4 research outputs found

    Tối ưu hóa điều kiện ngâm thẩm thấu trong mật ong của cam Sành (Citrus sinensis)

    Get PDF
    Trong nghiên cứu này, sự di chuyển ẩm và khuếch tán chất tan của cam Sành ngâm trong dung dịch mật ong được mô hình hóa theo quy luật lũy thừa. Quá trình thẩm thấu được đánh giá mỗi ngày đến khi sản phẩm đạt cân bằng. Sự giảm ẩm (WL) và gia tăng khối lượng chất khô (SG) được tính toán trên cơ sở cân bằng khối lượng và hằng số tốc độ động học cùng với các thông số thống kê khác được xác định. Thiết kế Box-Behnken được bố trí để xác định các thông số quy trình tối ưu, bao gồm thời gian chần cam (30-90 giây), nồng độ mật ong trong dung dịch ngâm (60-80% v/v) và tỷ lệ dung dịch ngâm so với cam (1-2 lần v/w). Hàm lượng ascosbic acid và điểm chất lượng cảm quan ở trạng thái cân bằng được xác định, số liệu được xử lý bằng phần mềm Statgraphics Centurion XV.I. Quy trình tối ưu tương ứng với thời gian chần cam, tỷ lệ mật ong trong dung dịch ngâm và tỷ lệ dịch ngâm thẩm thấu so với cam lần lượt là 66,39 giây, 71,96% và 1,57 lần, WL và SG là 39,39 và 18,83 (%). Sản phẩm đạt cân bằng sau 7 ngày, hàm lượng ascosbic acid  của cam là 9,43 mg/100 g và điểm chất lượng cảm quan thể hiện qua màu sắc và mùi vị của sản phẩm tương ứng là 4.42 và 4.61

    Tối ưu hóa đa mục tiêu vị trí và dung lượng nguồn phát điện phân tán trong lưới điện phân phối

    Get PDF
    Ở thị trường điện cạnh tranh, nguồn điện phân tán (Distributed generation – DG) là một giải pháp thay thế hiệu quả để đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật, vận hành và điều khiển của lưới điện phân phối (LĐPP). Bài báo này cung cấp các chứng cứ thực nghiệm cho vấn đề kết nối tối ưu của DG vào LĐPP hình tia tiêu chuẩn 69 nút của IEEE cũng như LĐPP hình tia thực tế 257 nút của Điện lực Gia Lai. Một vài chỉ số đánh giá hiệu suất dựa trên chỉ số tổn thất công suất tác dụng, dao động điện áp, ổn định điện áp, cân bằng tải và độ tin cậy đã được sử dụng để thành lập hàm đa mục tiêu mới. Thuật toán tìm kiếm phân dạng ngẫu nhiên đã được áp dụng để tìm vị trí và dung lượng tối ưu của DG nhằm cực tiểu hàm đa mục tiêu đề xuất. Các kết quả thử nghiệm cho thấy sự kết nối của DG vào LĐPP đã cải thiện đáng kể. Hơn nữa, so với các thuật toán trước đây, thuật toán đề xuất đã cung cấp chất lượng lời giải tốt hơn ở các trường hợp so sánh

    Mức độ nhận biết bộ nhận dạng thương hiệu Trường Đại học Cần Thơ của viên chức, sinh viên thông qua truyền thông số

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm hiểu mức độ nhận biết bộ nhận dạng thương hiệu Trường Đại học Cần Thơ thông qua truyền thông số. Phương pháp nghiên cứu bao gồm tổng hợp, phân tích tài liệu và khảo sát 440 viên chức, 209 sinh viên của Trường Đại học Cần Thơ. Kết quả cho thấy viên chức và sinh viên có mức độ nhận thức chung về thương hiệu của Trường Đại học Cần Thơ khá cao, chiếm lần lượt 81,3% đối với sinh viên và 70,9% đối với viên chức. Tuy nhiên, mức độ nhận biết về một số yếu tố của bộ nhận dạng thương hiệu có sự khác nhau, từ đó, những người tham gia khảo sát đề xuất xây dựng hoặc thiết kế lại một số yếu tố của bộ nhận dạng thương hiệu của Trường. Để tăng cường mức độ nhận biết thương hiệu và quảng bá thương hiệu, Trường Đại học Cần Thơ cần phát triển và hoàn thiện bộ nhận dạng thương hiệu, đồng thời tăng cường các hoạt động truyền thông và quảng bá thương hiệu

    Nghiên cứu thu hồi và đánh giá các tính chất của kết tủa struvite từ nước thải

    Get PDF
    Việc loại bỏ N và P ở nồng độ cao ra khỏi nguồn nước thải là một vấn đề quan trọng nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước và cải thiện đáng kể chất lượng nguồn nước. Mục đích của nghiên cứu này là thu hồi N và P từ nước thải thực thông qua quá trình kết tinh ở các điều kiện công nghệ khác nhau. Struvite (Magie amoni photphat hydrat, MgNH4PO4.6H2O thu hồi từ nước thải thực có nồng độ N và P cao đã được nghiên cứu. Ảnh hưởng của pH, tỷ lệ mol Mg/P, nhiệt độ kết tủa và thời gian phản ứng đến hiệu suất thu hồi struvite đã được thảo luận. Kết quả cho thấy pH và tỷ lệ mol Mg/P là các thông số quan trọng ảnh hưởng đến hiệu suất thu hồi P thông qua struvite. Hiệu suất thu hồi struvite đạt 95,2±3,1 % ở pH 8,3, tỷ lệ mol Mg/P là 1:1, ở 30°C và thời gian phản ứng là 90 phút và thời gian làm già là 60 phút. Hơn nữa, nhiệt độ kết tinh trong khoảng 20-40°C ảnh hưởng không đáng kể đến hiệu suất kết tinh struvite. Nhiễu xạ tia X (XRD) xác nhận sự hình thành cấu trúc struvite được thu hồi từ nguồn nước thải thực. Struvite thu được từ nước thải có chứa hàm lượng dinh dưỡng (Mg, N và P) cao được đề xuất làm phân bón tan chậm cho các ứng dụng nông nghiệp
    corecore