3 research outputs found

    NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DINH DƯỠNG CỦA CÁ NGÁT (PLOTOSUS CANIUS HAMILTON, 1822)

    Get PDF
    Cá ngát (Plotosus canius Hamilton, 1822) là loài cá trơn thuộc họ Plotosidae, bộ Siluriformes (Mai Đình Yên et al., 1992; Ferraris, 2007). Đây là loài cá kinh tế có thể trở thành đối tượng nuôi mới. Mẫu cá ngát dùng cho nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng được thu định kỳ mỗi tháng một lần từ tháng 01/2009 đến 05/2009 ở ba địa điểm trên tuyến sông Hậu là Vàm Nao (An Giang), Thốt Nốt (Cần Thơ) và Trần Đề (Sóc Trăng). Mẫu được bảo quản lạnh và chuyển về phân tích tại phòng thí nghiệm trường Đại học Cần Thơ. Kết quả cho thấy cá ngát Plotosus canius là loài cá ăn tạp thiên về động vật với chỉ số tương quan chiều dài ruột trên chiều dài chuẩn (RLG) của cá ngát  từ 15 g trở lên là 1,129. Chỉ số này tăng theo sự gia tăng khối lượng cơ thể. Cá dưới 5g chỉ số này chỉ bằng 0,534 tăng lên 1,129 ở nhóm cá trên 15g. Thành phần thức ăn trong ống tiêu hóa của cá ngát trưởng thành gồm có 6 loại thức ăn là giáp xác, cá, giun, thân mềm, mùn bã hữu cơ và thức ăn khác. Trong đó, giáp xác là thức ăn chủ yếu (98,1%)

    Tối ưu quá trình nuôi cấy nấm mốc Aspergillus niger thu nhận enzyme lipase và ứng dụng trong tiền xử lý nước thải sữa tổng hợp

    Get PDF
    Nghiên cứu tối ưu bằng phương pháp bề mặt đáp ứng (RSM) để tìm sự tương tác đồng thời của độ ẩm, thời gian và tỉ lệ cơ chất lên quá trình tổng hợp lipase từ Aspergillus niger, đánh giá khả năng thủy phân của lipase ở bước tiền xử lý lipid trong nước thải gồm: nồng độ enzyme 0,1÷0,5% (w/v), nhiệt độ 30÷50oC và nồng độ chất béo 200÷3.400 mg/L. Theo dõi các chỉ số khí biogas, nhu cầu oxy hóa học, độ màu. Kết quả, hoạt tính lipase đạt 1,11 UI/mL với các điều kiện tối ưu độ ẩm 59,42%, thời gian 92,34 giờ, tỉ lệ bánh dầu và bã mía là 7,13/2,87 (w/w). Enzyme tiền xử lý lipid với các điều kiện nồng độ enzyme 0,2%, nhiệt độ 40oC và nồng độ chất béo là 1.000 mg/L. Nước thải được tiền xử lý giúp tăng hiệu quả đáng kể ở bước xử lý kỵ khí so với nước thải thô: khí biogas thu được 1.668,78 cm3 so với 991,06 cm3, hiệu quả loại bỏ COD là 90,9% so với 56,9%, độ màu là 93,4% so với 50,2%, loại bỏ lipid đạt trên 99% ở cả hai loại nước thải sau 5 ngày

    Nghiên cứu thu hồi và đánh giá các tính chất của kết tủa struvite từ nước thải

    Get PDF
    Việc loại bỏ N và P ở nồng độ cao ra khỏi nguồn nước thải là một vấn đề quan trọng nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước và cải thiện đáng kể chất lượng nguồn nước. Mục đích của nghiên cứu này là thu hồi N và P từ nước thải thực thông qua quá trình kết tinh ở các điều kiện công nghệ khác nhau. Struvite (Magie amoni photphat hydrat, MgNH4PO4.6H2O thu hồi từ nước thải thực có nồng độ N và P cao đã được nghiên cứu. Ảnh hưởng của pH, tỷ lệ mol Mg/P, nhiệt độ kết tủa và thời gian phản ứng đến hiệu suất thu hồi struvite đã được thảo luận. Kết quả cho thấy pH và tỷ lệ mol Mg/P là các thông số quan trọng ảnh hưởng đến hiệu suất thu hồi P thông qua struvite. Hiệu suất thu hồi struvite đạt 95,2±3,1 % ở pH 8,3, tỷ lệ mol Mg/P là 1:1, ở 30°C và thời gian phản ứng là 90 phút và thời gian làm già là 60 phút. Hơn nữa, nhiệt độ kết tinh trong khoảng 20-40°C ảnh hưởng không đáng kể đến hiệu suất kết tinh struvite. Nhiễu xạ tia X (XRD) xác nhận sự hình thành cấu trúc struvite được thu hồi từ nguồn nước thải thực. Struvite thu được từ nước thải có chứa hàm lượng dinh dưỡng (Mg, N và P) cao được đề xuất làm phân bón tan chậm cho các ứng dụng nông nghiệp
    corecore