 2016) ảnh hưởng chủ yếu đến sản xuất lúa 02 vụ. Trong khi đó, để giảm ảnh hưởng từ xâm nhập mặn, người nuôi tôm đã pha loãng nước trong vuông tôm vì độ mặn trong nước trên hệ thống kênh tại địa phương cao hơn so với nhu cầu và khả năng thích nghi của tôm nuôi. Người dân thực hiện bằng cách pha thêm nguồn nước dưới đất và nước cấp để làm giảm nồng độ mặn trong nước. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, xâm nhập mặn còn một số tác động đáng kể đến số lượng lao động di cư tự do (đến vùng khác làm thuê) của người dân gây ra sự biến động nguồn lao động tại vùng nghiên cứu
Xây dựng bộ dữ liệu GIS quản lý khai thác tài nguyên nước dưới đất phục vụ cấp nước tỉnh Sóc Trăng
Hệ thống cấp nước sạch tại tỉnh Sóc Trăng do 2 đơn vị cấp nước là Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên cấp nước Sóc Trăng và Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Sóc Trăng thực hiện. Nguồn nước khai thác phục vụ cấp nước của 2 đơn vị được khai thác từ nguồn tài nguyên nước dưới đất. Để thực hiện khai thác nước dưới đất (NDĐ) phục vụ cho sản xuất, cả 2 đơn vị phải thực hiện xin cấp phép khai thác, kiểm tra và quan trắc định kỳ (chất lượng và mực nước) tại công trình khai thác theo quy định. Tuy nhiên, các dữ liệu về công trình, giấy phép khai thác, các báo cáo quan trắc định kỳ về trữ lượng, chất lượng nước khai thác được cơ quan quản lý lưu trữ dạng hồ sơ giấy và các bảng tính riêng lẻ gây khó khăn trong kiểm soát thông tin khai thác. Nghiên cứu sử dụng phần mềm ArcGIS tạo bộ dữ liệu và bản đồ chuyên đề phục vụ công tác quản lý cấp nước tại địa phương. Nghiên cứu dừng lại ở công tác xây dựng bộ dữ liệu cho 2 đơn vị cấp nước, tiếp theo cần xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý tài nguyên NDĐ trên phạm vi toàn tỉnh
Giáo dục thể chất 11 : Bóng rổ : Sách giáo viên
88 tr. : minh họa ; 27 cm
Phân tích một số khía cạnh kinh tế và môi trường của các mô hình sản xuất nông nghiệp trong vùng đê bao khép kín, trường hợp nghiên cứu tại huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang
Nghiên cứu tiến hành phân tích một số khía cạnh về kinh tế và môi trường giữa các mô hình canh tác nhằm đánh giá hiệu quả của hoạt động sản xuất nông nghiệp trong vùng đê bao khép kín huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Phương pháp phỏng vấn cấu trúc (90 hộ dân và 03 cán bộ chuyên trách) và thống kê mô tả được sử dụng nhằm đánh giá tổng quan về hiệu quả kinh tế và môi trường giữa các mô hình sản xuất nông nghiệp (gồm: lúa, màu và cây ăn trái) trong vùng đê bao khép kín. Kết quả nghiên cứu cho thấy địa phương đang có xu hướng thay đổi cơ cấu sử dụng đất trong nông nghiệp từ diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả lên vườn cây ăn trái với hiệu quả kinh tế cao hơn. Ngoài ra, việc thâm canh tăng vụ (sản xuất lúa 3 vụ) và đê bao khép kín trong thời gian dài (không xả lũ) làm giảm lượng bùn cát/phù sa bổ sung vào đồng ruộng. Các ảnh hưởng của thời tiết cực đoan như nắng hạn, mưa kéo dài đã làm bùng phát sâu bệnh cũng như gia tăng đáng kể chi phí đầu tư cho các mô hình này do việc gia tăng số lượng phân bón và thuốc nông dược. Điều này đã gây suy giảm chất lượng môi trường nước mặt trong vùng nghiên cứu
Ảnh hưởng của sự suy giảm nguồn nước dưới đất đến sản xuất nông nghiệp tại vùng ven biển thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng
Nghiên cứu thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng sự suy giảm nguồn tài nguyên nước dưới đất đến các hoạt động sản xuất nông nghiệp tại vùng ven biển thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. Phương pháp phỏng vấn cấu trúc và bán cấu trúc (hộ gia đình và cán bộ địa phương chuyên trách về lĩnh vực quản lý tài nguyên nước) được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của sự suy giảm nguồn tài nguyên nước dưới đất đến các hoạt động sản xuất nông nghiệp (trồng màu, thủy sản) của người dân địa phương. Kết quả nghiên cứu cho thấy nguồn tài nguyên nước dưới đất tại Vĩnh Châu đang có dấu hiệu suy giảm, từ đó, gây ảnh hưởng đến việc khai thác và sử dụng nguồn nước đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, cụ thể gây khó khăn trong việc bơm nước tưới cho cây trồng như làm tăng thời gian bơm nước (làm tăng chi phí điện/xăng, dầu), nâng cấp thiết bị bơm (bằng cách mua thêm các thiết bị bơm nước mới). Ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn cho thấy rằng sự suy giảm nguồn nước dưới đất còn là nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng về số lượng giếng khoan (khoan thêm giếng sâu hơn để đảm bảo đủ nguồn nước tưới cho hiện tại và tương lai) do giếng khoan trước đó áp lực nước bơm lên rất yếu hoặc bơm không lên nước. Kết quả của nghiên cứu có ý nghĩa rất lớn trong việc hỗ trợ ra quyết định trong công tác quy hoạch, quản lý và cấp phép khai thác của ngành đặc biệt là các tỉnh ven biển vùng Đồng bằng sông Cửu Long