7 research outputs found

    Điều khiển thích nghi theo mô hình tham khảo dựa trên mạng nơ-ron RBF

    Get PDF
    Trong các hệ điều khiển, các tham số của hệ thống thường không biết giá trị chính xác vì các tham số này thường bị thay đổi sau một thời gian, hay không đủ thông tin về các thông số đó. Để giải quyết vấn đề này, một phương pháp điều khiển thích nghi dựa trên mạng nơ-ron hàm bán kính cơ sở xuyên tâm được đề xuất để điều khiển mô hình cầu cân bằng. Đồng thời, tính bền vững của bộ điều khiển được đánh giá bằng cách thay đổi về tín hiệu tham chiếu, khối lượng hòn bi và nhiễu do cảm biến sinh ra. Kiểm nghiệm và mô phỏng trên thông qua phần mềm MATLAB®/Simulink cho thấy hệ thống đáp ứng được tính bền vững khi thay đổi các thông số về khối lượng hòn bi, nhiễu tác động do cảm biến sinh ra và tín hiệu tham chiếu. Kết quả mô phỏng cho đáp ứng bám theo tín hiệu mong muốn. Ngoài ra, nghiên cứu còn là cơ sở để phát triển bộ điều khiển thích nghi cho các mô hình phức tạp như robot ba bánh đa hướng trong tương lai

    KHẢ NĂNG TIẾP CẬN THỊT LỢN AN TOÀN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG THÀNH PHỐ HUẾ

    Get PDF
    Tóm tắt: Nghiên cứu này nhằm mục tiêu đánh giá khả năng tiếp cận thịt lợn an toàn của người tiêu dùng, tạo cơ sở xác định giải pháp đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng. 100 người tiêu dùng ở 4 phường của thành phố Huế được chọn ngẫu nhiên để phỏng vấn bằng bản hỏi bán cấu trúc. Phỏng vấn sâu được tiến hành với 8 cán bộ các ban ngành liên quan và tiểu thương để thu thập thông tin về tình hình quản lý thịt lợn trên địa bàn thành phố. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng 100 % người tiêu dùng mong muốn được sử dụng thịt lợn an toàn và sẵn sàng chi trả thêm, nhưng chỉ 27 % số người được hỏi sẵn sàng chi trả thêm trên 20 % giá thường. Khả năng tiếp cận đến thịt lợn an toàn của người tiêu dùng rất thấp, yếu tố chính cản trở đến khả năng tiếp cận là sự sẵn có của thịt an toàn và lòng tin đối với thịt an toàn. Để đẩy mạnh khả năng tiếp cận thịt an toàn cần chú trọng đến công tác tuyên truyền về thịt lợn an toàn, xây dựng cơ chế quản lý, giám sát từ sản xuất đến cung ứng nhằm củng cố lòng tin cho người tiêu dùng, cũng như tạo ra được sản phẩm sẵn có trên thị trường.Từ khóa: sự sẵn sàng chi trả, khả năng tiếp cận, thịt lợn an toà

    Xây dựng môi trường dựa trên đám mây cho việc giám sát hệ thống năng lượng tòa nhà

    Get PDF
     Bài báo nhằm mục đích xây dựng mô hình sử dụng môi trường dựa trên đám mây để giám sát hệ thống điện trong một khuôn viên với các mục tiêu  nhằm nâng cao chất lượng môi trường sống và sử dụng điện hiệu quả trong bối cảnh phát triển bền vững. Thực tế, việc áp dụng công nghệ LoRaWAN có thể trở thành một giải pháp rất hứa hẹn, do khả năng phủ sóng tốt ở ngoài trời và trong môi trường hỗn hợp, tầm xa thay vì giải pháp LAN hoặc truyền thông đường dây điện PLC. Cách tiếp cận được đưa ra là sử dụng LoraWAN kết hợp với môi trường dựa trên đám mây để giám sát diện rộng một khuôn viên, một tòa nhà hoặc một khu vực. Kết quả đạt được với các thông số nguồn trong hệ thống điện có thể hiển thị trên các thiết bị ứng dụng di động và ứng dụng trình duyệt web, ngoài ra còn xây dựng được cơ sở dữ liệu đám mây để nghiên cứu tiêu thụ năng lượng cho tòa nhà. Trong tương lai, kết quả này sẽ góp phần nhỏ vào thực tiễn Việt Nam đang phát triển Thành phố thông minh, Khu công nghệ cao thông minh và kiểm soát tối ưu việc sử dụng điện của phụ tải trong hệ thống điện phân tán.   
    corecore