4 research outputs found

    Bể rửa ứng dụng sóng siêu âm

    Get PDF
    Hiện nay, việc lạm dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật trên các loại cây nông nghiệp đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người tiêu dùng. Vì thế, vấn đề cấp bách đặt ra là phải có một giải pháp công nghệ cao để loại bỏ các dư lượng hóa chất còn trong các sản phẩm nông nghiệp sau thu hoạch. Do đó, đề tài thiết kế “Bể rửa ứng dụng sóng siêu âm” có thể  làm sạch các sản phẩm nông nghiệp khỏi dư lượng hóa chất còn tồn động là một nghiên cứu nhằm góp phần giảm thiểu nguy cơ ngộ độc thực phẩm và bảo vệ sức khoẻ của người tiêu dùng. Bể rửa được thiết kế có khả năng điều chỉnh thay đổi tần số phát, cường độ sóng siêu âm cho phù hợp với các sản phẩm nông nghiệp khác nhau và kết quả thực nghiệm bước đầu cho thấy sử dụng bể rửa siêu âm có hiệu quả trong việc giảm dư lượng thuốc hóa học bảo vệ thực vật còn sót lại từ một số loại rau

    Ảnh hưởng của biochar và kỹ thuật quản lý nước lên một số đặc tính hóa học và sinh học đất cuối vụ lúa tại quận Bình Thủy-thành phố Cần Thơ

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của biochar và kỹ thuật quản lý nước lên một số đặc tính hóa học và sinh học đất cũng như năng suất lúa vụ Đông Xuân sớm 2019 – 2020 tại Bình Thủy, Cần Thơ. Thí nghiệm đồng ruộng được bố trí khối hoàn toàn ngẫu nhiên với tổng cộng 6 nghiệm thức (n=3) từ hai nhân tố bao gồm loại biochar và kỹ thuật quản lý nước. Kết quả phân tích cho thấy bổ sung biochar hoặc quản lý nước tưới và sự kết hợp của biochar và quản lý nước giúp gia tăng giá trị pH đất, tăng hàm lượng chất hữu cơ trong đất, giảm EC, ảnh hưởng sự hiện diện của nấm rễ nội cộng sinh (AM) và mật số vi khuẩn khòa tan lân. Mật số vi khuẩn tổng số, mật số nấm tổng số, nhóm vi khuẩn cố định đạm, vi khuẩn phân hủy cellulose và năng suất lúa ở các nghiệm thức chưa thể hiện sự khác biệt so với nghiệm thức đối chứng không bổ sung biochar cũng như trong kỹ thuật quản lý nước

    Phân lập và tuyển chọn các dòng vi khuẩn có khả năng phân giải tinh bột

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm tuyển chọn các dòng vi khuẩn có năng phân giải tinh bột. Các mẫu tinh bột nấu chín từ gạo ST25 được đặt ở nhiều vị trí khác nhau ở thành phố Cần Thơ để thu hút vi khuẩn. Sau 3 ngày, mẫu được phân lập bằng môi trường Amylolytic Bacteria. Các dòng vi khuẩn được định tính khả năng phân giải tinh bột bằng phương pháp khuếch tán đĩa thạch và được định lượng bằng phương pháp dinitrosalicylic acid. Kết quả phân lập được 20 dòng có khả năng phân giải tinh bột gồm 10 dòng có tế bào hình que, 10 dòng có tế bào bình cầu và tất cả đều Gram dương. Kết quả ghi nhận dòng vi khuẩn KTXA1, VB-34 và VB-42 có khả năng phân giải tinh bột cao, với đường kính phân giải từ 14,33 mm – 18,33 mm. Dòng KTXA1 có khả năng phân giải cao nhất với hàm lượng đường khử từ 2,9 đến 3,07 mg/mL tại thời điểm 24 đến 96 giờ. Kết quả định danh dòng KTXA1 có độ tương đồng với vi khuẩn Bacillus sp. dựa vào trình tự gene 16S rRNA

    Hiệu Quả của SALIBROTM (Fluazaindolizine) trong phòng trừ tuyến trùng Pratylenchus coffeae trên cây cà phê trong phòng thí nghiệm và nhà lưới

    Get PDF
    Các thí nghiệm đánh giá hiệu quả của SalibroTM 500SC (Fluazaindolizine) trong phòng trừ tuyến trùng Pratylenchus coffeae (P. coffeae) trên cây cà phê được bố trí trong phòng thí nghiệm và nhà lưới. Kết quả cho thấy hiệu quả diệt tuyến trùng P. coffeae trong phòng thí nghiệm. SalibroTM ở nồng độ 100-200 ppm hoạt chất cho thấy mức độ diệt tuyến trùng P. coffeae nhanh với hiệu quả từ 92-95%. Kết quả thí nghiệm trong nhà lưới ghi nhận SalibroTM 500SC nồng độ 200 ppm có hiệu quả diệt tuyến trùng cao nhất đối với cả mật số tuyến trùng trong đất và rễ. Hiệu quả kiểm soát thối rễ cao nhất được ghi nhận tại nghiệm thức SalibroTM ở nồng độ 200 ppm hoạt chất (65,6%) và NimitzTM 480EC (Fluensulfone) nồng độ 400 ppm (65,2%), tiếp theo là các nghiệm thức SalibroTM ở nồng độ 200 ppm (64,8%) và Tervigo 020SC (Abamectin) nồng độ 1000 ppm (62,1%). SalibroTM ở nồng độ 150-200 ppm hoạt chất cũng làm giảm tỷ lệ vàng lá và chỉ số vàng lá trên cà phê và trọng lượng rễ tươi cũng được ghi nhận cao hơn so với đối chứng 30-36,7%
    corecore