21 research outputs found

    VÀ GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA MỘT SỐ GIỐNG CỎ TRỒNG TRÊN ĐẤT PHA CÁT CHỦ ĐỘNG TƯỚI TIÊU TẠI BÌNH ĐỊNH

    Get PDF
    Tóm tắt: Nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá năng suất và giá trị dinh dưỡng của 5 giống cỏ được trồng trên vùng đất pha cát chủ động tưới tiêu ở tỉnh Bình Định, gồm: TD58 (Panicum maximum cv. TD58); Mulato II (Brachiaria x cv. Mulato II); VA06 (Pennisetum purureum x glaucum cv. VA06); Paspalum (Paspalum atratum cv. Ubon) và Ruzi (Brachiaria ruzizensis cv). Cỏ được trồng vào tháng 2/2015, thu cắt lứa đầu tiên vào tháng 4/2015 và theo dõi đến tháng 3/2016, tổng cộng gồm 12 lứa cắt. Ở lứa cắt thứ 12, mẫu cỏ được phân tích để xác định giá trị dinh dưỡng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhìn chung 5 giống cỏ cho năng suất chất khô cao từ tháng 7 đến tháng 9 và thấp nhất ở tháng 10 đến tháng 12. Tổng năng suất chất khô thu được từ cỏ TD58 là cao nhất (37,94 tấn/ha/năm), tiếp đến là Paspalum, Mulato II, Ruzi tương ứng 31,54; 31,24; 31,72 (tấn/ha/năm) và thấp nhất là VA06 (23,52 tấn/ha/năm). Tỷ lệ protein thô của các giống cỏ TD58, VA06, Mulato II, Ruzi và Paspalum lần lượt là: 7,28; 11,8; 9,54; 7,86 và 8,10 (%/kgDM) (p > 0,05). Ước tính tỉ lệ tiêu hóa chất hữu cơ (OMD) của các giống cỏ TD58, VA06, Mulato II, Ruzi và Paspalum tương ứng là 43,30; 49,36; 48,14; 47,17 và 40,38 % (p < 0,05).Từ khóa: Bình Định, cỏ, giá trị dinh dưỡng, năng suấ

    ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN LÁ HỮU CƠ CHÙM NGÂY ĐẾN CÁC LOẠI RAU ĂN LÁ TRONG VỤ XUÂN 2019

    Get PDF
    Tóm tắt: Thí nghiệm được thực hiện trong vụ Xuân 2019 tại Thừa Thiên Huế nhằm so sánh hiệu quả của phân bón lá hữu cơ chùm ngây (Moringa oleifera) được thử nghiệm ở các tỉ lệ 1:10, 1:20, 1:30, 1:40, 1:50 với nước và các loại phân bón lá hữu cơ rong biển và phân bón lá hóa học NPK trên các đối tượng xà lách, cải xanh và mồng tơi lá to 333. Thí nghiệm được tiến hành theo hai yếu tố với 21 công thức. Kết quả cho thấy các công thức sử dụng phân bón lá có ảnh hưởng khác nhau đến khả năng sinh trưởng và phẩm chất của các loại rau. Đối với rau xà lách, năng suất thực thu cao khi sử dụng phân bón lá hữu cơ chùm ngây tỉ lệ 1:30 với 24,48 tấn/ha. Đối với rau cải xanh và mồng tơi lá to 333, phân bón lá hữu cơ chùm ngây tỉ lệ 1:10 mang lại năng suất thực thu cao nhất cho mỗi loại rau, tương ứng với 28,19 tấn/ha và 31,39 tấn/ha. Các công thức này đều cho tỉ lệ phần ăn được trên 55%.  Tóm tắt: Thí nghiệm được thực hiện trong vụ Xuân 2019 tại Thừa Thiên Huế nhằm so sánh hiệu quả của phân bón lá hữu cơ chùm ngây (Moringa oleifera) được thử nghiệm ở các tỉ lệ 1:10, 1:20, 1:30, 1:40, 1:50 với nước và các loại phân bón lá hữu cơ rong biển và phân bón lá hóa học NPK trên các đối tượng xà lách, cải xanh và mồng tơi lá to 333. Thí nghiệm được tiến hành theo hai yếu tố với 21 công thức. Kết quả cho thấy các công thức sử dụng phân bón lá có ảnh hưởng khác nhau đến khả năng sinh trưởng và phẩm chất của các loại rau. Đối với rau xà lách, năng suất thực thu cao khi sử dụng phân bón lá hữu cơ chùm ngây tỉ lệ 1:30 với 24,48 tấn/ha. Đối với rau cải xanh và mồng tơi lá to 333, phân bón lá hữu cơ chùm ngây tỉ lệ 1:10 mang lại năng suất thực thu cao nhất cho mỗi loại rau, tương ứng với 28,19 tấn/ha và 31,39 tấn/ha. Các công thức này đều cho tỉ lệ phần ăn được trên 55%.Từ khóa: phân bón lá, chùm ngây (Moringa oleifera), xà lách, cải xanh, mồng tơi lá to 33

    ĐỘNG CƠ LỰA CHỌN ĐIỂM ĐẾN CỦA KHÁCH DU LỊCH HÀN QUỐC ĐẾN MIỀN TRUNG, VIỆT NAM

    Get PDF
    Những năm gần đây khách Hàn Quốc đi du lịch nước ngoài tăng cao và họ là mục tiêu thu hút của nhiều điểm đến. Vì vậy, nghiên cứu động cơ lựa chọn điểm đến của khách Hàn Quốc có ý nghĩa thiết thực trong việc xây dựng những chiến lược thu hút khách của các tỉnh Miền Trung Việt Nam. Nghiên cứu này được thực hiện với ý kiến khảo sát của 203 du khách Hàn Quốc đến khu vực. Kết quả cho thấy, du khách Hàn Quốc lựa chọn điểm đến Miền Trung do nhiều yếu tố thuộc về động cơ đẩy và động cơ kéo. Trong đó, kiến thức và khám phá, văn hóa và tôn giáo, giải trí và thư giãn, thông tin điểm đến, lịch trình chuyến đi hợp lý và thuận tiện, hình ảnh điểm đến... là những yếu tố được du khách đánh giá cao. Có sự khác biệt rõ rệt ở một số yếu tố về động cơ đẩy và động cơ kéo theo lứa tuổi và nghề nghiệp. Trên cơ sở phân tích, chúng tôi đề xuất một số gợi ý chính sách nhằm thu hút khách Hàn Quốc đến Miền Trung du lịch

    Tạo dòng, biểu hiện và tinh sạch tiểu phần thụ thể tái tổ hợp SCARB2 của enterovirus A71 dung hợp foldon peptide

    Get PDF
    Enterovirus A71 (EV-A71) là tác nhân chính gây nên biến chứng nguy hiểm của bệnh Tay Chân Miệng, có thể dẫn đến thương tật, và tử vong ở trẻ nhỏ. Hiện nay, vaccine và hợp chất điều trị EV-A71 còn nhiều hạn chế, chưa được áp dụng rộng rãi. Vì thế, nhiều nghiên cứu tìm giải pháp thay thế hoặc bổ trợ đang được tiến hành, trong đó có bẫy virus. Với chức năng chính là bắt, cố định virus, ngăn sự xâm nhiễm, thể bám của bẫy cấu trúc từ thụ thể liên kết EV-A71, cụ thể là SCARB2. Trong nghiên cứu này, tiểu phần thụ thể tái tổ hợp SCARB2 dung hợp foldon peptide được dòng hóa, biểu hiện, và tinh sạch nhằm tạo thể bám ở dạng trimer hóa có ái lực cao với virus. Vector pET22b-scrb2-IIIx3 được cấu trúc trong E. coli DH5α, protein được biểu hiện trong E. coli BL21(DE3), và chỉ thu được cấu hình monomer, phần lớn ở dạng thể vùi. Việc tái gấp cuộn và tinh sạch protein được tiến hành nhằm đưa protein trở về dạng tan có hoạt tính sinh học. Những kết quả trên cung cấp thêm nhiều thông..

    NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ GIEO SẠ ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY NÂU HP28 TẠI THỪA THIÊN HUẾ.

    No full text
    Rầy nâu Nilaparvata lugens Stal (Homoptera: Delphacidae) là sâu hại nguy hiểm ở tất cả các vùng trồng lúa của Việt Nam. Gieo trồng giống lúa kháng rầy là biện pháp phòng chống rầy nâu có hiệu quả nhất trong hệ thống quản lý dịch hại lúa tổng hợp (IPM). Một trong số những giống lúa được đánh giá có khả năng kháng rầy nâu tại Thừa Thiên Huế là giống HP28. Tuy nhiên, để đưa giống này vào sản xuất trên địa bàn cần phải xây dựng và hoàn thiện quy trình kỹ thuật. Trong nghiên cứu này chúng tôi đánh giá ảnh hưởng của mật độ gieo sạ đến sinh trưởng, phát triển, và năng suất của giống lúa kháng rầy nâu HP28 trong vụ Đông Xuân và Hè Thu tại Thừa Thiên-Huế. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCBD) với 3 lần nhắc lại, diện tích mỗi ô thí nghiệm là 20m2. Kết quả đã xác định được đối với giống lúa HP28 ở Thừa Thiên Huế với mật độ gieo 60kg/ha thóc giống cho năng suất cao nhất và tăng khả năng kháng rầy nâu  ở cả hai vụ Đông Xuân và Hè Thu.Từ khóa: Giống kháng, Nilarpavata lugens, rầy nâu, mật độ gieo s

    NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ GIEO SẠ ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY NÂU HP28 TẠI THỪA THIÊN HUẾ.

    No full text
    Rầy nâu Nilaparvata lugens Stal (Homoptera: Delphacidae) là sâu hại nguy hiểm ở tất cả các vùng trồng lúa của Việt Nam. Gieo trồng giống lúa kháng rầy là biện pháp phòng chống rầy nâu có hiệu quả nhất trong hệ thống quản lý dịch hại lúa tổng hợp (IPM). Một trong số những giống lúa được đánh giá có khả năng kháng rầy nâu tại Thừa Thiên Huế là giống HP28. Tuy nhiên, để đưa giống này vào sản xuất trên địa bàn cần phải xây dựng và hoàn thiện quy trình kỹ thuật. Trong nghiên cứu này chúng tôi đánh giá ảnh hưởng của mật độ gieo sạ đến sinh trưởng, phát triển, và năng suất của giống lúa kháng rầy nâu HP28 trong vụ Đông Xuân và Hè Thu tại Thừa Thiên-Huế. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCBD) với 3 lần nhắc lại, diện tích mỗi ô thí nghiệm là 20m2. Kết quả đã xác định được đối với giống lúa HP28 ở Thừa Thiên Huế với mật độ gieo 60kg/ha thóc giống cho năng suất cao nhất và tăng khả năng kháng rầy nâu  ở cả hai vụ Đông Xuân và Hè Thu.Từ khóa: Giống kháng, Nilarpavata lugens, rầy nâu, mật độ gieo s
    corecore