170 research outputs found

    Ảnh hưởng của biến động dòng chảy và độ mặn theo mùa đến (sinh trưởng và phát triển) cây tràm và cây dừa nước – Nghiên cứu tại rừng tràm Mỹ Phước, tỉnh Sóc Trăng

    Get PDF
    Rừng tràm đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn hệ sinh thái ở Mỹ Phước, Sóc Trăng. Hệ thống đê bao khép kín và cống đã được xây dựng nhằm ngăn mặn và quản lý nước. Tuy nhiên, sự biến động dòng chảy bên trong đê có thể ảnh hưởng đến các loài thực vật bản địa. Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá tác động của thay đổi mực nước và xả thải đến sự phát triển của thực vật bên trong đê. Khảo sát mặt cắt ngang và vận tốc trung bình được thực hiện trong mùa khô (5/2018) và mùa mưa (8/2018). Phân tích thống kê đa biến và phỏng vấn trực tiếp cũng được sử dụng để đánh giá sự thay đổi mực nước và sự phát triển của thực vật trong cả hai mùa. Kết quả cho thấy mực nước có sự thay đổi rất ít và xấp xỉ nhau trong cả hai mùa. Bên cạnh đó, xu hướng giảm diện tích cây bản địa đang được lưu tâm và tìm kiếm biện pháp đề giải quyết

    FACTORS AFFECTING THE ADOPTION OF ADAPTATION MEASURES TO CLIMATE CHANGE: A CASE STUDY IN HUONG PHONG COMMUNE, HUONG TRA TOWN, THUA THIEN HUE PROVINCE

    Get PDF
    In recent decades, changes in climate have caused impacts on natural and human systems on all continents and across the oceans. Vietnam generally and the coastal area in Thua Thien Hue province particularly is vulnerable to climate change and some extreme climate events. Adaptation is considered one of the best long-term strategies to community to better face with local extreme conditions and associated climate change. This study used Logistic regression model to determine factors influencing farmers’ decisions to adopt climate change adaptation measures. The results indicated that that age, years of schooling, years of farming experience of the household head, household size, ratio of number of farm labors to number of consumers, farmer’s access to extension services and adaptation measures, and the place where farmer lives factors significantly influence adoption decisions. From the results, some recommendations were derived to help farmers in the coastal area of Thua Thien Hue provinceadapt to climate change

    ĐA DẠNG SINH KẾ VÀ THU NHẬP CỦA NÔNG HỘ VÙNG TRỒNG KEO Ở MIỀN NÚI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

    Get PDF
    Tóm tắt: Đa dạng hoạt động sinh kế giúp giảm thiểu tính dễ bị tổn thương trước những cú sốc. Nghiên cứu này nhằm hiểu rõ đa dạng sinh kế, xác định xu hướng đa dạng hóa sinh kế và thay đổi thu nhập của các nhóm hộ trong vùng sản xuất rừng keo trọng điểm của các nông hộ vùng trồng keo ở miền núi của tỉnh Thừa Thiên Huế. Các tác giả đã phỏng vấn 30 người am hiểu và 180 hộ ở vùng miền núi thông qua kỹ thuật lấy mẫu ngẫu nhiên có phân loại. Dữ liệu chính được thu thập bằng bảng câu hỏi bán cấu trúc kết hợp với phỏng vấn sâu. Dữ liệu được phân tích bằng thống kê mô tả và phân tích phương sai. Kết quả cho thấy, từ 2011 đến 2018, xu hướng đa dạng sinh kế của nông hộ là không tăng số hoạt động sinh kế mà thay hoạt động sinh kế này bằng hoạt động sinh kế khác và thay đổi đối tượng trong hoạt động sinh kế. Thay đổi này dẫn đến thay đổi trong thu nhập và cơ cấu thu nhập của hộ. Cơ cấu thu nhập của hộ thay đổi tăng, giảm theo xu hướng thay đổi hoạt động sinh kế của hộ. Thay đổi trong hoạt động sinh kế đã làm tăng tổng thu nhập và thu nhập bình quân/người của hộ, nhưng mức tăng khác nhau giữa các nhóm hộ khác nhau về dân tộc và trồng keo. Có sự khác biệt lớn về thu nhập giữa các hộ dân tộc Kinh và dân tộc Cơ Tu. Mức tăng thu nhập của nhóm hộ dân tộc Cơ Tu vẫn còn rất thấp.Từ khóa: sinh kế, dân tộc thiểu số, thu nhập, trồng keo, miền núi, nông thôn mớ

    ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN LÊN MEN BỞI Pichia kudriavzevii ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA GÀ RI

    Get PDF
    Tóm tắt: Thí nghiệm đã được tiến hành tại Trung tâm nghiên cứu vật nuôi Thủy An - Viện Nghiên cứu Phát triển nhằm đánh giá khả năng sinh trưởng của gà ri từ 1 tuần đến 14 tuần tuổi khi sử dụng thức ăn lên men bởi nấm men Pichia kudriavzevii. Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp hoàn toàn ngẫu nhiên (CRD) với 2 nghiệm thức (KPĐC và KPLM) và 3 lần lặp lại trên 150 con gà ri thuần có khối lượng 1 ngày tuổi (21,52 g). Kết quả cho thấy sử dụng thức ăn lên men đã làm tăng khối lượng và hiệu quả kinh tế của gà ri 1 tuần đến 14 tuần tuổi. Kết luận: có thể sử dụng thức ăn lên men cho gà ri trong điều kiện chăn nuôi có sử dụng thức ăn sẵn có tại địa phương như ngô và cám gạo.Từ khóa: gà ri, thức ăn lên men, Pichia kudriavzevi

    PHÂN LẬP, NHÂN NUÔI LƯU GIỮ VÀ ĐỊNH TÊN MỘT SỐ NẤM RỄ NỘI CỘNG SINH TRÊN CÂY LÚA VÀ CÀ CHUA Ở BẮC VIỆT NAM

    Get PDF
    Trong đề tài của chúng tôi, lúa và cà chua là các cây nông  nghiệp được lựa chọn để phân lập các bảo tử nấm rễ nội cộng sinh (AM) và tìm hiểu mối quan hệ cộng sinh giữa nấm và cây. Trong bài báo này, chúng tôi xác đinh được cây Mã đề Ribwort (Plantago lanceolata) là cây chủ tốt cho nhân nuôi lưu giữ để làm tăng số lượng bào tử AM. Đã định tên đến chi các bào tử nấm rễ  AM  phân  lập  được  đó  là  các  chi  Scutellospora,  Glomus,  Acaulospora,  Gigaspora,  và Entrophospor

    ĐáNH GIá MứC Độ HàI LòNG CủA NÔNG Hộ ĐốI VớI PHƯƠNG PHáP TậP HUấN ỨNG DụNG TIếN Bộ Kỹ THUậT TRONG SảN XUấT LúA Ở TỉNH ĐồNG THáP

    Get PDF
    Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của nông hộ đối với phương pháp tập huấn sản xuất lúa ở tỉnh Đồng Tháp. Số liệu sử dụng trong nghiên cứu được thu thập thông qua cuộc phỏng vấn trực tiếp 375 nông hộ sản xuất lúa. áp dụng phương pháp phân tích nhân tố cho thấy, mức độ hài lòng của nông hộ chịu tác động bởi các nhân tố: (1) So sánh đối chiếu hiệu quả kinh tế giữa mô hình trình diễn và mô hình sản xuất của nông dân được thực hiện tốt hơn; (2) Thông tin cung cấp cho học viên tin cậy, chính xác; (3) Giảng viên gần gũi và thân thiện với học viên và (4) Mô hình trình diễn của lớp học được tổ chức chu đáo. Trong đó, mô hình trình diễn của lớp học được tổ chức chu đáo là nhân tố ảnh hưởng nhiều nhất đến sự hài lòng của nông hộ.

    Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng áp dụng Blockchain trong chuyển giao dữ liệu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

    Get PDF
    Nghiên cứu khảo sát 120 nhân viên và quản lý thuộc 31 ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam, sử dụng mô hình chấp nhận và sử dụng công nghệ - UTAUT để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng công nghệ chuỗi (Blockchain) trong việc chuyển giao dữ liệu giữa các ngân hàng. Kết quả cho thấy, Sự hỗ trợ pháp lý điều tiết sự ảnh hưởng của nhân tố Niềm tin và sự yêu thích công nghệ đến Khả năng áp dụng Blockchain. Hơn nữa, những nhân tố, như: Nỗ lực mong đợi, Điều kiện thuận lợi và Hiệu quả mong đợi đều tác động tích cực đến Khả năng áp dụng Blockchain trong chuyển giao dữ liệu tại các ngân hàng. Kết quả nghiên cứu là cơ sở để đề xuất một số giải pháp cho các NHTM Việt Nam nhằm nâng cao khả năng áp dụng thành công Blockchain trong tương lai gần. [This study surveyed 120 employees and managers of 31 commercial banks in Vietnam, using the model unified theory of acceptance and use of technology - UTAUT to identify factors affecting the application of chain technology (Blockchain) in data transfer between banks. The results show that legal support moderates the influence of Trust and love of technology on the Likelihood of Blockchain adoption. Furthermore, factors such as Expected effort, Favorable conditions, and Expected efficiency all positively impact the ability to apply Blockchain in data transfer at banks. The research results are the basis for proposing several solutions for Vietnamese commercial banks to improve the ability to successfully apply Blockchain soon.

    HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ CƠ TU Ở KHU VỰC MIỀN NÚI TỈNH QUẢNG NAM

    Get PDF
    Là một quốc gia phụ thuộc vào tài nguyên, Việt Nam xác định đất nông nghiệp đóng vai trò nền tảng cho sự phát triển kinh tế – xã hội, đặc biệt là khu vực miền núi. Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của người Cơ Tu về các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường tại khu vực miền núi tỉnh Quảng Nam. Thông tin thứ cấp là các báo cáo của chính quyền địa phương và thông tin sơ cấp là kết quả điều tra đối với 84 hộ dân và 3 cuộc thảo luận nhóm tại xã Sông Kôn, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam. Kết quả cho thấy có 6 loại hình sử dụng đất chính tại địa bàn nghiên cứu, nhưng chỉ có đất trồng cây Keo là mang lại hiệu quả. Cụ thể, với các giá trị IRR = 9,35%, cao hơn lãi suất ngân hàng hiện tại (6,8%) và NPV hơn 1,4 triệu đồng, Keo là cây mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với với lúa, ngô và sắn. Khoảng cách giữa ruộng keo đến đường chính có tương quan nghịch có ý nghĩa thống kê với doanh thu (p < 0,05). Keo rất dễ trồng, phù hợp với điều kiện canh tác của người dân địa phương, nhưng hiệu quả kinh tế chưa thực sự cao

    KíCH THíCH TíNH KHáNG BệNH THáN THƯ TRÊN RAU KHI ĐƯợC Xử Lý BởI MộT Số HóA CHấT

    Get PDF
    Nghiên cứu về kích thích tính kháng bệnh thán thư trên rau do nấm Colletotrichum gây ra được thực hiện trong điều kiện nhà lưới đối với ớt và cà chua và điều kiện nhà lưới và ngoài đồng đối với dưa leo nhằm đánh giá khả năng kích kháng của một số hóa chất đối với bệnh thán thư dựa trên khảo sát về sinh học, mô học và sinh hóa học. Đối với bệnh thán thư dưa leo, kết quả cho thấy calcium chloride không chỉ cho hiệu quả tốt và bền trong điều kiện ngoài đồng mà còn giúp gia tăng hoạt tính enzyme chitinase sớm và đạt đỉnh cao vào 144 giờ sau khi phun nấm lây bệnh. Đối với bệnh thán thư trên cà chua, chitosan có khả năng làm giảm kích thước vết bệnh cấp 1,2 và 3, giảm sự hình thành bào tử và gia tăng sự tích tụ polyphenol. Đối với bệnh thán thư trên ớt, axít salicylic có khả năng giúp hạn chế bệnh thông qua làm giảm sự mọc mầm của bào tử nấm gây bệnh, ức chế sự hình thành đĩa áp, kích thước đĩa áp, cho phản ứng tế bào thể hiện sớm và gia tăng sự tích tụ polyphenol và callose

    ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN LÁ HỮU CƠ CHÙM NGÂY ĐẾN CÁC LOẠI RAU ĂN LÁ TRONG VỤ XUÂN 2019

    Get PDF
    Tóm tắt: Thí nghiệm được thực hiện trong vụ Xuân 2019 tại Thừa Thiên Huế nhằm so sánh hiệu quả của phân bón lá hữu cơ chùm ngây (Moringa oleifera) được thử nghiệm ở các tỉ lệ 1:10, 1:20, 1:30, 1:40, 1:50 với nước và các loại phân bón lá hữu cơ rong biển và phân bón lá hóa học NPK trên các đối tượng xà lách, cải xanh và mồng tơi lá to 333. Thí nghiệm được tiến hành theo hai yếu tố với 21 công thức. Kết quả cho thấy các công thức sử dụng phân bón lá có ảnh hưởng khác nhau đến khả năng sinh trưởng và phẩm chất của các loại rau. Đối với rau xà lách, năng suất thực thu cao khi sử dụng phân bón lá hữu cơ chùm ngây tỉ lệ 1:30 với 24,48 tấn/ha. Đối với rau cải xanh và mồng tơi lá to 333, phân bón lá hữu cơ chùm ngây tỉ lệ 1:10 mang lại năng suất thực thu cao nhất cho mỗi loại rau, tương ứng với 28,19 tấn/ha và 31,39 tấn/ha. Các công thức này đều cho tỉ lệ phần ăn được trên 55%.  Tóm tắt: Thí nghiệm được thực hiện trong vụ Xuân 2019 tại Thừa Thiên Huế nhằm so sánh hiệu quả của phân bón lá hữu cơ chùm ngây (Moringa oleifera) được thử nghiệm ở các tỉ lệ 1:10, 1:20, 1:30, 1:40, 1:50 với nước và các loại phân bón lá hữu cơ rong biển và phân bón lá hóa học NPK trên các đối tượng xà lách, cải xanh và mồng tơi lá to 333. Thí nghiệm được tiến hành theo hai yếu tố với 21 công thức. Kết quả cho thấy các công thức sử dụng phân bón lá có ảnh hưởng khác nhau đến khả năng sinh trưởng và phẩm chất của các loại rau. Đối với rau xà lách, năng suất thực thu cao khi sử dụng phân bón lá hữu cơ chùm ngây tỉ lệ 1:30 với 24,48 tấn/ha. Đối với rau cải xanh và mồng tơi lá to 333, phân bón lá hữu cơ chùm ngây tỉ lệ 1:10 mang lại năng suất thực thu cao nhất cho mỗi loại rau, tương ứng với 28,19 tấn/ha và 31,39 tấn/ha. Các công thức này đều cho tỉ lệ phần ăn được trên 55%.Từ khóa: phân bón lá, chùm ngây (Moringa oleifera), xà lách, cải xanh, mồng tơi lá to 33
    corecore