13 research outputs found

    MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN NĂNG SUẤT LÚA BA VỤ TRONG ĐÊ BAO TẠI HUYỆN CAI LẬY, TỈNH TIỀN GIANG

    Get PDF
    Đề tài nghiên cứu nhằm xác định một số biện pháp giúp cải thiện độ phì nhiêu đất và năng suất lúa ở vùng đất canh tác ba vụ lúa trong đê bao thuộc huyện Cai Lậy ? tỉnh Tiền Giang. Thí nghiệm được thực hiện với bốn nghiệm thức: (1) Lúa ba vụ canh tác liên tục ? nghiệm thức đối chứng (2) Lúa ba vụ, giữa hai vụ lúa có thời gian phơi đất ba tuần (3) Lúa ba vụ, giữa hai vụ lúa có thời gian phơi đất ba tuần kết hợp với bổ sung 10 tấn/ha phân hữu cơ (4) Hai vụ lúa luân canh với một vụ bắp, vụ bắp bón 10tấn/ha phân hữu cơ. Kết quả thí nghiệm cho thấy lúa luân canh với một vụ bắp, bón 10 tấn/ha phân hữu cơ có thời gian phơi đất ba tuần, hoặc ba vụ lúa có bón 10 tấn/ha phân hữu cơ, trước gieo sạ lúa có thời gian phơi đất ba tuần giúp cải thiện chất hữu cơ trong đất, gia tăng hàm lượng carbon hữu cơ dễ phân hủy, đạm hữu dụng, lân hữu dụng so với lúa canh tác liên tục ba vụ. Các biện pháp này giúp cây lúa sinh trưởng tốt và tăng năng suất so với nghiệm thức canh tác lúa liên tục ba vụ và không bón phân hữu cơ

    Hình thái phẫu diện, đặc tính đất và sự thay đổi đơn vị bản đồ đất cơ sở cho sử dụng đất đai huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An

    Get PDF
    Những tác động của các tiến trình tự nhiên và sử dụng đất làm thay đổi đặc tính đất. Nghiên cứu đánh giá sự thay đổi đơn vị bản đồ đất thông qua đặc tính và hình thái phẫu diện đất làm cơ sở cho sử dụng đất đai hiệu quả. Tổng hợp tư liệu, khảo sát đất theo tuyến với 20 điểm khoan sâu 2 m, 3 phẫu diện đất điển hình, 15 mẫu đất tầng mặt và 30 phiếu điều tra được thực hiện. Kết quả chỉnh lý bản đồ đất tỷ lệ 1/25.000 có 2 nhóm đất chính được xác lập gồm Gleysols (đất phù sa mới)  và Plinthosols (đất phù sa cổ) với 5 đơn vị bản đồ đất. So với bản đồ đất 2016, đất phèn hoạt động nặng tăng 1,2%; đất phèn tiềm tàng nông thay đổi thành phèn tiềm tàng trung bình chiếm 97,6%. Phẫu diện đất được phân hóa mạnh có tầng phèn, tầng kết von và tầng chứa vật liệu sinh phèn. Tầng đất canh tác có nhiều chất hữu cơ chiếm gần 64%. Với sự thay đổi này thể hiện đất đai còn tiềm năng cho canh tác. Sử dụng đất và biện pháp quản lý phù hợp cần được nghiên cứu thực hiện để khai thác và sử dụng đất hiệu quả tại huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An

    Hình thái và tính chất lý hóa học đất lập liếp chuyên cây ca cao và ca cao xen dừa ở huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm mô tả hình thái, khảo sát đặc tính lý hóa học trên một số địa điểm đất lập liếp điển hình tại huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre (CTBT). Mẫu đất được thu theo tầng phát sinh để xác định các chỉ tiêu hóa - lý đất. Đất lập liếp tại 2 mô hình canh tác (Cacao xen dừa: CTBT01, và Cacao: CTBT02). Đất lập liếp khảo sát thuộc nhóm đất Gleyic ANTHROSOLS (theo phân loại WRB), có sa cấu sét pha thịt, 2 phẫu diện đất đều có tầng chứa vật liệu sinh phèn (Cr) xuất hiện ở độ sâu > 60 cm tại điểm CTBT02 (tầng pyrite có màu 2.5YR2/1) và > 75 cm tại điểm CTBT01 (tầng pyrite có màu Gley1 4/10Y) cách lớp đất mặt. Tất cả 2 phẫu diện đất lập liếp  đều có giá trị pHH2O tầng mặt trung bình (4,91-5,88), chất hữu cơ thấp (2,36-2,76%C), N tổng số thấp (0,168-0,189% N), P tổng sổ tại điểm CTBT01 giàu (0,253%P2O5), trung bình tại điểm CTBT02 (0,091%P2O5), Ktđ trung bình (1,26-1,53meq/100g K2O). Pdt, Mgtđ và CEC trên đất liếp trồng ca cao xen dừa cho giá trị cao hơn đất chuyên ca cao

    Phân tích hiệu quả kinh tế của các mô hình canh tác thích ứng điều kiện xâm nhập mặn tại tỉnh Hậu Giang

    Get PDF
    Đa dạng hóa mô hình canh tác là một trong các biện pháp giúp nông dân trồng lúa thích ứng với điều kiện xâm nhập mặn. Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích điều tra hiện trạng xâm nhập mặn, phân tích và đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình canh tác hiện tại và các mô hình thực nghiệm trên nền đất nhiễm phèn, mặn trồng lúa hai vụ tại tỉnh Hậu Giang. Ba xã chịu ảnh hưởng của xâm nhập mặn gồm Hỏa Tiến, Vĩnh Viễn A và Lương Nghĩa được chọn làm địa điểm thực hiện. Phỏng vấn nông hộ và đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân là hai phương pháp chính được sử dụng để điều tra. Trên địa bàn ba xã xây dựng 5 mô hình canh tác thực nghiệm áp dụng luân canh cây trồng cạn trên nền đất lúa hai vụ gồm: đậu xanh – lúa – dưa hấu, bắp nếp – lúa – bắp nếp, lúa – dưa hấu – lúa, lúa – lúa – kết hợp nuôi cá và khoai lang – lúa – bắp nếp. Mỗi mô hình có diện tích thực hiện khoảng 1.000 m2,riêng mô hình lúa – lúa – kết hợp nuôi cá có diện tích 3.000 m2 và mỗi mô hình được thực hiện lặp lại ở 3 hộ liền kề nhau. Kết quả điều tra cho thấy, tại khu vực nghiên cứu có 5 mô hình canh tác chính bao gồm 2 vụ lúa, 3 vụ lúa, chuyên khóm, chuyên dưa hấu, chuyên mía; thời gian xâm nhập mặn tại khu vực nghiên cứu bắt đầu từ tháng 2 và kết thúc vào tháng 3 hoặc tháng 4 hàng năm. Các mô hình thực nghiệm khoai lang – lúa – bắp nếp, lúa – dưa hấu – lúa, lúa – lúa – cá, bắp nếp – lúa – bắp nếp, đậu xanh – lúa – dưa hấu cho hiệu quả kinh tế cao hơn so với mô hình đối chứng (lúa – lúa), tỷ suất lợi nhuận biên của các mô hình thực nghiệm dao động trong khoảng từ 1,6 – đến 4,5 lần và thích hợp trong điều kiện xâm nhập mặn tại khu vực nghiên cứu

    Đánh giá một số tính chất lý và hóa học của các nhóm đất chính trên địa bàn tỉnh An Giang

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá tính chất lý và hóa học của các nhóm đất chính trên địa bàn tỉnh An Giang, từ đó xác định các trở ngại, đề xuất hướng cải tạo và quản lý đất bền vững cho sản xuất nông nghiệp. Nghiên cứu đã thực hiện khảo sát và lấy mẫu đất trên các nhóm đất chính phân bố trên địa bàn tỉnh An Giang. Có tất cả 55 vị trí được lấy mẫu để phân tích các đặc tính lý-hóa học đất. Kết quả khảo sát đã xếp loại đất canh tác nông nghiệp của tỉnh An Giang gồm 04 nhóm đất chính: đất phèn (Thionic), đất phù sa (Gleysols và Fluvisol), đất than bùn (Histosols), đất phù sa cổ (Plinthosols) với 10 đơn vị đất theo xếp loại của FAO (IUSS Working Group WRB, 2006). Tính chất lý, hóa học và hàm lượng dinh dưỡng trong đất phù hợp cho phát triển nhiều các loại cây trồng trong huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh An Giang. Tuy nhiên, một số trở ngại đất gồm pH thấp và lượng độc chất Al cao được tìm thấy ở nhóm đất phèn  canh tác nông nghiệp của tỉnh An Giang. Do đó, để cải thiện chất lượng đất và nâng cao năng suất cây trồng, nông dân cần bón vôi và phân hữu cơ để giúp tăng pH đất và tăng hàm lượng dinh dưỡng trong đất

    Đánh giá hiệu quả tài chính, xã hội, môi trường của mô hình canh tác lúa trong vùng đê bao trước và sau xả lũ tại huyện Tri Tôn, An Giang

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả tài chính, xã hội và môi trường trong vùng đê bao ở thời điểm trước và sau xả lũ, làm cơ sở đề xuất biện pháp quản lý lũ vùng đê bao hiệu quả tại huyện Tri Tôn, An Giang. Nghiên cứu áp dụng phương pháp phân tích chi phí - lợi ích, thang đo Likert trong đánh giá số liệu. Các chỉ tiêu dựa trên các tiêu chí đánh giá đất đai của Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO) và các nghiên cứu đã được thực hiện ở Đồng bằng sông Cửu Long. Sau xả lũ, trung bình năng suất lúa (6,4 tấn/ha) cao hơn trước xả lũ (5,6 tấn/ha); lợi nhuận 15,8 triệu đồng/ha/vụ cao hơn trước xả lũ 11,4 triệu đồng/ha/vụ; lượng phân bón, lượng thuốc bảo vệ thực vật cũng như tần suất sử dụng thuốc giảm so với trước xả lũ. Môi trường đất sau xả lũ được cung cấp thêm phù sa, dinh dưỡng và tăng nguồn lợi thủy sản. Kết quả nghiên cứu cho thấy canh tác lúa sau xả lũ mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường so với trước xả lũ. Mô hình canh tác lúa sau xả lũ cho tổng số điểm 3 mục tiêu (kinh tế, xã hội và môi trường) lớn hơn thời điểm trước xả lũ với số điểm lần lượt là 0,96 và 0,86

    SO SÁNH NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT CỦA BA DÒNG GẤC (MOMORDICA COCHINCHINENSIS (LOUR.) SPRENG.) TRỒNG TRÊN ĐẤT PHÙ SA

    Get PDF
    Đề tài được thực hiện nhằm chọn ra dòng gấc có năng suất cao và hàm lượng lycopene cao cho phát triển cung cấp nguyên liệu cho sản xuất dược phẩm. Thí nghiệm được thực hiện với ba dòng gấc được trồng trên đất phù sa Eutric-Haplic-Gleysol, tại Khu II Đại học Cần Thơ. Đặc tính nông học, năng suất, hàm lượng beta-carotene, lycopene trong màng cơm hạt được ghi nhận. Kết quả nghiên cứu cho thấy ba dòng gấc sinh trưởng tốt có thời gian phát triển trái 82?109 ngày, trọng lượng trái khoảng 1,08?1,46 kg và năng suất đạt được 7,8?12,5 tấn.ha-1, trong đó dòng OMC có trọng lượng trái, năng suất cao nhất 12,5 tấn.ha-1. Hàm lượng beta-carotene ở ba dòng biến động trong khoảng 133,3?764,3 ?g.g-1 cơm tươi, dòng OMX có hàm lượng ?-carotene 764,3 ?g.g-1 cao nhất. Lượng lycopene trong ba dòng biến động 840?1223 ?g.g-1 cơm tươi, không khác biệt ý nghĩa. Dòng OMC có năng suất cao, hàm lượng lycopene khá, do đó được đề nghị là giống có triễn vọng phát triển trên diện tích rộng trong sản xuất. Sản xuất dược phẩm liên quan đến beta-carotene thì dòng OMX thích hợp cho canh tác

    Tổng hợp zeolite NaA/NaX từ tro trấu không nung bằng phương pháp thủy nhiệt

    Get PDF
    Khoa học kỹ thuật phát triển và bùng nổ dân số dẫn đến môi trường sống bị ô nhiễm nghiêm trọng, nhất là ô nhiễm kim loại nặng. Tổng hợp zeolite và ứng dụng làm chất hấp phụ, xúc tác rắn và trao đổi ion đã được quan tâm. Trong nghiên cứu này, zeolite được tổng hợp từ tiền chất sodium silicate có nguồn gốc từ tro trấu không nung. Phần trăm thu hồi silica từ tro trấu không nung là 90% ở tỉ lệ tro trấu:NaOH = 1:10 (g/mL), nồng độ NaOH 5 M, thời gian phản ứng 3 h, tốc độ khuấy 300 rpm ở 90oC. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp zeolite NaA/NaX như tỉ lệ SiO2:Al2O3, nhiệt độ phản ứng T1 (oC), thời gian phản ứng t1 (h) và thời gian già hóa t2 (h) được khảo sát. Kết quả cho thấy phần trăm zeolite NaA/NaX kết tinh là 52,7% ở 100oC, 4 h, thời gian già hóa 12 h, tỉ lệ SiO2:Al2O3 = 1:2,5 và tỉ lệ Al:NaOH = 1:2. Mặc dù phần trăm kết tinh của zeolite NaA/NaX không cao so với những nghiên cứu đã công bố nhưng nghiên cứu này đã sử dụng trực tiếp tro trấu mà không cần trải qua quá trình nung để thu hồi silica. Do đó, quy trình tổng hợp thân thiện với môi trường, giúp tiết kiệm thời gian và năng lượng của quá trình

    ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG NGUỒN TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT VÀ HỆ THỐNG TƯỚI TIÊU PHỤC VỤ SẢN XUẤT CHO CÂY LÚA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẠI LỘC, TỈNH QUẢNG NAM: TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU XÃ ĐẠI QUANG

    No full text
    Phần lớn lượng nước được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lúa. Chính vì thế vấn đề đặt ra là làm thế nào để giữ vững năng suất lúa và chất lượng cho các cánh đồng lúa trên địa bàn huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Để trả lời câu hỏi này, chúng tôi thực hiện nghiên cứu với mục đích chính là cho thấy tổng quát hiện trạng tài nguyên nước mặt trên địa bàn huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam cũng như công tác quản lý và sử dụng hệ thống kênh mương phục vụ tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp quản lý tổng hợp tài nguyên nước mặt nhằm bảo vệ nguồn nước, đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp của địa phương theo hướng phát triển bền vững
    corecore