380 research outputs found

    HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT SẮN Ở HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH

    Get PDF
    Tóm tắt: Hiệu quả kinh tế sản xuất sắn ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình được nghiên cứu thông qua khảo sát 200 hộ trồng sắn trên địa bàn 2 xã Phú Định và Cự Nẫm – huyện Bố Trạch. Sử dụng phân tích hồi quy đa biến để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố gồm diện tích trồng sắn, chi phí trung gian, giá trị trang thiết bị, số công lao động đến năng suất sắn. Kết quả nghiên cứu cho thấy công lao động bình quân/sào có ảnh hưởng lớn nhất, tiếp theo là diện tích đất trồng sắn, còn mức ảnh hưởng của giá trị thiết bị là không đáng kể đến năng suất sắn. Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất sắn là khá cao: bình quân hộ nông dân thu được 16,5 triệu đồng/sào thu nhập hỗn hợp (GO) và 3,7 triệu đồng/sào giá trị gia tăng (VA). Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng nhìn chung, hoạt động sản xuất sắn ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình thời gian qua phát triển khá tốt, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập và cải thiện mức sống cho người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo ở địa phương.Từ khóa: hiệu quả kinh tế, sản xuất sắn, Bố Trạch, Quảng Bìn

    Đánh giá hiệu suất mô hình phức hợp LSTM-GRU: nghiên cứu điển hình về dự báo chỉ số đo lường xu hướng biến động giá cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh

    Get PDF
    Thị trường chứng khoán là một hệ thống chuyển động phi tuyến rất phức tạp và quy luật biến động của nó bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố, vì vậy việc dự đoán chỉ số giá cổ phiếu là một nhiệm vụ rất khó khăn. Mô hình mạng nơ-ron với bộ nhớ ngắn hạn định hướng dài hạn (LSTM), mạng nơ-ron hồi tiếp với nút cổng (GRU) và các phức hợp được thiết kế bằng ngôn ngữ lập trình Python với các gói phụ trợ có sẵn, cho thấy kết quả dự báo với độ chính xác cao, hiệu suất của mô hình LSTM-GRU Hybrid cho kết quả tốt nhất. Thông qua mô hình LSTM-GRU Hybrid, nghiên cứu dự báo xu hướng biến động chỉ số VNIndex 100 ngày tiếp theo cho kết quả chỉ số VNIndex có xu hướng tăng. Điều đó gián tiếp chỉ ra rằng thị trường chứng khoán Việt Nam có dấu hiệu khởi sắc trở lại cùng với các chính sách mới của Chính phủ

    FIELD EVALUATION OF RICE LINES FROM IRRI AGAINST BACTERIAL LEAF BLIGHT IN THUA THIEN HUE – VIETNAM

    Get PDF
    Abstract: Xanthomanas campestris pv. oryzae is the causal agent of rice bacterial blight, a destructive rice disease worldwide, is increasing recently in Vietnam. Many people attempted to control this disease by chemical sprays. However, there are claims and counterclaims about the performance of many chemicals because they are hazardous to human health and environment. The most accepted and promising strategy is breeding resistant cultivars. In this study, 66 rice lines provided by IRRI were evaluated the resistance to bacterial leaf blight in Thua Thien Hue of Vietnam. The experiment was laid out in a completely randomized design (CRD) without replication in Spring-Summer 2015 in the open field at Quang Dien, Thua Thien Hue. The results showed that rice lines were high resistance against bacterial leaf blight. The IR 12 line performed the highest susceptant level to bacterial leaf blight. Based on agronomic traits and level of bacterial leaf blight resistance, IR 3, IR 4, IR 46, IR 28, IR 6, IR 18, IR 14 và IR 26 lines were selected for breeding progra

    RÀO CẢN TRONG Ý ĐỊNH SỬ DỤNG XE BUÝT LÀM PHƯƠNG TIỆN ĐI LẠI CỦA NGƯỜI DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

    Get PDF
    Tóm tắt: Xe buýt là phương tiện giao thông đường bộ được sử dụng phổ biến trên toàn quốc, nhưng đối với Thừa Thiên Huế, số người tham gia sử dụng xe buýt còn rất khiêm tốn. Mục đích của nghiên cứu là phân tích, đánh giá và đo lường mức độ ảnh hưởng của các rào cản ảnh hưởng đến ý định sử dụng xe buýt của người dân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Phương pháp phân tích nhân tố được sử dụng với tập hợp 20 biến, đại diện cho 5 nhóm nhân tố. Các bước phân tích độ tin cậy và phân tích hồi quy tương quan, cho thấy có 15/20 biến quan sát được người dân đánh giá từ trung bình đến khá tốt (3,04–3,67), chỉ có 5/20 biến được đánh giá tốt (> 4,00). Điển hình, một số biến có sự khác biệt lớn như: sử dụng xe buýt tiết kiệm chi phí hơn so với phương tiện khác (4,32) với biến Sử dụng phương tiện cá nhân có chi phí thấp hơn xe buýt (4,12). Kết quả hồi quy cho thấy cả 5 nhóm nhân tố là rào cản ảnh hưởng đến ý định sử dụng xe buýt. Trong đó, tác động mạnh nhất là nhân tố Sự hấp dẫn của phương tiện cá nhân, kế đến Nhận thức kiểm soát hành vi, Chuẩn chủ quan (Ảnh hưởng của xã hội), Nhận thức về môi trường và cuối cùng là nhân tố Sự hữu ích của xe buýt.Từ khóa: rào cản, ý định sử dụng, phương tiện xe buý

    ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT CAO SU TIỂU ĐIỀN TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

    Get PDF
    Tóm tắt: Nghiên cứu làm sáng tỏ hiện trạng sản xuất cao su tiểu điền ở Thừa Thiên Huế với các nội dung bao gồm: yếu tố khí hậu, các giai đoạn phát triển cao su, bộ giống, tình hình áp dụng các biện pháp kỹ thuật, sinh trưởng phát triển vườn cây. Nghiên cứu được tiến hành ở 240 hộ của 10 xã thuộc 4 huyện trong thời gian 2015–2017. Diện tích cao su toàn tỉnh là 9412 ha, phân bố ở 6545 nông hộ ở 26 xã thuộc 5 huyện, trong đó 10 xã dân tộc thiểu số. Chế độ cạo dày đặc được áp dụng S/2$ 2,24d/1 7–9m/12. Số tháng cạo bình quân 7,7 tháng/năm. Có 8 dòng vô tính xác định: RRIM600, GT1, PB260, PB235, RRIV2, RRIV3, RRIV4, RRIC121. Các biện pháp trồng xen, quản lý giữa hàng, bón phân, BVTV… chưa được chú trọng đúng mức. Bệnh rụng lá phát sinh cao điểm vào mùa ra lá mới tháng 2–4, chiếm tỷ lệ 31,3 %. Bệnh loét sọc mặt cạo, khô miệng cạo chiếm tỷ lệ khá cao, lần lượt là 23,7 % và 8,4 %. Sự sinh trưởng của các dòng 8 đến 9 năm tuổi RRIM600, GT1 và PB260 khá tốt, thể hiện ở chiều cao dưới cành thích hợp, chu vi thân đạt khá, độ dày vỏ nguyên sinh đảm bảo. Năng suất trung bình chỉ đạt 17,8 ± 18,9 kg mủ tươi/lần cạo/ha. Sản lượng ước tính ở các vườn sinh trưởng tốt đạt khoảng 1267,2 ± 150,9 kg/ha/năm.Từ khóa: cao su tiểu điền, dòng vô tính, hiện trạng sản xuất, Thừa Thiên Hu

    ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ ĐẾN MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA RỆP SÁP BỘT HỒNG HẠI SẮN Phenacoccus manihoti Matile-Ferrero

    Get PDF
    Tóm tắt: Cây sắn có nhiều sâu bệnh hại, trong đó rệp sáp bột hồng Phenacoccus manihoti Matile-Ferrero (Hemiptera: Pseudococcidae) là loài có khả năng lây lan nhanh nếu gặp điều kiện nhiệt độ và thức ăn thích hợp. Nghiên cứu này được tiến hành trong phòng thí nghiệm nhằm xác định ảnh hưởng của 6 mức nhiệt độ (20; 22,5; 25; 27,5; 30 và 32,5 °C) đến sự sinh trưởng và phát triển của rệp sáp bột hồng. Kết quả cho thấy khi nhiệt độ càng cao thời gian phát dục của rệp qua các tuổi càng rút ngắn. Thời gian phát dục từ trứng đến trưởng thành là ngắn nhất ở 32,5 °C và dài nhất ở 20 °C. Nhiệt độ càng cao thì thời gian sống của rệp trưởng thành càng ngắn. Rệp trưởng thành có khả năng đẻ trứng ở 20 °C. Khi nhiệt độ tăng, số lượng trứng đẻ và tỷ lệ sinh sản tăng và đạt cao nhất ở 30 °C. Rệp bắt đầu đẻ trứng vào 4,1 ngày sau vũ hóa ở 30 °C và 3,1 ngày sau vũ hóa ở 32,5 °C, sớm hơn so với ở nhiệt độ thấp hơn. Số lượng trứng đẻ cao nhất vào ngày thứ 5 và 6 sau vũ hóa ở 25–30 °C và 9–10 ngày sau vũ hóa ở 20–22,5 °C.  Từ khóa: khả năng đẻ trứng, nhiệt độ, phát dục, Phenacoccus manihoti, rệp sáp bột hồng hại sắ

    Ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến sản xuất nông nghiệp, thủy sản huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá tác động của xâm nhập mặn (mùa khô năm 2016) đến sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản của người dân vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long (trường hợp nghiên cứu tại huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng). Nghiên cứu sử dụng phương pháp phỏng vấn nông hộ (sản xuất lúa và nuôi tôm) và chính quyền địa phương nhằm điều tra về ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản đầu năm 2016. Kết quả nghiên cứu cho thấy, xâm nhập mặn (mùa khô năm 2016) ảnh hưởng chủ yếu đến sản xuất lúa 02 vụ. Trong khi đó, để giảm ảnh hưởng từ xâm nhập mặn, người nuôi tôm đã pha loãng nước trong vuông tôm vì độ mặn trong nước trên hệ thống kênh tại địa phương cao hơn so với nhu cầu và khả năng thích nghi của tôm nuôi. Người dân thực hiện bằng cách pha thêm nguồn nước dưới đất và nước cấp để làm giảm nồng độ mặn trong nước. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, xâm nhập mặn còn một số tác động đáng kể đến số lượng lao động di cư tự do (đến vùng khác làm thuê) của người dân gây ra sự biến động nguồn lao động tại vùng nghiên cứu

    HIỆN TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TỈNH BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN 1997 – 2017

    Get PDF
    Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tỉnh Bình Dương luôn có tốc độ phát triển kinh tế cao, quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, tỷ lệ dân nhập cư lớn là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến biến động về quy mô, cơ cấu và chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong thời gian vừa qua. Bài báo sử dụng phương pháp viễn thám và GIS thành lập bản đồ biến động sử dụng đất của tỉnh Bình Dương giai đoạn 1997 - 2017. Kết quả xây dựng bản đồ biến động cho thấy có sự chuyển đổi mục đích sử dụng đất khá lớn giữa các loại đất ở tỉnh Bình Dương trong giai đoạn 1997 – 2017. Dựa trên cơ sở bản đồ biến động sử dụng đất, nhóm nghiên cứu phân tích hiện trạng và nguyên nhân dẫn tới biến động sử dụng đấ

    ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT HÀNH TĂM (ALLIUM SCHOENOPRASUM) TRÊN CÁC VÙNG ĐẤT CÁT VEN BIỂN TỪ NĂM 2010 ĐẾN 2014 TẠI QUẢNG TRỊ

    Get PDF
    Nghiên cứu của chúng tôi được tiến hành nhằm đánh giá thực trạng, phát hiện những hạn chế tạo cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp hữu hiệu thúc đẩy phát triển sản xuất ném trên đất cát ven biển tỉnh Quảng Trị bền vững. Kết quả nghiên cứu cho thấy: 1) Diện tích trồng ném củ của các hộ đạt 232,4-486,9 m2/hộ (2010) và tăng lên 349,7-785,3 m2/hộ (2014). Năng suất ném giữa các nhóm hộ năm 2010 là 265,9-315,8 kg/sào và tăng lên 294,3-319,7 kg/sào năm 2014; 2) Thời vụ trồng ném từ 01/9 đến 20/9 và mật độ trồng 84-118 củ/m2; 3) Đa số các hộ bón thúc phân dưới 5 lần/vụ, phun thuốc bảo vệ thực vật dưới 3 lần/vụ, làm cỏ trên 3 lần/vụ và không tưới nước cho ném; 4) Sâu bệnh hại chính trên cây ném năm 2012-2014 là Stemphylium botrysum, Sclerotium rolfsii, Erwinia carotovora, Spedoptera exigua và Spedoptera litura; 5) Trên cùng diện tích, nhóm hộ giàu-khá sử dụng phân hữu cơ và phân đạm nhiều hơn nhóm hộ nghèo nhưng chi phí thuốc bảo vệ thực vật thấp hơn. Nhóm hộ giàu-khá chủ yếu bảo quản ném củ sau thu hoạch 3-6 tháng rồi bán (79,5%) còn nhóm hộ nghèo chủ yếu bán ném cây (65,6%); 6) Mỗi ha ném cho lãi ròng 156,16 triệu đồng/ha, cao gấp từ 3,5-5,0 lần so với nhiều cây trồng khác như khoai lang, đậu đỗ, dưa các loại

    ỨNG DỤNG MÔ HÌNH TOÁN THỦY LỰC MỘT CHIỀU ĐÁNH GIÁ VÀ DỰ BÁO TÌNH HÌNH XÂM NHẬP MẶN TRÊN HỆ THỐNG SÔNG CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH

    Get PDF
    Xâm nhập mặn là một trong những vấn đề lớn mà người dân ở đồng bằng sông Cửu Long đang phải đối mặt. ở Trà Vinh, với việc tự phát mở rộng nuôi trồng thủy sản (NTTS), hệ thống các công trình thủy lợi (CTTL) (được thiết kế ban đầu nhằm hạn chế XNM) đã được vận hành theo hướng lấy nước mặn để NTTS làm cho mặn xâm nhập sâu vào nội đồng. Trong nghiên cứu này, mô hình thủy động lực học một chiều (MIKE-11) được áp dụng để đánh giá tình hình XNM trên hệ thống sông chính thuộc tỉnh Trà Vinh và dự báo sự XNM do nước biển dâng (NBD) và suy giảm lưu lượng nước thượng nguồn trong tương lai. Mô hình được xây dựng dựa trên cơ sở dữ liệu năm 2005; đây là kịch bản gốc để đánh giá tính chính xác của mô hình được áp dụng và so sánh với các kịch bản dự báo XNM vào các năm 2020 và 2030.  Kết quả mô phỏng cho thấy trong điều kiện NBD, mặn sẽ xâm nhập sâu vào trong các hệ thống sông / kênh; mặc dù vậy, nếu các cống được vận hành theo thiết kế ban đầu thì XNM có thể được hạn chế
    corecore