16 research outputs found

    The effect of Covid-19 pandemic on FDI inflows in Vietnam: Empirical evidence

    Get PDF
    FDI inflows significantly contribute to promoting economic development and growth and creating more jobs in Vietnam. Attracting more FDI inflows has become one of Vietnam’s priority policies to solve the problem of lack of capital for development. Does the Covid-19 pandemic reduce FDI inflows to Vietnam? For the answer, the study analyses and investigates the effect of the Covid-19 pandemic on FDI inflows in Vietnam from January 2020 to October 2021 using the instrumental variable estimator and the OLS regression. The results indicate that the Covid-19 diseases decrease FDI inflows. Furthermore, economic growth, trade openness, and inflation are determinants of FDI inflows. The findings in this study suggest some policy implications relating to FDI inflows in the period of the Covid-19 pandemic

    Đặc điểm đột biến gene kháng thuốc Rifampicin và Isoniazide của vi khuẩn lao (Mycobacterium tuberculosis) ở tỉnh Đồng Tháp

    Get PDF
    Sự xuất hiện của bệnh lao đa kháng thuốc (MDR-TB) đã gây khó khăn trong kiểm soát bệnh lao, và việc chẩn đoán kịp thời MDR-TB là một thách thức đáng chú ý. Mục tiêu nghiên cứu là xác định đặc điểm phân tử của đột biến gen rpoB, katG, inhA liên quan đến khả năng kháng Rifampicin (RIF) và Isoniazid (INH) ở vi khuẩn lao kháng thuốc được phân lập ở tỉnh Đồng Tháp. Tổng cộng có 29 mẫu vi khuẩn lao kháng thuốc (n=29) đã được ly trích DNA bộ gen bằng kỹ thuật NGS từ đó xác định các đột biến trên gen rpoB, katG và inhA. Kết quả cho thấy đột biến Ser450Leu là phổ biến nhất (58,6%) trên gen rpoB. Ngoài ra, một đột biến mới, Ser254Pro, đã được xác định ở 3,4% số mẫu. Nghiên cứu cũng ghi nhận 7 đột biến khác trên gen rpoB: Gln432Lys, Asp435Tyr, Asp435Val, His445Tyr, His445Leu, Ser450Cys và Leu452Pro. Trên gen katG, hai đột biến đã được ghi nhận: Ser315Thr, với tỷ lệ phổ biến là 82,8% và Arg463Leu, được quan sát thấy ở 96,6% các chủng phân lập. Ngoài ra, gen inhA biểu hiện một đột biến đơn lẻ, Ile194Thr (chiếm 3,4%), có liên quan đến khả năng kháng Isoniazid (INH)

    MÔ HÌNH CANH TÁC NÔNG NGHIỆP THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ XƠ ĐĂNG, TỈNH QUẢNG NAM

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện tại huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam nhằm tìm hiểu các mô hình canh tác nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu với đối tượng tham gia chính là 90 hộ dân tộc thiểu số Xơ Đăng. Ba kết quả chính được phát hiện trong quá trình điều tra gồm: thứ nhất, người Xơ Đăng nhận thức được việc khí hậu đang thay đổi và có tác động đến sinh kế của họ; hầu hết hộ đồng ý rằng hạn hán đang kéo dài hơn; tần suất của các đợt lũ lụt, bão có xu hướng giảm dần nhưng mạnh hơn; thứ hai, người dân đưa ra bốn biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu bao gồm (1) điều chỉnh lịch canh tác, (2) điều chỉnh kỹ thuật canh tác, (3) sử dụng giống bản địa và (4) xen canh cây trồng; thứ ba, trong năm mô hình canh tác chính, xen canh keo và lúa rẫy (Pế-tru) là mô hình thích ứng có hiệu quả kinh tế cao nhất với các giá trị IRR = 10,23%; NPV đạt 2,6 triệu đồng; thời gian thu hồi vốn là 3,5 năm. Kết quả cũng cho thấy có hai yếu tố ảnh hưởng có ý nghĩa (p < 0,05) tới hiệu quả kinh tế của mô hình này là loại giống keo và khoảng cách từ rẫy keo đến đường chính
    corecore