12 research outputs found
Thiết kế mô hình kiểm tra và giám sát thành tích trong thi năng khiếu thể dục thể thao tại Trường Đại học Cần Thơ
Ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trong giảng dạy, nghiên cứu sản xuất và trong đời sống đang là xu thế tích cực hiện nay. Tuyển sinh năng khiếu thể dục thể thao cho ngành giáo dục thể chất tại Trường Đại học Cần Thơ lâu nay sử dụng những thiết bị xác định thành tích chủ yếu bằng thủ công và ảnh hưởng chủ quan của người đo. Công việc này ít nhiều chưa đảm bảo tính khách quan và công bằng cho thí sinh. Với mong muốn tạo ra những thiết bị có hệ thống giám sát và kiểm tra nội dung thi năng khiếu thể dục thể thao tại Trường Đại học Cần Thơ. Đề tài nghiên cứu đã sử dụng Kit Raspberry Pi 3 được cài đặt với phần mềm WinIoT và Visual Studio, cảm biến quang SRF05, Module thu phát RF 315 MHz và những linh kiện thiết kế cảm biến quang. Những thiết bị này mang tính chuyên dụng, có chi phí thấp, có khả năng đảm bảo tính khách quan và chính xác trong việc xác định thành tích cho các thí sinh. Để đạt được điều này, nhóm nghiên cứu đã thiết kế và tạo ra ba sản phẩm: máy đếm thời gian môn chạy, máy đo gập dẻo dạng ngồi và bật xa tại chỗ
Sản xuất khí sinh học từ các nguồn chất thải khác nhau ở Đồng bằng sông Cửu Long
Mục tiêu của bài báo này là trình bày những nỗ lực của Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên (CENRes), Trường Đại học Cần Thơ về các nghiên cứu sử dụng năng lượng tái tạo khí sinh học từ các nguồn chất thải ở Đồng bằng Sông Cửu Long trong hơn một thập kỷ qua. CENRes đã chuyển giao 515 tủi ủ PE, phát hành tín chỉ carbon (446 tCO2/năm) vào tháng 5/2016. Bên cạnh đó, 32 mô hình biogas HDPE để xử lý chất thải chăn nuôi, thực vật hoặc đồng phân hủy nâng cao hiệu suất sinh khí biogas đã được bàn giao. Ngoài ra, xử lý khí biogas thừa bằng cách chia sẻ cho cộng đồng giảm thải 12,9 tấn CO2eq/năm. Sự phối trộn thực vật với bùn thải nuôi tôm siêu thâm canh tăng hiệu suất sinh khí từ 26 đến 53%. Nhóm nghiên cứu cũng đã phát triển bếp biogas hồng ngoại cải tiến sử dụng được áp suất thấp (0,45 cmH2O), tiết kiệm biogas, giảm thời gian nấu và sản phẩm khí cháy không mùi hôi
BỘ VI ĐIỀU KHIỂN ĐA NĂNG
AbstractThis research develops a multipurpose microcontroller system (MPC) to help technicians and students in study and design control systems. Based on an 8951 microcontroller, the MPC is built to satisfy almost basic needs of control. Using the MPC, technicians and students can develop control applications easily and quickly. Based on an efficient algorithm, the MPC has ability to run program by steps or by blocks, thing that can not be done by 8951. This is very important in designing control systems because users can stop application programs at any points to look for errors not only in software but also in hardware. With such abilities, MPC is very helpful for everyone in studying microcontroller technique and designing control systems. Keyword: MPC- multipurpose microcontroller, step, block, AutoRun, ISR. Title: Multipurpose Microcontroller</p
Bể rửa ứng dụng sóng siêu âm
Hiện nay, việc lạm dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật trên các loại cây nông nghiệp đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người tiêu dùng. Vì thế, vấn đề cấp bách đặt ra là phải có một giải pháp công nghệ cao để loại bỏ các dư lượng hóa chất còn trong các sản phẩm nông nghiệp sau thu hoạch. Do đó, đề tài thiết kế “Bể rửa ứng dụng sóng siêu âm” có thể làm sạch các sản phẩm nông nghiệp khỏi dư lượng hóa chất còn tồn động là một nghiên cứu nhằm góp phần giảm thiểu nguy cơ ngộ độc thực phẩm và bảo vệ sức khoẻ của người tiêu dùng. Bể rửa được thiết kế có khả năng điều chỉnh thay đổi tần số phát, cường độ sóng siêu âm cho phù hợp với các sản phẩm nông nghiệp khác nhau và kết quả thực nghiệm bước đầu cho thấy sử dụng bể rửa siêu âm có hiệu quả trong việc giảm dư lượng thuốc hóa học bảo vệ thực vật còn sót lại từ một số loại rau
Thiết kế hệ thống đo thành tích bật nhảy tại chỗ sử dụng kỹ thuật xử lí ảnh
Ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trong giảng dạy, nghiên cứu sản xuất và trong đời sống đang trở nên phổ biến hiện nay. Tuyển sinh năng khiếu thể dục thể thao môn nhảy xa tại chỗ cho Bộ môn Giáo dục thể chất tại Trường Đại học Cần Thơ lâu nay sử dụng những thiết bị xác định thành tích chủ yếu bằng thủ công đo bằng tay và mang tính chủ quan của người đo. Công việc này ít nhiều chưa đảm bảo tính khách quan và công bằng cho thí sinh. Với mong muốn tạo ra thiết bị có hệ thống giám sát và kiểm tra nội dung thi năng khiếu bật xa tại chỗ đầu vào ngành Giáo dục thể chất tại trường Đại học Cần Thơ (ĐHCT), chúng tôi đã sử dụng Webcam Logitech C920 để chụp ảnh và sử dụng kỹ thuật xử lí ảnh để thiết kế hệ thống đo thành tích bật nhảy tại chỗ. Những thiết bị dùng để thiết kế hệ thống này có tính chuyên dụng, chi phí thấp và được vận hành bằng phần mềm điều khiển trên máy tính đảm bảo tính khách quan và chính xác trong việc xác định thành tích cho các thí sinh
Nghiên cứu giải pháp kết hợp hiệu quả các tua bin gió PMSG
Nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm hiểu những ưu điểm và nhược điểm khi kết hợp các tua bin gió ở bus DC và bus AC. Được mô phỏng bằng phần mềm MATLAB/Simulink, mô hình gồm 5 tua bin gió PMSG được nối song song và với mỗi tua bin gió có công suất 200W. Khi mô phỏng ở tốc độ gió không đổi là 12 m/s, kết quả nghiên cứu cho thấy kết nối các tua bin gió ở bus DC cho ra công suất lớn hơn (PT =787 W) so với công suất ở bus AC (PT = 720 W). Khi mô phỏng ở tốc độ gió thay đổi, kết hợp các tua bin gió ở bus DC, hiệu suất kết hợp trung bình đạt 99.54%, cao hơn so với hiệu suất khi kết hợp tại bus AC là 97.64%. Có thể thấy rằng tổng công suất đầu ra của các tuabin gió được kết nối tại bus AC không phải là công suất cực đại vì tần số của điện áp AC được tạo ra bởi các tuabin gió phụ thuộc vào tốc độ gió, trong khi tổng công suất đầu ra của các tuabin gió được kết nối ở bus DC không bị ảnh hưởng khi tuabin gió hoạt động ở các tốc độ gió khác nhau. Do đó, việc kết nối các tuabin gió ở bus AC là không hiệu quả
Hệ thống ươm rau mầm sạch tự động
Rau mầm là sản phẩm nông nghiệp sạch cung cấp nhiều dưỡng chất rất cần thiết cho sự phát triển cơ thể con người và góp phần ngăn ngừa bệnh tật. “Hệ thống ươm rau mầm sạch tự động đa năng” có thể ươm tự động được nhiều loại rau mầm sạch khác nhau với chất lượng đảm bảo và rút ngắn thời gian thu hoạch, giảm công sức lao động. Để xây dựng mô hình ươm rau mầm hoạt động hiệu quả cần phải nắm rõ các thông số về môi trường sinh trưởng lý tưởng của từng loại rau mầm để từ đó thiết kế hệ điều khiển tự động có thể điều khiển giả lập môi trường sinh trưởng nhân tạo và qui trình tưới nước hợp lý cho rau mầm. Hệ thống có khả năng hoạt động hoàn toàn tự động theo nhiệt độ và độ ẩm môi trường được thiết lập sẵn hoặc hoạt động theo chu trình do người dùng thiết lập theo thời gian thực. Hệ thống được thiết kế mở cho phép người dùng có thể sử dụng mô hình này để làm thí nghiệm trong giảng dạy thực hành ươm mầm hoặc thực nghiệm một số loại rau mầm mới đang nghiên cứu
Tìm điểm công suất cực đại của máy phát điện gió PMSG 200 W
Mục đích chính của hệ thống máy phát điện gió là chuyển đổi năng lượng gió thành điện năng. Để có được công suất cực đại từ các tốc độ gió khác nhau thì phương pháp tìm điểm công suất cực đại (MPPT) được sử dụng. Bài báo trình bày một phương pháp điều khiển để dò tìm điểm công suất cực đại của hệ thống máy phát điện gió sử dụng máy phát điện đồng bộ nam châm vĩnh cửu (PMSG) thông qua thuật toán nhiễu loạn và quan sát (P&O). Công suất cực đại của hệ thống turbine gió được dò tìm dựa trên vận tốc rotor đạt được. Hệ thống đề xuất được thiết kế và mô phỏng trên MATLAB/Simulink. Kết quả mô phỏng đã cho thấy đây là kỹ thuật điều khiển tối ưu, cải thiện hiệu quả hiệu suất của hệ thống