16 research outputs found

    Xây dựng ảnh não ba chiều sử dụng phương pháp quang cận hồng ngoại

    Get PDF
    Kỹ thuật quang cận hồng ngoại fNIRS (functional near-infrared spectroscopy) là phương pháp không tiếp xúc được dùng để đo nồng độ hemoglobin của tín hiệu não. Độ phân giải về thời gian của của kỹ thuật này cao (xấp xỉ 1 ms). Tuy nhiên, độ phân giải về không gian thì bị hạn chế (xấp xỉ 10 mm) so với các kỹ thuật không tiếp xúc khác. Do đó trong nghiên cứu này, kỹ thuật fNIRS với 32 cặp thu phát cận hồng ngoại được dùng để đo đáp ứng động học não của 5 người đàn ông trưởng thành khi cho họ thực hiện các phép tính số học. Đặc biệt tọa độ của 256 điểm ảnh 3 chiều được tính toán dựa trên sự phân bố hình học của các cặp thu phát. Hệ số về chiều dài đường đi của các quang tử trong phương trình Beer-Lambert được ước lượng như một hàm của khoảng cách để tính toán độ hấp thụ của ánh sáng. Trị trung bình của nồng độ hemoglobin (Oxy-hemoglobin và deOxy-hemoglobin) được tính từ độ hấp thụ ánh sáng thì được dùng để dựng lại ảnh não 3 chiều. Kết quả đạt được cho thấy phương pháp đề nghị có thể phát hiện tính hoạt động của não với độ phân giải không gian cao hơn so với phương pháp truyền thống

    ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG AN TOÀN TRONG LÒ PHẢN ỨNG WWER-1000 BẰNG PHẦN MỀM MÔ PHỎNG IAEA

    No full text
    In this study, the operation and response capability of safety system in nuclear reactor WWER-1000 was analyzed during the accidents that involved the failure of main circulation pump or feed water pumps. The nuclear reactor WWER-1000 simulator developed by IAEA showed that safety systems such as the EP, the PP and the AUU are capable of controlling the reactor power by adjusting the control rods during the accidents. Also, the ACP allowed the nuclear reactor to operate safely at 65%, 61 % and 39% power for the wheel jam of MCP-1, the trip of MCP-1 and the FWP-1 accident, respectively. Additionally, the water in steam generator remained at the original value (224 mm) by SG water level controller to ensure the heat exchange within the reactor.Bài báo này phân tích và đánh giá khả năng hoạt động và đáp ứng của hệ thống an toàn thụ động trong lò phản ứng WWER-1000 khi xảy ra các sự cố liên quan đến máy bơm. Qua phần mềm mô phỏng lò phản ứng WWER-1000 được phát triển bởi IAEA có thể thấy rằng các hệ thống an toàn như EP, PP và AUU điều khiển công suất lò phản ứng bằng cách điều chỉnh vị trí của các thanh điều khiển trong các tai nạn. Hệ thống ACP đưa lò phản ứng hoạt động an toàn ở các mức công suất lần lượt là 65%, 61 % và 39% công suất ban đầu đối với sự cố máy bơm tuần hoàn số 1 bị kẹt, máy bơm tuần hoàn số 1 bị hỏng và máy bơm nước cấp số 1 bị hỏng. Bên cạnh đó, bộ điều khiển mực nước của các bình sinh hơi giúp ổn định mức nước danh định (224 mm) để đảm bảo khả năng trao đổi nhiệt bên trong lò phản ứng

    NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH ĐẤT NÔNG NGHIỆP SANG ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ, GIAI ĐOẠN 2006 - 2010

    No full text
    Quá trình đô thị hóa đang diễn ra sôi động trên khắp cả nước. Đặc biệt là ở các khu vực trung tâm và ở gần thành phố diện tích đất ở, đất sản xuất kinh doanh và vui chơi giải trí, và nhiều mục đích khác tăng lên mạnh mẽ (i). Để bắt kịp với sự phát triển của đô thị thì sự chuyển dịch đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp phải diễn ra rất mạnh mẽ và có kế hoạch cụ thể. Trong khi đó, quỹ đất nông nghiệp rất hạn chế nên sẽ gây ra áp lực lớn về sử dụng đất (ii). Bên cạnh đó, các cấp chính quyền cũng phải đưa ra các chính sách phát triển công nghiệp hóa và hiện đại hóa phù hợp với quá trình chuyển dịch đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp (iii). Vấn đề đặt ra là, quá trình chuyển dịch này có tác động lớn đến cơ cấu kinh tế, xã hội và môi trường (iv). Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá mức độ tác động của sự chuyển dịch đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp đã làm ảnh hưởng đến cơ cấu kinh tế, đời sống hàng ngày của người dân và đưa ra các giải pháp phù hợp với thực tiễn hiện nay (v

    Nghiên cứu khả năng hấp phụ xanh methylene của than sinh học sản xuất từ cành thanh long (Hylocereus Sp.)

    Get PDF
    Nghiên cứu trình bày quy trình xử lý cành thanh long bằng phương pháp nhiệt phân ở 550oC thu than sinh học, ứng dụng xử lý chất màu xanh methylen (MB) trong nước thải. Kết quả khảo sát cho thấy khi thời gian hấp phụ là 90 phút với nồng độ MB 40 mg/L thì hiệu suất hấp phụ có thể đạt > 95% đối với 0,3 g biochar sử dụng trong khoảng pH 8-11. Nghiên cứu xây dựng mô hình đẳng nhiệt cho thấy quá trình hấp phụ MB bằng than từ cành thanh long phù hợp với mô hình hấp phụ đơn lớp Langmuir với độ tuyến tính R2 = 0,9889 và dung lượng hấp phụ cực đại là 13,7 mg/g. Khảo sát động học cho thấy mô hình động học giả bậc 2 là phù hợp để giải thích động học quá trình hấp phụ MB lên than sinh học. Các kết quả khảo sát này chứng tỏ than sinh học từ nhiệt phân cành thanh long có thể ứng dụng trong lĩnh vực xử lý nước thải bằng phương pháp hấp phụ nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm từ cành thanh long và MB

    CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH VỀ QUÊ LÀM VIỆC CỦA SINH VIÊN KINH TẾ, TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

    Get PDF
    Bài viết trình bày kết quả khảo sát thực trạng chọn nơi làm việc của 385 sinh viên kinh tế, Trường Đại học Cần Thơ sau tốt nghiệp. Thông qua phương pháp phân tích nhân tô? và mô hình hồi quy nhị nguyên, kết quả rút ra được 5 nhân tố tác động đến quyết định về quê làm việc của sinh viên sau tốt nghiệp, xếp theo thứ tự tầm quan trọng: (1) Điều kiện làm việc tại địa phương, (2) Tình cảm quê hương, (3) Chi phí sinh hoạt ở địa phương, (4) Mức lương bình quân tại địa phương, (5) Chính sách ưu đãi của địa phương. Kết quả phân tích hồi quy cũng cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa sinh viên nam và nữ trong quyết định về quê làm việc. Trong khi đó, những sinh viên nào chịu sự chi phối bởi người thân khi quyết định chọn nơi làm việc thì sẽ có xu hướng về quê làm việc cao hơn so với những sinh viên không bị ảnh hưởng bởi gia đình

    Đặc điểm sinh học sinh sản của cá lưỡi trâu vảy to (Cynoglossus arel) ở vùng biển Kiên Giang

    Get PDF
    Nghiên cứu về đặc điểm sinh học sinh sản của cá lưỡi trâu vảy to (Cynoglossus arel) được thực hiện trong vòng một năm từ tháng 09 năm 2017 đến tháng 08 năm 2018. Mẫu cá được thu mỗi tháng một lần ở vùng biển Kiên Giang, có tổng cộng 780 mẫu cá được thu trong thời gian nghiên cứu. Các mẫu cá được rửa bằng nước sạch, sau đó được làm lạnh và chuyển đến phòng thí nghiệm tại Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ để bảo quản trong tủ đông (-20oC) và tiến hành phân tích. Nghiên cứu tập trung vào đặc điểm sinh học sinh sản như tỷ lệ giới tính, giai đoạn phát triển buồng trứng, chỉ số tuyến sinh dục, mùa sinh sản, sức sinh sản. Kết quả nghiên cứu cho thấy cá lưỡi trâu vảy to có mùa vụ sinh sản chính tập trung chủ yếu vào tháng 04 và tháng 10. Sức sinh sản tuyệt đối trung bình 11.938±1.523 trứng/cá thể cái, sức sinh sản tương đối trung bình khoảng 112±15 trứng/g cá cái với khối lượng thân 88,03-154,23 g/con

    Đặc điểm hình thái của cá lưỡi trâu vảy to (Cynoglossus arel) ở vùng biển Kiên Giang

    Get PDF
    Nghiên cứu đặc điểm hình thái cá lưỡi trâu vảy to ở vùng biển Kiên Giang được thực hiện từ tháng tháng 09 năm 2017 đến tháng 08 năm 2018. Mẫu cá sau khi thu được rữa sạch, cho vào thùng đá bảo quản lạnh và chuyển về phòng thí nghiệm của Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ để phân tích. Kết quả nghiên cứu cho thấy cá lưỡi trâu vảy to có thân dài, dẹp về hai bên cơ thể. Mắt nhỏ, nằm một bên đầu. Hàng vảy đường bên từ 56 đến 70 vảy, còn ở giữa đường bên bên mắt của cơ thể có 7-9 vảy. C. arel là loài sống đáy. Hệ thống ống tiêu hóa của cá gồm miệng nhỏ có dạng móc câu, hàm không đối xứng, không có lược mang, dạ dày nhỏ (không phân biệt rõ rệt) và ruột non với thành ruột mỏng
    corecore