5 research outputs found

    SO SÁNH MỘT SỐ TÍNH CHẤT CỦA CHẾ PHẨM ENZYME LIPASE TỪ CANDIDA RUGOSA VÀ PORCINE PANCREAS

    Get PDF
    Trong nghiên cứu này, một vài tính chất của Enzyme lipase Candida rugosa và Porcine pancreas dạng tự do được nghiên cứu thông qua sự xúc tác sinh học trong môi trường nước (sự thủy phân). Trước tiên, hai chế phẩm enzyme được xác định và so sánh về trọng lượng phân tử (MW) và các điều kiện như pH, nhiệt độ, bậc phản ứng, độ bền pH, độ bền nhiệt độ theo thời gian, ảnh hưởng của ion kim loại và năng lượng hoạt hóa (Ea) của phản ứng thủy phân dầu olive. Từ đó, điều kiện tối ưu mới cho hai chế phẩm enzyme này được thiết lập. Kết quả cho thấy hoạt tính xúc tác Candida rugosa tốt hơn của Porcine pancreas. Các giá trị tối ưu mới của Candida rugosa tìm được là: MW xấp xỉ 60 kilodalton, hệ đệm phosphate pH là 7,0; nhiệt độ là 40°C. ở các điều kiện này, các phản ứng được lặp lại nhiều lần để xác định độ bền pH sau 60 phút. Kết quả cho thấy hoạt tính của enzyme còn lại là 79,6% (1023,8 U/mg protein.phút), thời gian bán hủy (t1/2) tìm được là 210 (phút), hằng số ức chế kd là 3,3ì10-3 (phút-1), sau 60 phút độ bền nhiệt độ thể hiện hoạt tính của enzyme còn 84% (940,48 U/mg protein.phút) và Ea tìm được là 15,176 (kJ/mol). Tương tự, kết quả khi sử dụng enzyme Porcine pancreas là: MW xấp xỉ 50 kilodalton, hệ đệm borate pH là 8,5; nhiệt độ là 40°C. Lặp lại các lần phản ứng cũng ở các điều kiện trên để xác định  độ bền pH sau 30 phút. Kết quả cho thấy hoạt tính của enzyme này còn lại là 100% (5,88 U/mg protein.phút), (t1/2) tìm được là 148 (phút), hằng số ức chế kd là 4,7ì10-3 (phút-1), ) sau 60 phút độ bền nhiệt độ thể hiện hoạt tính của enzyme này còn 71,4% (4,2 U/mg protein.phút) và Ea tìm được là 15,176 (kJ/mol). Từ kết quả nghiên cứu này, kết luận được rút ra là cả hai enzyme đều bị ảnh hưởng bởi các ion Ca2+, Mg2+, và  Al3+; và phản ứng thủy phân dầu olive xúc tác Candida rugosa và Porcine pancreas là bậc một

    XÁC ĐỊNH TÍNH CHỐNG OXY HÓA CỦA VITAMIN C VÀ MỘT SỐ CAO ETHANOL THÔ CHIẾT TỪ THỰC VẬT BẰNG PHƯƠNG PHÁP FERRIC THIOCYANATE (FTC)

    Get PDF
    Dịch chiết ethanol thô từ vỏ rễ bần, vỏ thân sung, và hạt cau được dùng để xác định khả năng chống oxy hóa bằng phương pháp Ferric Thiocyanate (FTC) với acid ascorbic được dùng làm chất chuẩn. Kết quả cho thấy hoạt tính chống oxy hóa của acid ascorbic là (88,09 ± 0,27) %, cao ethanol vỏ rễ cây bần là (41,99 ± 0,07) %, vỏ thân sung là (36,65 ± 0,07) %, và hạt cau là (79,16 ± 0,13) %. So sánh kết quả đạt được với kết quả chống oxy hóa của vitamin C với acid ascorbic chuẩn cho thấy độ lệch là 8,37 %. Kết quả xác định hoạt tính chống oxy hóa theo phương pháp DPPH (?,?-diphenyl-?-picrylhydrazyl) cho thấy phần trăm hoạt tính chống oxy hóa của acid ascorbic, cao ethanol thô vỏ rễ bần, vỏ thân sung, hạt cau trên hệ DPPH ở các giá trị SC50 (?g/mL) khác nhau lần lượt là (91,0 ± 0,3) % ở 9,37 (?g/mL), (77,9 ± 0,3) % ở  32,28 (?g/mL), (82,9 ± 0,3) % ở 27,3 (?g/mL), và (89,9 ± 0,2) % ở 25,83 (?g/mL). Đối chiếu kết quả chống oxy hóa của phương pháp FTC với phương pháp DHHP cho thấy độ sai lệch của acid ascorbic là 2,06 %, vỏ rễ cây bần là 25,09 %, vỏ thân cây sung là 32,7 %, và hạt quả cau là 7,59 %

    TỐI ƯU HÓA ĐIỀU KIỆN TRANSESTER HÓA DẦU DỪA BẰNG ETHANOL XÚC TÁC ENZYME LIPASE TỪ CANDIDA RUGOSA VÀ PORCINE PANCREAS

    Get PDF
    Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu điều kiện transester hóa dầu dừa bằng ethanol xúc tác enzyme Candida rugosa (LCR) và Porcine pancreas (LPP). Bằng phương pháp tối ưu hóa hàm đơn mục tiêu mô hình bậc một Box-Wilson, điều kiện tối ưu của phản ứng để thu được hiệu suất cao nhất đã được xác định. Kết quả cho thấy hiệu suất cao nhất tìm được là 0,76% (LCR) (nồng độ ethanol 98°, tốc độ khuấy 250 (vòng/phút), thời gian 6 h); và hiệu suất cao nhất đối với LPP là 0,82% (nồng độ ethanol 97°, tốc độ khuấy 225 (vòng/phút), thời gian 5,2 h). Ngoài ra, khi sử dụng mô hình bậc hai theo Box Behnken Design, các điều kiện cho xúc tác LCR tìm được là: nồng độ ethanol 98,0178°, tốc độ khuấy 214,085 (vòng/phút), thời gian 5,9999h. Dưới các điều kiện này thì hiệu suất phỏng đoán cao nhất là 0,8582% (nhưng thực tế chỉ là 0,815% khi các giá trị điều kiện thực nghiệm được làm tròn). Quy trình tương tự được áp dụng cho xúc tác LPP, kết quả tìm được là: nồng độ ethanol 98,3579°; tốc độ khuấy 248,5 (vòng/phút) và thời gian 6,9999 h; và hiệu suất phỏng đoán cao nhất là 0,8516% (thực tế là 0,752%). Kết luận rút ra thì nghiên cứu này là: với tối ưu bậc 1, cả 3 yếu tố khảo sát tỷ lệ thuận với hiệu suất đối với LCR; nhưng với LPP thì tốc độ khuấy và thời gian tỷ lệ thuận, còn  nồng độ cồn tỷ lệ nghịch với hiệu suất. Với tối ưu hóa bậc hai, cả ba yếu tố đều tỷ lệ thuận với hiệu suất cho cả LCR và LPP

    NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HAI DẪN XUẤT TAN TỐT TRONG NƯỚC CỦA ARTEMISININ

    Get PDF
    Mục đích của nghiên cứu này là tìm điều kiện tốt nhất để tổng hợp hai hợp chất N-(2-hydroxyethyl)-11-azaartemisinin (A) và N-hydroxy-11-azaartemisinin (B) tan tốt trong nước. Hai dẫn xuất A và B được tổng hợp từ artemisinin bằng phản ứng thế thân hạch của ethanolamine vào nhóm carbonyl của artemisinin thông qua hợp chất trung gian amide. Từ đó, cấu trúc phân tử sản phẩm được xác định bằng phương pháp phân tích phổ IR, 1H-NMR và 13C-NMR. Phản ứng được tối ưu hóa theo mô hình bậc 2 của Box Behnken Design và sản phẩm thu được được xác định độ tan theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN). Kết quả cho thấy là đã chuyển hóa được artemisinin thành dẫn xuất N-(2-hydroxyethyl)-11-azaartemisinin (A) và N-hydroxyethyl-11-azaartemisinin (B); và hiệu suất tối ưu hóa đạt được là 35% hợp chất (A) và 40% hợp chất (B). Ngoài ra, hai dẫn xuất thu được có độ tan trong nước lớn hơn artemisinin 12,5 lần

    NGHIÊN CỨU ENZYME LIPASE TỪ CANDIDA RUGOSA VÀ PORCINE PANCREAS XÚC TÁC PHẢN ỨNG TRANSESTER HÓA DẦU DỪA

    Get PDF
    Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định xúc tác sinh học của phản ứng transester hóa dầu dừa với ethanol bằng cách sử dụng lipase Candida rugosa (LCR) và Porcine pancreas (LPP) thương mại được tinh chế ở dạng tự do. Các thông số điều kiện quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động và tính bền của lipase được đánh giá dựa vào xác định chỉ số ester và hiệu suất thu hồi. Kết quả cho thấy kết quả tốt nhất khi chỉ số ester và hiệu suất thu hồi của phản ứng xúc tác LCR và LPP lần lượt là 7,03(mg KOH/g); 0,81% ở 35°C; đệm phosphat pH 7,0; khuấy 250 (vòng/phút); 6 h và 6,01(mg KOH/g); 0,73% ở 35°C; đệm borat pH 9,0; khuấy 200 (vòng/phút); 5 h. Độ chuyển hóa thực ở điều kiện tốt nhất của phản ứng được xác định dựa vào phân tích GC/FID; Tuy nhiên, chi phí thì tương đối cao. Kết quả cho thấy xúc tác LCR cho độ chuyển hóa là 0,77%, cao hơn LPP (0,43%). Từ kết quả của nghiên cứu này, điều kiện cho phản ứng transester hóa xúc tác enzyme lipase dạng tự do được thiết lập (nhưng hiệu suất thu hồi rất thấp) và phương pháp xác định chỉ số ester để xác định hiệu suất của phản ứng cũng tương đối tốt
    corecore