208 research outputs found

    Ương ấu trùng cua biển (Scylla paramamosain) với các mật độ khác nhau

    Get PDF
    Nghiên cứu nhằm xác định mật độ ương thích hợp để nâng cao tỉ lệ sống trong ương ấu trùng cua biển. Nghiên cứu được thực hiện với 2 thí nghiệm: (1) ương ấu trùng từ giai đoạn zoae1 đến zoae4 ở các mật độ khác nhau (300, 350, 400 và 450 con/L) và (2) ương ấu trùng từ giai đoạn zoae4 đến cua1 với các mật độ khác nhau (40, 50, 60, 70, 80, 90 và 100 con/L). Các thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên và mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Bể ương có thể tích 100 L và độ mặn 30‰. Kết quả thí nghiệm 1 cho thấy sau 10 ngày ương, ấu trùng ở tất cả các nghiệm thức đều chuyển sang giai đoạn zoae4. Chỉ số biến thái (LSI) và chiều dài và tỉ lệ sống của ấu trùng zoae4 ở các nghiệm thức mật độ khác nhau không ý nghĩa thống kê (p>0,05), với  tỉ lệ sống trung bình của  zoae4 dao động từ 57,2 – 64,4%. Kết quả thí nghiệm 2 cho thấy sau 16 ngày ương,  LSI và chiều dài cua1 không khác biệt thống kê (p>0,05) giữa các nghiệm thức mật độ. Tỉ lệ sống của cua 1 ở các nghiệm thức dao động từ 4,8 – 9,4%, trong đó tỉ lệ sống của cua1 cao nhất ở nghiệm thức 40 con/L, khác biệt không có ý nghĩa so với mật độ ương 50, 60 và 70 con/L(p>0,05), nhưng khác biệt có ý nghĩa so với các mật độ cao hơn (80, 90 và 100 con/L). Kết quả nghiên cứu cho thấy việc ương ấu trùng cua biển từ giai đoạn zoae1 –zoae4 với mật độ 450 con/Lvà zoae 4 đến cua 1 với mật độ 70 con/L có thể được xem là thích hợp nhất

    Thực nghiệm nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) trong bể với các mật độ khác nhau theo công nghệ biofloc

    Get PDF
    Nghiên cứu nuôi tôm thẻ chân trắng trong bể với mật độ khác nhau nhằm xác định mật độ nuôi thích hợp cho sự sinh trưởng và tỷ lệ sống của tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) được nuôi theo công nghệ biofloc. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức mật độ khác nhau (150, 300, 450 và 600 con/m3) và mỗi nghiệm thức được lặp lại 4 lần. Bể nuôi có thể tích 0,5 m3 (chứa 0,3 m3 nước), độ mặn 15o/oo­­và tôm được nuôi theo công nghệ biofloc (C:N =15:1). Tôm nuôi có khối lượng ban đầu là 0,74±0,09 g (4,33±0,32 cm). Sau 60 ngày nuôi, các yếu tố môi trường nước: nhiệt độ, pH, tổng đạm amon (TAN) và nitrite nằmtrong khoảng thích hợp cho sự phát triển của tôm thẻ chân trắng. Tôm nuôi ở mật độ 150 con/m3 có chiều dài là 10,85 cm, khối lượng trung bình 12,12 g/con và tỷlệ sống đạt 77,8%, cao hơn và khác biệt có ý nghĩa (p0,05)

    Ảnh hưởng của số lần cho ăn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng cua biển (Scylla paramamosain)

    Get PDF
    Nghiên cứu ảnh hưởng của số lần cho ăn khác nhau trong ương ấu trùng cua biển nhằm xác định số lần cho ăn thích hợp cho sự tăng trưởng và tỷ lệ sống trong ương nuôi ấu trùng cua biển. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 nghiệm thức: (i) cho ăn 4 lần/ngày; (ii) 6 lần/ngày và (iii) 8 lần/ngày; với mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần. Bể thí nghiệm có thể tích 120 L (chứa 100 L nước), mật độ ấu trùng 450 con/L và nước có độ mặn 30‰. Sau 12 ngày ương (ấu trùng ở giai đoạn zoae­4) thì tiến hành chuyển sang bể 500L (chứa 300L nước). Tỷ lệ sống đạt từ 42,9 – 51,0% nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Sau 26 ngày ương, tỷ lệ chuyển cua 1 ở các nghiệm thức là 100% và chỉ số biến thái của ấu trùng ở các nghiệm thức khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Bên cạnh đó, tỷ lệ sống từ giai đoạn zoae1 đến cua1 đạt từ 2,6 – 3,0 % và giữa các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05)

    Ảnh hưởng cường độ ánh sáng lên sinh trưởng và chất lượng của tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) nuôi theo công nghệ biofloc

    Get PDF
    Nghiên cứu nhằm xác định cường độ ánh sáng thích hợp cho sự phát triển của tôm thẻ chân trắng trong mô hình nuôi thâm canh theo công nghệ biofloc. Thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên gồm 5 nghiệm thức với các mức cường độ ánh sáng khác nhau: (i) ánh sáng tự nhiên; (ii) che tối hoàn toàn; (iii) đèn compact 30w; (iv) đèn compact 55w và (v) đèn compact 110w. Tôm được nuôi theo công nghệ biofloc (C:N=15:1), thể tích nước trong bể 300L với độ mặn 15‰ và mật độ 150 con/m3, khối lượng trung bình của tôm bố trí là 0,54 g và chiều dài là 3,69 cm. Các yếu tố môi trường nằm trong khoảng thích hợp cho tôm nuôi trong thời gian 90 ngày nuôi i. Chiều dài của tôm nuôi ở các nghiệm thức dao động từ 11,9 – 12,9 cm tương ứng với khối lượng là 18 – 21,9 g. Trong đó, khối lượng của tôm nuôi ở nghiệm thức đối chứng là cao nhất (21,9 g) nhưng khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05) so với nghiệm thức chiếu sáng bằng đèn 55w (20,5 g). FCR của nghiệm thức đối chứng và nghiệm thức đèn 55w là thấp nhất (2,08) nhưng khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05) với các nghiệm thức khác. Tỉ lệ sống của tôm ở nghiệm thức chiếu sáng bằng đèn 55w đạt cao nhất (58,9%), tuy nhiên cũng khác biệt không có ý nghĩa với các nghiệm thức khác (p>0,05). Như vậy, thay thế ánh sáng tự nhiên bằng đèn 55w cho thấy sự tăng trưởng của tôm về khối lượng, chiều dài cũng như tỷ lệ sống tương đương nhau và có thể áp dụng với các hệ thống nuôi tôm biofloc trong nhà

    Nghiên cứu bổ sung cà rốt (Daucus carota) làm thức ăn lên sinh trưởng và chất lượng tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) nuôi theo công nghệ biofloc

    Get PDF
    Nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của việc bổ sung cà rốt làm thức ăn cho tôm thẻ chân trắng lên sinh trưởng và chất lượng của tôm thẻ chân trắng. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức gồm: (i) 100% thức ăn viên; (ii) bổ sung 10% cà rốt; (iii) 20% cà rốt và (iv) 30% cà rốt. Tôm được nuôi theo công nghệ biofloc (C:N=15:1), độ mặn 15o/oo­­ và mật độ nuôi 150 con/m3. Tôm có khối lượng ban đầu là 0,37±0,09 g. Sau 60 ngày nuôi, tôm nuôi ở nghiệm thức không bổ sung cà rốt (đối chứng) có khối lượng nhỏ nhất (8,95 g) và khác biệt có ý nghĩa (p0,05). Kết quả biểu thị bổ sung 10% lượng cà rốt làm thức ăn trong nuôi tôm thẻ chân trắng đã cải thiện tăng trưởng, tỷ lệ sống, sinh khối, màu sắc của tôm hay chi phí thức ăn

    ẢNH HƯỞNG CỦA A-XÍT ARACHIDONIC TRONG THỨC ĂN LÊN SỰ THÀNH THỤC VÀ SINH SẢN CỦA TÔM SÚ (PENAEUS MONODON) BỐ MẸ NUÔI TRONG BỂ LỌC TUẦN HOÀN

    Get PDF
    Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của việc bổ sung a-xít Arachidonic (ARA) trong thức ăn viên với các liều lượng khác nhau gồm (1) không có bổ sung a-xít Arachidonic, (2) bổ sung a-xít Arachidonic 0,45% và (3) bổ sung a-xít Arachidonic 1,06 % lên sự thành thục và sinh sản của tôm sú.  Thí nghiệm được tiến hành trong 6 bể composite trong đó 3 bể 8 m3/bể nuôi tôm mẹ và 3 bể 4 m3/bể nuôi tôm bố. Bễ nuôi có hệ thống lọc sinh học ở đáy. Tôm biển có kích cỡ trung bình ban đầu là 155  g đối với tôm mẹ  và 63 g đối với tôm bố. Tôm bố và mẹ được nuôi riêng với mật độ 20 con/bể. Sau 3 tháng nuôi, tôm mẹ ở 3 nghiệm thức đạt khối lượng trung bình từ 173-174 g, đạt chuẩn kích thích sinh sản. Tỉ lệ sống của tôm ở nghiệm thức 3 (1,06% ARA) cao hơn ở nghiệm thức 1(0% ARA) và 2 (0,45% ARA). Sau cắt mắt, 100% tôm ở cả 3 nghiệm thức đều đẻ đến lần 3. Số trứng tôm đẻ giảm dần qua các lần 2 và 3. Sức sinh sản sau cắt mắt của tôm ở 3 nghiệm thức từ 538.450±56.498 trứng/tôm đến 799.067±22.983 trứng/tôm. Sức sinh sản của tôm ở nghiệm thức 3 qua các lần đẻ luôn cao hơn ở nghiệm thức 1 và 2. Sau khi tôm lột xác, nghiệm thức 3 có số tôm đẻ lại nhiều nhất. Trong khi đó ở nghiệm thức 1 và 2 tôm chỉ đẻ lại lần 2 và sức sinh sản và tỷ lệ nở đều thấp hơn so với tôm ở  nghiệm thức 3

    ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN VÀ MẬT ĐỘ ƯƠNG LÊN SỰ PHÁT TRIỂN VÀ TỶ LỆ SỐNG ẤU TRÙNG GHẸ XANH(PORTUNUSPELAGICUS)

    Get PDF
    Hai thí nghiệm đánh giá ảnh hưởng của các loại thức ăn và mật độ ương khác nhau lên sự phát triển và tỷ lệ sống của ấu trùng Ghe? Xanh (Portunus pelagicus ) đã được tiến hành tại Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ. Thí nghiệm 1 đánh giá sự ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau lên giai đoạn zoae-1 và zoae-2. Thí nghiệm này gồm 4 nghiệm thức và được lặp lại 4 lần gồm thức ăn là luân trùng được giàu ho?a bằng tảo Chlorella, luân trùng được giàu ho?a nhủ tương ICES (30/4/C), luân trùng được giàu ho?a Frippak (thức ăn ấu trùng tôm Sú), ấu trùng Artemia giai đoạn bung dù. Luân trùng giàu ho?a được cho ăn 10?20 cá thể/ml nước và ấu trùng Artemia bung dù với mật độ là 5?7 cá thể/ml nước. Từ giai đoạn zoae-3 đến ghẹ-1 tất cả các nghiệm thức đều cho ăn ấu trùng Artemia mới nở với mật độ 5?7 cá thể/ml nước ương. Tất cả các nghiệm thức đều có mật độ ương là 100 zoae-1/l nước. Thí nghiệm 2 về sự ảnh hưởng của các mật độ ương khác nhau lên sự phát triển và tỷ lệ sống của ấu trùng trùng Ghe? Xanh. Thí nghiệm gồm 4 nghiệm thức và được lặp lại 4 lần với 4 mật độ ương khác gồm 100, 200, 300 và 400 zoae-1/l nước ương. Tất cả 4 nghiệm thức đều cho ăn ấu trùng Artemia bung dù (thức ăn tốt nhất mà tìm ra ở thí nghiệm 1) cho các giai đoạn zoae-1 và zoae-2 và Artemia mới nở cho các giai đoạn từ zoae-3 đến ghẹ-1.[1] Trong thí nghiệm 1, ghẹ-1 xuất hiện sau 13?14 ngày ương và tất cả ấu trùng đều chuyển sang ghẹ-1 từ 1?2 ngày sau đó. Chiều dài của zoae-4 từ 3,24?3,43 mm và megalope từ 2,44?2,69 mm. Độ rộng mai của ghẹ-1 từ 2,40?2,45 mm. Tỷ lệ sống trung bình của nghiệm thức cho ăn luân trùng giàu ho?a bằng Chlorella là 8,44±3,77, nghiệm thức cho ăn Artemia bung dù là 10,3±3,78 và hai nghiệm thức này thì không khác biệt có ý nghĩa thống kê (p>0,05) nhưng tỷ lệ sống này thì cao hơn so với các nghiệm thức còn lại. ở thí nghiệm 2 tỷ lệ sống giảm khi mật độ ương tăng nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Tỷ lệ sống cao nhất là ở nghiệm thức 100 zoae-1/l nước ương (12,4%), nhưng số lượng ghẹ-1 hay năng suất ương cao nhất ở nghiệm thức 300 và 400 zoae-1/l (14,9 và 15,8 ghẹ-1/l nước ương)

    Nghiên cứu ương ấu trùng tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei) theo công nghệ biofioc với các nguồn carbon bổ sung khác nhau

    Get PDF
    Nghiên cứu nhằm xác định nguồn carbon thích hợp cho tăng trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng và hậu ấu trùng tôm chân trắng ương theo công nghệ biofloc. Nghiên cứu gồm một thí nghiệm với 5 nghiệm thức: (i) không bổ sung nguồn carbon (đối chứng), (ii) bổ sung nguồn carbon từ bột mì, (iii) bổ sung nguồn carbon từ cám lau mịn; (iv) bổ sung nguồn carbon kết hợp giữa cám lau mịn và bột mì với tỉ lệ 1:1, và (v) bổ sung nguồn carbon từ đường cát. Mỗi nghiệm thức được lặp lại ba lần. Bể ương có thể tích 500 Lít, độ mặn 30‰, mật độ ương 150 ấu trùng/lít. Kết quả thí nghiệm cho thấy chiều dài hậu ấu trùng 12 ngày tuổi (PL12) ở nghiệm thức bổ sung đường cát (10,18±0,15 mm) là cao nhất và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p0,05) so với các nghiệm thức còn lại. Tỷ lệ sống (52±5,1%) và năng suất (78±8 con/lít) của PL12 ở nghiệm thức bổ sung đường cát là cao nhất và khác biệt có ý nghĩa thống kê (

    Nghiên cứu bổ sung đường cát ở các giai đoạn khác nhau trong ương ấu trùng tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) bằng công nghệ biofloc

    Get PDF
    Nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của bổ sung đường cát ở các giai đoạn khác nhau lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng và hậu ấu trùng tôm càng xanh ương theo công nghệ biofloc. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên 3 lần lặp lại với 4 nghiệm thức: (i) bổ sung đường cát từ giai đoạn 2 (ii) bổ sung đường cát từ giai đoạn 4 (iii) bổ sung đường cát từ giai đoạn 6 và (iv) bổ sung đường cát từ giai đoạn 8 của ấu trùng. Bể ương tôm có thể tích 0,5 m3, mật độ 60 con/lít, độ mặn 12‰. Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ số biến thái của ấu trùng sau 21 ngày ương (10,70±0,10), chiều dài của postlarvae 15 (11,4±0,1 mm) ở nghiệm thức bổ sung đường cát từ giai đoạn 4 khác biệt có ý nghĩa thống kê (p0,05) so với nghiệm thức bổ sung đường cát từ giai đoạn 6, nhưng khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với các nghiệm thức còn lại. Có thể kết luận rằng ương ấu trùng tôm càng xanh theo công nghệ biofloc bổ sung đường cát từ giai đoạn 4 là tốt nhất

    Ảnh hưởng của hỗn hợp dược liệu lên tăng trưởng, tỷ lệ sống và đáp ứng miễn dịch của tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) nuôi thâm canh trong bể

    Get PDF
    Nghiên cứu nhằm tìm ra ảnh hưởng của hàm lượng hỗn hợp dược liệu lên tăng trưởng, tỷ lệ sống và đáp ứng miễn dịch của tôm thẻ chân trắng trong điều kiện thí nghiệm trên bể. Thí nghiệm gồm 4 nghiệm thức với các hàm lượng hỗn hợp dược liệu khác nhau là (i) 20 mL/kg thức ăn, (ii) 40 mL/kg thức ăn, (iii) 60 mL/kg thức ăn và (iv) không bổ sung hỗn hợp dược liệu (đối chứng). Kết quả sau 3 tháng nuôi, tôm ở nghiệm thức không bổ sung hỗn hợp dược liệu có khối lượng (11,8±1,1 g), chiều dài (12,2±0,5 cm) và năng suất (1.278±149 g/m3) đạt thấp nhất và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p0,05) giữa các nghiệm thức. Một số chỉ tiêu miễn dịch của tôm bao gồm tổng tế bào bạch cầu, bạch cầu có hạt và hoạt tính enzyme phenoloxidase (PO) ở nghiệm thức bổ sung hỗn hợp dược liệu 20 mL/kg thức ăn gia tăng khác biệt có ý nghĩa thống kê (
    corecore