2 research outputs found

    Khảo sát hoạt tính kháng oxy hóa và kháng khuẩn của cao phân đoạn sắc ký cột silica gel từ cao chiết lá cà na (Elaeocarpus hygrophilus Kurz.)

    Get PDF
    Nghiên cứu nhằm mục đích khảo sát khả năng kháng oxy hóa và kháng vi khuẩn Escherichia coli, Staphylococcus aureus, Bacillus subtilis, Lactobacillus acidophilus của cao phân đoạn sắc ký cột silica gel từ cao chiết lá cây cà na (Elaeocarpus hygrophilus Kurz.). Các phân đoạn cao bao gồm: F1 (dichloromethane : ethyl acetate, 1 : 1 (v/v)), F2 (acetone : ethyl acetate, 9 : 1 (v/v)), F3 (acetone), F4 (methanol). Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu suất thu hồi cao chiết cao nhất ở phân đoạn F4 (20,32 %). Hàm lượng flavonoid (211,33 QE/g cao chiết) cao nhất ở phân đoạn F1. Hàm lượng polyphenol tổng (465,38±2,15 mg GAE/g cao chiết), tannin tổng (782,80±17,07 mg TAE/g cao chiết) cao nhất ở phân đoạn F2. Khả năng khử H2O2, Fe3+ cao nhất ở phân đoạn F2 với giá trị IC50 lần lượt là 20,81±0,06 và 7,40±0,12 (µg/mL). Các phân đoạn đều có khả năng kháng khuẩn (nồng độ 100 mg/mL, 24 giờ). Phân đoạn F2 kháng khuẩn cao nhất với đường kính vòng vô khuẩn là: E. coli (9,8±0,3 mm); S. aureus (4,9±0,1 mm); B. subtilis (5,8±0,3 mm) (khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với F1); L. bacillus (5,8±0,8 mm). Giá trị MIC: E. coli (0,5 mg/mL), B. subtilis (1,0 mg/mL). Giá trị MBC: E. coli (1,5 mg/mL)

    Phân tích mối tương quan trên toàn bộ hệ gene đối với tính trạng màu sắc hạt gạo lức và độ trở hồ các giống lúa mùa ở Đồng bằng sông Cửu Long

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm hiểu mối tương quan giữa tính trạng màu sắc hạt gạo lức và cấp độ trở hồ, đồng thời xác định mối tương quan giữa tính trạng hình thái và phẩm chất đối với các đặc điểm di truyền (các đa hình nucleotide đơn – SNP) để xác định được các SNP ứng viên cho việc đánh giá màu sắc hạt gạo lức cũng như cấp độ trở hồ. Màu sắc hạt gạo lức được mô tả cảm quan. Cấp độ trở hồ của 65 giống lúa mùa được đánh giá bằng phương pháp sinh hóa. Dung dịch KOH 1,7% (w/v) được sử dụng để đánh giá độ trở hồ của các giống lúa ở nhiệt độ phòng trong 23 giờ. Các số liệu của hai tính trạng này được kết hợp với số liệu 24.946 SNP để phân tích mối tương quan trên toàn bộ hệ gene (GWAS) thông qua mô hình tuyến tính tổng quát (GLM). Kết quả 18 SNP được xác định là ứng viên cho tính trạng màu sắc hạt gạo lức ở nhiễm sắc thể 6, 8 và 12; trong đó, có 5 SNP ứng viên định vị trên 5 gene khác nhau liên quan đến tính trạng này. Qua đó, kiểu allele GCTCGCATAAGATTTT được xác định ở 16 SNP ứng viên có liên quan đến tính trạng màu trắng đục của hạt gạo lức. Đối với tính trạng độ trở hồ, chỉ có 2 SNP ứng viên được tìm thấy. Trong đó, SNP ứng viên S08_10088669 có liên quan đến nhiệt hóa hồ thấp với allele G
    corecore