265 research outputs found

    HIỆU QUẢ CANH TÁC CÀ CHUA GHÉP TRÁI VỤ TẠI TỈNH HẬU GIANG

    Get PDF
    Sản xuất cà chua trong mùa nóng, ẩm (tháng 5-10) ở những vùng đất thấp của đồng bằng sông Cửu Long thường rất giới hạn vì rủi ro cao. Lượng mưa nhiều kết hợp với nước lũ dâng cao tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh từ đất phát triển làm giảm năng suất nghiêm trọng, trong đó bệnh héo do vi khuẩn Ralstonia solanacearum được xem là quan trọng nhất. Thí nghiệm đã được thực hiện từ tháng 5 - 10/2007 tại ruộng chuyên canh rau tỉnh Hậu Giang trên nền đất có trồng cà chua đã nhiễm bệnh héo tươi trên 50%, kết quả cho thấy các gốc ghép cà chua Đà Lạt, cà chua HW 96 và cà tím EG 203 với ngọn ghép là cà chua F1 Red Crown 250 có tỉ lệ nhiễm bệnh héo tươi của cây cà chua ghép Red crown 250 trên gốc cà tím EG 203 là 0,0%, kế đến là gốc ghép cà chua HW 96 và Đà Lạt 9,0-11,5%, đối chứng không ghép bệnh 70,5%, đặc điểm sinh trưởng của cây ghép tốt, năng suất thực tế và lợi nhuận ở vụ Thu Đông đạt cao nhất trên gốc cà chua Đà Lạt (24,42 tấn/ha), cà tím EG 203 (21,19 tấn/ha), cà chua HW 96 (20,07 tấn/ha) cao hơn trồng không ghép (4,43 tấn/ha) khoảng 4,78-5,51 lần. Phẩm chất trái (màu sắc vỏ trái, độ dày thịt trái, hàm lượng Vitamin C và chất khô của trái) cà chua ghép không khác biệt so với trồng không ghép. Tỷ suất lợi nhuận của trồng cà chua ghép trên gốc cà chua Đà Lạt đạt 1,08, cà tím EG 203 là 0,81 và cà chua HW 96 0,71, thấp nhất là trồng không ghép - 0,49. Cà chua ghép nên áp dụng vào sản xuất thương mại tại Hậu Giang nơi có áp lực bệnh phát sinh từ trong đất cao

    KHẢ NĂNG THAY THẾ BỘT CÁ BẰNG BỘT ĐẬU NÀNH TRONG THỨC ĂN CỦA CÁ TRA (PANGASIANODON HYPOPHTHALMUS) GIAI ĐOẠN GIỐNG

    Get PDF
    Thí nghiệm được thực hiện để đánh giá khả năng thay thế đạm bột cá bằng đạm bột đậu nành ly trích dầu trong khẩu phần thức ăn của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) ở giai đoạn giống (cỡ ở 6,73 g/con). Sáu nghiệm thức thức ăn được phối chế có cùng mức đạm (35%) và năng lượng (4,6 kcal/g), với các mức thay thế đạm bột cá bằng đạm bột đậu nành ly trích dầu lần lượt là 0% (đối chứng), 20%, 40%, 60%, 80% và 100%. Mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Sau 8 tuần thí nghiệm, các chỉ tiêu về tăng trọng (WG), tốc độ tăng trưởng đặc biệt (SGR), hệ số thức ăn (FCR) và hiệu quả sử dụng đạm (PER) của cá ở nghiệm thức đối chứng khác biệt không có ý nghĩa so với cá ở các nghiệm thức thay thế từ 20% - 60% đạm bột cá bằng đạm bột đậu nành ly trích dầu (p>0,05). Các chỉ tiêu WG, SGR, PER của cá ở nghiệm thức thay thế 80% và 100% protein bột cá bằng đạm bột đậu nành ly trích dầu thì thấp hơn và có FCR cao hơn so với nghiệm thức đối chứng (p0,05). Hàm lượng chất béo và tro trong cơ thể cá giảm đáng kể khi tăng lượng đạm bột đậu nành ly trích dầu trong thức ăn. Kết quả nghiên cứu này cho thấy đạm bột đậu nành ly trích dầu có thể thay thế đến 60% đạm bột cá mà không làm giảm khả năng tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của cá tra ở giai đoạn giống

    NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HÀNH CHÍNH TRỰC TUYẾN CHO SINH VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ, ĐẠI HỌC HUẾ

    Get PDF
    Hệ thống hỗ trợ hành chính công trực tuyến là nơi tiếp nhận và xử lý đơn, xác nhận hành chính và các nhu cầu có liên quan của người học. Thời kỳ chuyển đổi số ngày nay đã tạo điều kiện thuận lợi để cải tiến công tác hành chính giúp người học đơn giản hóa thủ tục, đáp ứng nhanh các yêu cầu, số hóa một số quy trình và tư liệu hành chính của cơ sở giáo dục. Trong nghiên cứu này, chúng tôi xây dựng và thử nghiệm hệ thống hỗ trợ công tác hành chính công trực tuyến, qua đó khâu tiếp nhận yêu cầu từ người học và trả kết quả được tiến hành hoàn toàn trực tuyến. Hệ thống được triển khai trên giao diện web là trang Thông tin Đào tạo đại học của Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế. Trên trang này, chúng tôi công khai các biểu mẫu hành chính, tiếp nhận các yêu cầu và xử lý, chuyển trả kết quả qua mạng. Bằng cách cho sinh viên sử dụng hệ thống và khảo sát người dùng để đánh giá, từ đó chúng tôi có căn cứ để đề xuất, điều chỉnh và đưa hệ thống vào ứng dụng thực tế với mục đích mang lại dịch vụ công tốt hơn cho người họ

    ĐÁNH GIÁ TIÊM POTASSIUM PHOSPHONATE QUA THÂN ĐỂ PHÒNG TRỪ BỆNH CHẾT NHANH CÂY HỒ TIÊU KINH DOANH

    Get PDF
    Tóm tắt: Hồ tiêu là cây trồng có giá trị ở Việt Nam nhưng dịch bệnh chết nhanh do Phytophthora capsici gây hại đã làm giảm diện tích đáng kể. Việc xử lý phun potassium phosphonate lên tán lá cây trồng dễ thực hiện, nhưng hiệu quả trừ bệnh rất thấp, trong lúc đó biện pháp tưới thuốc potassium phosphonate vào gốc quá tốn kém và gây ô nhiễm môi trường. Tiêm thuốc potassium phosphonate cho cây ăn quả để phòng trừ bệnh hại do Phytophthora dễ dàng thực hiện, nhưng với cây hồ tiêu hiện tại chưa có dụng cụ tiêm thích hợp. Tiến hành tiêm potassium phosphonate qua thân bằng bộ dụng cụ được cải tiến dựa trên phương pháp tiêm thực hiện cho cây thân gỗ cho thấy với nồng độ áp dụng từ 10 đến 40% có thể phòng trừ bệnh chết nhanh nhưng không ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất cây trồng. Phương pháp tiêm potassium phosphonate qua thân với nồng độ 40% là tốt nhất, hiệu quả kinh tế nhất để phòng trừ bệnh chết nhanh đối với cây hồ tiêu. Ngoài ra, phương pháp này có mức chi phí phù hợp với người nông dân, thuận tiện sử dụng, rất ít gây ô nhiễm môi trường, sức khỏe con và là phương pháp trừ bệnh có thể áp dụng cho canh tác hồ tiêu hữu cơ.Từ khóa: hồ tiêu, potassium phosphonate, tiêm thân, bệnh chết nhan

    Thành phần hóa học và hoạt tính kháng vi sinh vật gây bệnh của tinh dầu vỏ bưởi Năm Roi (Citrus grandis (L.) Osbeck)

    Get PDF
    Nghiên cứu này thực hiện nhằm xác định thành phần hóa học và khảo sát được các hoạt tính kháng vi sinh vật gây bệnh của tinh dầu vỏ bưởi Năm Roi (Citrus grandis (L.) Osbeck) được ly trích bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước. Khảo sát khả năng kháng khuẩn của tinh dầu với vi khuẩn Staphylococcus aureus, Bacillus cereus và Escherichia coli bằng phương pháp khuếch tán giếng thạch với nồng độ tinh dầu (50%, 25%, 10% và 5%). Đánh giá khả năng kháng nấm mốc được thực hiện với Aspergillus flavus bằng phương pháp khuếch tán giếng thạch. Kết quả cho thấy hiệu suất tinh dầu thu được 1,78%, xác định được 25 thành phần chính trong tinh dầu vỏ bưởi Năm Roi như các hợp chất terpen, rượu và aldehyde. Khả năng kháng 3 chủng vi khuẩn S. aureus, B. cereus và E. coli ở nồng độ tinh dầu 50% đường kính vòng kháng vô khuẩn lần lượt là 15,67 ± 0,76 mm, 14,00 ± 0,92 mm và 12,33 ± 0,57 mm; ở nồng độ 25% là 13,33 ± 0,58 mm, 11,00 ± 0,87 mm và 9,33 ± 0,58 mm. Kết quả kháng nấm mốc A. flavus với hiệu suất kháng nấm ở nồng độ tinh dầu 50%, 25%, 10% và 5% lần lượt là 81,24 ± 2,25%, 62,58± 2,04%, 26,19 ± 2,02% và 8,35 ± 2,24%

    Phân lập và tuyển chọn vi khuẩn có khả năng phân hủy protein và cellulose từ các nguồn rác thải hữu cơ được thu tại thành phố Cần Thơ

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu phân lập các dòng vi khuẩn (VK) có khả năng phân huỷ protein và cellulose từ các nguồn rác thải hữu cơ; và khảo sát ảnh hưởng của VK lên sự sống sót của trùn quế (Perionyx excavates). Mẫu rác thải hữu cơ được thu từ các chợ, quán ăn và các hộ gia đình để phân lập VK có khả năng tiết enzyme protease và cellulase. Kết quả phân lập được 58 dòng VK. Trong đó, 46 dòng có khả năng tiết ra enzyme protease và 12 dòng có khả năng tiết enzyme cellulase. Kết quả đánh giá khả năng phân hủy thịt vụn, cá vụn và rau cải thừa đã tuyển chọn được 6 dòng VK có tiềm năng là pAT3, pPT, pTVC3, cAT1, cTA1 và cCR. Năm dòng VK được định danh sử dụng phương pháp sinh học phân tử ở vùng gene 16S rRNA và xác định đến mức độ loài và 1 dòng chưa được định danh. Sáu dòng VK này giúp giảm mùi hôi của rác phân hủy và không ảnh hưởng đến sự sống sót và sinh trưởng của trùn quế trong điều kiện phòng thí nghiệm

    NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA LỢN NÁI GF24 KHI ĐƯỢC PHỐI VỚI CÁC DÒNG ĐỰC GF337, GF280 VÀ GF399 TRONG ĐIỀU KIỆN CHĂN NUÔI CÔNG NGHIỆP Ở MIỀN TRUNG

    Get PDF
    Tóm tắt: Nghiên cứu này đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái GF24 khi được phối với 3 dòng đực GF280, GF337 và GF399 trong điều kiện chăn nuôi công nghiệp ở miền Trung. Nghiên cứu đã được tiến hành tại 5 trại chăn nuôi lợn nái công nghiệp ở 5 tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi và Bình Định; với tổng số 4844 ổ đẻ từ lứa thứ nhất đến lứa tư của lợn nái GF24 được phối tinh với 3 dòng đực nêu trên. Kết quả cho thấy lợn nái GF24 khi được phối giống với 3 dòng đực GF280, GF337 và GF399 có năng suất sinh sản cao và không có sự khác nhau giữa 3 dòng đực. Các chỉ tiêu về số con sơ sinh, số con cai sữa, khối lượng lợn con sơ sinh, khối lượng lợn con cai sữa, số con và khối lượng lợn con cai sữa/nái/năm lần lượt đạt 12,7–13,2 con/ổ; 11,4–11,6 con/ổ; 1,37–1,40 kg/con; 5,89–6,00 kg/con, 28,4–29,1 con/nái/năm và 171,8–172,9 kg/nái/năm. Năng suất sinh sản của lợn nái GF24 từ lứa thứ nhất đến lứa tư đều đạt cao với số lợn con cai sữa/nái/năm dao động từ 28,46 đến 28,94 con và không sai khác giữa các lứa. Lợn nái GF24 và 3 dòng đực GF280, GF337 và GF399 có thể được sử dụng trong điều kiện chăn nuôi lợn công nghiệp ở miền Trung.Từ khóa: lợn nái GF24, các dòng đực GF, năng suất sinh sản, miền Trun

    Festivités des hauts plateaux du Vietnam

    No full text
    103 tr. : sách ảnh ; 21x26 cm
    corecore