22 research outputs found

    Chống Đôla hóa: Bài học kinh nghiệm nào cho Việt Nam?

    Get PDF
    Tỷ lệ "đô la hóa" ở Việt Nam Ở Việt Nam, đồng ngoại tệ chưa được công nhận chính thức trong giao dịch, nên vấn đề "đô la hóa" vẫn đang được Nhà nước kiểm soát. Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới đòi hỏi nền kinh tế Việt Nam phải hội nhập với tốc độ nhanh hơn, mức độ lớn hơn. Mặt trái mà chúng ta đang phải đối mặt là xử lý các nguồn vốn ngoại tệ từ nước ngoài chuyển vào nước ta với khối lượng lớn và ồ ạt. Đây cũng chính là nguy cơ tiềm ẩn mức độ "đô la hóa" ngày càng gia tăng

    Một số phương pháp xử lý phổ bức xạ

    No full text
    122 tr. ; 29 c

    ĐẶC ĐIỂM THÀNH PHẦN LOÀI VÀ TÍNH CHẤT KHU HỆ CÁ, TÔM PHÂN BỐ Ở VÙNG VEN BIỂN SÓC TRĂNG - BẠC LIÊU

    Get PDF
    Kết quả nghiên cứu thành phần loài cá phân bố vùng ven biển Sóc Trăng-Bạc Liêu năm 2008 đã phát hiện 239 loài cá thuộc 146 giống, 68 họ, 18 bộ. Bộ cá Vược (Perciformes) với 126 loài (chiếm 52,72%); Bộ cá Trích (Clupeiformes) 27 loài (11,29%); Bộ cá Bơn (Pleuronectiformes) 18 loài (7,53%); Bộ cá Mù làn (Scorpaeniformes) 12 loài (5,02%); Bộ cá Nóc (Tetraodontiformes) 12 loài (5,02%); Bộ cá Đối (Mugiliformes) 9 loài (3,76%); Bộ cá Chình (Anguilliformes) 8 loài (3,35%); Bộ cá Nheo (Siluriformes) 8 loài (3,35%); Các Bộ cá còn lại có từ 1 đến 6 loài

    Tác động của xâm nhập và thiên tai lên các mô hình canh tác nông - lâm nghiệp vùng U Minh Hạ

    Get PDF
    Những năm gần đây, sự thay đổi xâm nhập mặn diễn ra ngày càng khó đoán ở vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long tại Việt Nam. Nghiên cứu này nhằm lập bản đồ và đánh giá tác động của xâm nhập mặn và đề xuất giải pháp thích ứng hiệu quả canh tác lâm – nông nghiệp. Độ mặn được đo ở 136 điểm kết hợp với phỏng vấn, đánh giá nhanh (PRA) 120 hộ dân về hiện trạng canh tác, lịch thời vụ, tác động XNM và rủi ro thiên tai của các mô hình canh tác 2 vụ lúa, tôm - lúa, tràm và keo lai tại Vườn Quốc gia U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau trong 3 năm (2018 – 2020). Kết quả nghiên cứu cho thấy XNM và các rủi ro thiên tai xảy ra năm 2020 nghiêm trọng hơn năm 2018 và 2019. Giống lúa ngắn ngày, chịu mặn và chịu phèn; lịch trình gieo sạ vụ hè thu trễ hơn 1 tháng để thích ứng với XMN được áp dụng ở mô hình lúa 2 vụ. Người dân nuôi tôm sú để thích ứng với môi trường có nồng độ mặn cao, tôm thẻ ở độ mặn thấp, bỏ vụ lúa khi XNM xảy ra nghiêm trọng ở mô hình tôm - lúa. Trong khi đó, tràm và keo lai được trồng vào cuối mùa mưa để đảm bảo đất trồng được rửa phèn, mặn và đủ độ ẩm nhằm tăng tỉ lệ sống cây con
    corecore