67 research outputs found

    TÍNH CHẤT QUANG CỦA MÀNG PHỦ POLYVINYL PYROLIDON (PVP) BỌC PHỦ HẠT NANO ZnS:Mn TỔNG HỢP BẰNG PHƯƠNG PHÁP HOÁ HỌC

    Get PDF
    THE OPTICAL PROPERTIES OF THE POLYVINYL PYRROLIDONE (PVP) CAPPED ZnS:Mn NANOCRYSTALLINE SYNTHESIZED BY CHEMICAL METHOD This study has been carried out on the optical properties of PVP (polyvinyl pyrrolidone) capped ZnS:Mn nanocrystalline powders and thin film. The influence of the concentration of PVP capping polymer on the optical properties of the PVP capped ZnS:Mn nanocrystalline thin films synthesized by the wet chemical method with the optimal Mn concentration was studied. The microstructures of the samples were investigated by the X-ray diffraction (XRD) patterns, the atomic absorption spectroscopy AAS-600, and transmission electron microscopy (TEM). The results showed that the prepared samples belonged to the sphalerite  structure with the average particle size of about 2 - 3 nm. The optical properties of samples were studied by measuring photoluminescence (PL) spectra in the wavelength range from 325 nm to 700 nm at 300 K. The luminescence spectra of PVP showed the blue emissiom with maximum of 425 nm. While the PVP coating did not affect the microstructure of ZnS:Mn nanomaterial, the PL spectra of the samples were found to be affected by the PVP concentration.

    NGHIÊN CỨU CƠ SỞ THỨC ĂN TỰ NHIÊN PHỤC VỤ NGHỀ NUÔI HẢI SẢN Ở MỘT SỐ KHU VỰC THUỘC QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện tại 5 đảo (Trường Sa, Sinh Tồn, Thuyền Chài, Đá Đông và Đá Tây)  thuộc Quần đảo Trường Sa (QĐTS) từ 25/12/2007 đến 15/01/2008. Tổng số 114 mẫu thực vật phù du (TVPD), động vật phù du (ĐVPD) và động vật đáy (ĐVĐ) được thu tại 22 trạm. Mẫu được cố định bằng formol 4% và được phân tích tại phòng thí nghiệm Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II và Viện Sinh học Nhiệt đới theo các phương pháp truyền thống. Kết quả ghi nhận 112 loài TVPD ở QĐTS với mật độ trung bình là 888.000 tb/m3, trong đó ngành tảo silic (Bacillariophyta) chiếm 76,79%. ĐVPD có 81 loài với mật độ trung bình là 11.735 con/m3, trong đó giáp xác chân chèo (Copepoda) có thành phần loài và mật độ vượt xa các loài khác. ĐVĐ có 51 loài, trong đó các loài thuộc lớp chân đầu (Gastropoda) chiếm 52,94%. Tuy nhiên, số lượng và sinh khối của ĐVĐ thấp, tương ứng là 20 – 260 con/m2 và 0,1982 – 1,2511 g/m2. Các loài là nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm, cá chiếm số lượng lớn. Các đảo Trường Sa, Sinh Tồn và Thuyền Chài phù hợp cho nuôi hải sản.  Summary: The study was carried out in 5 islands (Truong Sa, Sinh Ton, Thuyen Chai, Da Dong and Da Tay) of Truong Sa archipelago from 25/12/2007 to 15/01/2008. A total of 114 samples of phytoplankton, zooplankton and zoobenthos were collected in 22 stations. Samples were fixed in the 4% formaldehyde solution and were analyzed by traditional methods in the laboratories of the Research Institute for Aquaculture No.2 and the Institute of Tropical Biology. The result recorded 112 species of phytoplankton with an average density of 888.000 cells/m3 in study sites, of which Bacillariophyta species covered 76.79%. There were 81 species of zooplankton with an average density of 11,735 inds/m3 in the study area. Among them the composition and density of Copepoda species exceeded others. There were 51 species of zoobenthos in Truong Sa area. Among them species of Gastropoda covered 52.94%. The number and biomass of zoobenthos, however, were low with 20 - 260 inds/m2 and 0.1982 – 1.2511 g/m2, respectively. Species, that serve as natural food sources for fish and shrimp covered high number. Marine culture is suitable in Truong Sa, Sinh Ton and Thuyen Chai islands

    HOẠT TÍNH CHỐNG OXY HOÁ VÀ THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA CAO CHIẾT TỪ THÂN CÂY SÂM ĐÁ – Myxopyrum smilacifolium

    Get PDF
    Myxopyrum smilacifolium is an infused herb commonly used in folk remedies in Vietnam and other countries worldwide to treat nervous disorders, rheumatism, and bronchitis. The antioxidant potential of the ethanol extract was evaluated through DPPH and ABTS radical scavenging and the total antioxidant capacity method. The results show that the extract possesses high antioxidant activity, with a low IC50 value (IC50 = 42.23 and 46.57 μg·mL–1 for DPPH and ABTS radical scavenging capacity), and the total antioxidant capacity was 207.28 ± 8.43 mg GA·g–1. The chemical composition of Myxopyrum smilacifolium trunk extract, namely the total phenolics, total flavonoid, polysaccharides, and triterpenoid, was examined by using the colourimetric method. Their quantities are equivalent to 149.12 ± 1.36 mg GA·g–1 and 91.39 ± 1.33 mg QE·g–1, 5.12 ± 0.07%, and 35.22 ± 0.81 mg oleanolic acid·g–1, respectively. Specifically, the total triterpenoid content of Myxopyrum smilacifolium trunk was reported for the first time.Sâm đá là một loại thảo dược được sử dụng trong các bài thuốc dân gian của Việt Nam và một số nước trên thế giới để điều trị rối loạn thần kinh, tê thấp và viêm phế quản. Khả năng chống oxy hoá của cao ethanol từ thân cây Sâm đá được đánh giá thông qua ba mô hình: tổng khả năng chống oxy hoá, khả năng bắt gốc tự do DPPH và khả năng bắt gốc tự do ABTS. Kết quả cho thấy cao ethanol có khả năng chống oxy hoá tốt với IC50 thấp (IC50 = 42,23 và 46,57 μg·mL–1 tương ứng với khả năng bắt gốc DPPH và ABTS) và hàm lượng các chất chống oxy hoá cao (207,28 ± 8,43 mg GA·g–1). Hàm lượng các hợp chất có hoạt tính sinh học (tổng các hợp chất phenol, tổng flavonoid, tổng triterpenoid và polysaccharide) trong cao ethanol từ thân cây Sâm đá được xác định bằng phương pháp trắc quang. Hàm lượng tổng các hợp chất phenol và flavonoid là 149,12 ± 1,36 mg GA·g–1 và 91,39 ± 1,33 mg QE·g–1; hàm lượng polysacharide và triterpenoid là 5,12 ± 0,07% và 35,22 ± 0,81 mg oleanolic acid·g–1. Lần đầu tiên, tổng hàm lượng triterpenoid trong thân cây Sâm đá được công bố

    THỰC TRẠNG SẢN XUẤT CỦA CÁC CƠ SỞ THUỘC NGHỀ VÀ LÀNG NGHỀ

    Get PDF
    Tóm tắt. Các nghề và làng nghề ở tỉnh Hà Tĩnh đã có từ lâu đời, sản phẩm tinh xảo và mang đậm nét truyền thống của Việt Nam và của tỉnh Hà Tĩnh tuy nhiên việc phát triển các nghề, làng nghề vẫn còn nhiều bất cập. Mục tiêu của nghiên cứu nhằm phân tích thực trạng sản xuất của các cơ sở thuộc nghề và làng nghề truyền thống ở Hà Tĩnh. Thông qua nghiên cứu định tính và định lượng với 174 phiếu khảo sát các cơ sở thuộc 8 nghề và làng nghề truyền thống của Hà Tĩnh, nghiên cứu cho thấy các cơ sở sản xuất có quy mô nhỏ lẻ, manh mún, cơ sở vật chất kỹ thuật phần lớn còn lạc hậu, đa số sử dụng công cụ thủ công truyền thống, sản phẩm chủ yếu là tự cung tự cấp, tính cạnh tranh thấp, một số làng nghề gây ô nhiễm môi trường, nhiều ngành nghề truyền thống sản xuất cầm chừng, có nguy cơ mai một và mất đi…Từ đó nghiên cứu đề xuất các nhóm giải pháp nhằm phát triển sản xuất ở các cơ sở thuộc nghề và làng nghề truyền thống của tỉnh.  Từ khóa: nghề truyền thống, làng nghề truyền thống, Hà Tĩn

    Ảnh hưởng của biochar và phân hữu cơ kết hợp với phân hóa học lên một số đặc tính sinh học, hóa học đất trong mô hình chuyên lúa vụ Đông Xuân tại huyện Trần Đề, Sóc Trăng

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu đánh giá ảnh hưởng của vật liệu hữu cơ lên quần thể vi sinh vật, sự phát thải khí methane và một số đặc tính dinh dưỡng đất theo giai đoạn sinh trưởng của cây lúa tại huyện Trần Đề. Thí nghiệm được bố trí khối hoàn toàn ngẫu nhiên với ba nghiệm thức (NT) (n=3). Kết quả thí nghiệm cho thấy NT2-Biochar hoặc NT3-bổ sung phân gà (PHC) giúp gia tăng mật số nấm tổng số, vi khuẩn tổng số, nhóm vi khuẩn phân hủy cellulose, cố định đạm, hòa tan lân cao hơn so với NT1-khuyến cáo (KC). Hàm lượng chất hữu cơ, P dễ tiêu, Pts trong đất ở NT2-Biochar đạt cao hơn so với các NT còn lại. Tổng lượng khí CH4 phát thải từ NT2-Biochar đạt thấp hơn so với các NT còn lại. Tuy nhiên năng suất lúa của các NT khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Kết quả của nghiên cứu cho thấy việc bổ sung biochar hoặc phân gà kết hợp với phân vô cơ theo khuyến cáo giúp gia tăng quần thể vi sinh vật có lợi, giúp cải thiện một số tính chất đất trồng lúa chuyên canh và bổ sung biochar giúp giảm lượng khí CH4 phát thải trong vụ Đông Xuân 2018-2019

    Phân lập và tuyển chọn vi khuẩn có khả năng phân hủy protein và cellulose từ các nguồn rác thải hữu cơ được thu tại thành phố Cần Thơ

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu phân lập các dòng vi khuẩn (VK) có khả năng phân huỷ protein và cellulose từ các nguồn rác thải hữu cơ; và khảo sát ảnh hưởng của VK lên sự sống sót của trùn quế (Perionyx excavates). Mẫu rác thải hữu cơ được thu từ các chợ, quán ăn và các hộ gia đình để phân lập VK có khả năng tiết enzyme protease và cellulase. Kết quả phân lập được 58 dòng VK. Trong đó, 46 dòng có khả năng tiết ra enzyme protease và 12 dòng có khả năng tiết enzyme cellulase. Kết quả đánh giá khả năng phân hủy thịt vụn, cá vụn và rau cải thừa đã tuyển chọn được 6 dòng VK có tiềm năng là pAT3, pPT, pTVC3, cAT1, cTA1 và cCR. Năm dòng VK được định danh sử dụng phương pháp sinh học phân tử ở vùng gene 16S rRNA và xác định đến mức độ loài và 1 dòng chưa được định danh. Sáu dòng VK này giúp giảm mùi hôi của rác phân hủy và không ảnh hưởng đến sự sống sót và sinh trưởng của trùn quế trong điều kiện phòng thí nghiệm

    Cơ sở vật lý môi trường và đo lường

    No full text
    223 tr. : minh hoạ ; 24 cm
    corecore