9 research outputs found

    Khảo sát tương tác của tuyến trùng Meloidogyne incognita và nấm Fusarium oxysporum f.sp. cubense trên cây chuối già Nam Mỹ (Musa acuminata) trong điều kiện nhà lưới

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm khảo sát sự tương tác giữa tuyến trùng bướu rễ Meloidogyne incognita và nấm Fusarium oxysporum f.sp. cubense gây bệnh héo rũ Panama trên giống chuối già Nam Mỹ Musa cavendish “Grande Naine” đánh giá sự tương tác đồng thời của hai tác nhân mầm bệnh và sự gia tăng tuần tự của mật số tuyến trùng đến triệu chứng héo rũ Panama. Kết quả ghi nhận tại các thí nghiệm được lây nhiễm kết hợp đồng thời hai tác nhân tuyến trùng và nấm bệnh đều có chỉ tiêu sinh trưởng của cây thấp hơn, biểu hiện triệu chứng héo rũ và/hoặc thiếu dinh dưỡng nặng hơn so với khi lây nhiễm riêng lẻ, mức độ này tăng nhanh và trầm trọng hơn theo sự gia tăng mật số tuyến trùng hiện diện đồng thời. Nghiệm thức mật độ tuyến trùng Meloidogyne incognita 1 con/g đất và nấm Fusarium oxysporum 106 bào tử/mL thì sự phát triển của cây đã giảm và thấp hơn so với nghiệm thức chỉ xâm nhiễm riêng lẻ và sự gia tăng triệu chứng héo rũ tỷ lệ thuận với mật số tuyến trùng M. incognita. Tuy nhiên, thí nghiệm lây nhiễm 4 con tuyến trùng/g đất tương tác với 106 bào tử nấm/mL thì mật độ tuyến trùng gia tăng thấp nhất cho thấy với mật độ lây nhiễm ban đầu cao đã có sự cạnh tranh giữa hai tác nhân ký sinh

    Đa dạng di truyền các giống sầu riêng (Durio zibethinus) dựa trên trình tự dna mã vạch và chỉ thị phân tử ISSR

    Get PDF
    Sầu riêng (Durio zibethinus) là một trong những giống cây ăn quả đặc sản của Việt Nam được thị trường ưa chuộng. Hiện nay có nhiều giống sầu riêng được trồng tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và khó phân biệt được qua hình thái. Đề tài được thực hiện nhằm bước đầu khảo sát về mặt di truyền dựa trên DNA mã vạch và chỉ thị phân tử ISSR. Trình tự DNA của ba locus DNA mã vạch gồm ITS, matK, rpoC1 của chín giống (Ri-6, Monthong, Khổ Qua Xanh, Chín Hóa, Sữa Hạt Lép, Chuồng Bò, Bí, Musang King và Sáu Hữu) được thu từ Cần Thơ, Tiền Giang, Bến Tre và Vĩnh Long đã được giải trình tự và phân tích. Nghiên cứu đã xác định 6 SNPs của vùng ITS giữa các cá thể Ri-6-Bến Tre, Monthong-Tiền Giang, Chuồng Bò-Tiền Giang, Sữa Hạt Lép-Cần Thơ và Sáu Hữu-Tiền Giang. Đối với vùng trình tự matK tìm được 9 SNPs phân biệt được các cá thể Ri-6 (Cần Thơ và Viện Cây ăn quả miền Nam), Chín Hóa-Bến Tre, Sữa Hạt Lép-Bến Tre và Sáu Hữu-Tiền Giang. Vùng trình tự rpoC1 có độ bảo tồn cao giữa các giống trong nghiên cứu. Cây phân loại dựa trên các dấu phân tử ISSR đã tách các giống sầu riêng thành 5 nhóm và cho thấy sự khác biệt rõ của giống sầu riêng nhập ngoại Musang King-Vĩnh Long và cá thể sầu riêng Monthong-Tiền Giang

    Đánh giá bước đầu mật số tuyến trùng ký sinh cây mía canh tác chuyên canh và luân canh tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang

    Get PDF
    Thành phần tuyến trùng ký sinh liên quan đến cây mía trên vùng đất chuyên canh và luân canh lúa - mía tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang được khảo sát. Tuyến trùng từ mẫu đất và rễ được ly trích dựa vào phương pháp Baermann cải tiến. Kết quả ghi nhận được 6 giống tuyến trùng, trong đó giống Tylenchorhynchus với tần suất cao nhất (100%) gồm 4 loài được xác định là Tylenchorhynchus leviterminalis, Tylenchorhynchus nudus, Helicotylenchus crenacauda và Hirschmanniella mucronata; giống Hirschmanniella chỉ hiện diện ở vùng đất luân canh lúa - mía. Căn cứ vào những chỉ số đặc điểm các quần xã, loài T. leviterminalis quan trọng trên cả 2 mô hình chuyên canh và luân canh lúa - mía. So sánh đặc điểm của quần xã tuyến trùng ký sinh giữa 2 mô hình canh tác mía, kết quả bước đầu cho thấy mô hình luân canh lúa - mía không đạt hiệu quả trong quản lý tuyến trùng ký sinh cây mía

    Đặc điểm hình thái và di truyền của ba loài thuộc chi trinh nữ (Mimosa)

    Get PDF
    Mimosa là một chi lớn gồm khoảng 400 loài thảo mộc và cây bụi thuộc họ Fabaceae (Leguminosae). Nhiều loài phổ biến của chi này đã được báo cáo với một số hoạt động sinh học quan trọng bao gồm kháng khuẩn, kháng nấm, chống viêm và chống oxy hóa. Nghiên cứu được thực hiện nhằm khảo sát đặc điểm hình thái và mối quan hệ di truyền của 3 loài thuộc chi Mimosa: mắc cỡ (Mimosa pudica), mai dương (Mimosa pigra) và trinh nữ móc (Mimosa diplotricha). Trong nghiên cứu này, đặc điểm hình thái cho thấy sự giống nhau và khác nhau về đặc điểm thân, lá, hoa và quả. Nó cũng cho thấy rằng cả ba loài đều có một số đặc điểm chung của chi Mimosa như thân có gai, lá nhạy cảm, hoa màu hồng nhạt và hoa được nhóm lại thành cụm hình cầu mịn. Đặc điểm riêng của từng loài được ghi nhận cho thấy sự khác biệt như lá, thân, hoa và trái về kích thước, màu sắc và hình dạng. Nghiên cứu đã kết hợp báo cáo hình thái học với các kỹ thuật sinh học phân tử để cải thiện độ tin cậy của kết quả. Giản đồ phát sinh chủng loại chỉ ra rằng mai dương (Mimosa pigra) và trinh nữ móc (Mimosa diplotricha) có mối quan hệ chặt chẽ hơn là mắc cỡ (Mimosa pudica) dựa trên phân tích trình tự ITS và matK

    Thiết kế, tổng hợp và đánh giá khả năng ức chế enzyme histone deacetylase (HDAC) in silico của một số dẫn xuất tương tự belinostat

    Get PDF
    Belinostat là thuốc có khả năng ức chế enzyme HDAC khá tốt, được sử dụng điều trị các khối u ác tính về huyết học và khối u rắn. Trong nghiên cứu này, các dẫn xuất tương tự belinostat đã được tổng hợp thành công qua quy trình đơn giản và hiệu quả, phù hợp với quy mô phòng thí nghiệm tại Việt Nam. Quy trình trải qua 6 bước: i) Tạo m-nitrobenzaldehyde sử dụng tác nhân KNO3/H2SO4; ii) Phản ứng Wittig sử dụng chất thân hạch ylide; iii) Khử nhóm –NO2 thành –NH2; iv) Phản ứng tạo sulfonyl; v) Phản ứng thế thân hạch với các amine; và vi) Phản ứng tạo thành hydroxamate với tác nhân NH2OH. Kết quả các dẫn xuất đã được tổng hợp thành công với hiệu suất toàn phần tương đối cao, cấu trúc được xác định dựa trên các phương pháp phổ nghiệm bao gồm 1H-NMR và MS và đánh giá khả năng ức chế HDAC bằng phương pháp in silico
    corecore