12 research outputs found

    ĐẶC ĐIỂM VỎ PHONG HOÁ TRÊN ĐÁ GRANODIORIT PHỨC HỆ BẾN GIẰNG – QUẾ SƠN KHU VỰC NAM ĐÔNG, THỪA THIÊN HUẾ

    Get PDF
    Based on field surveys and indoor analyses, we present major characteristics of weathering crust developing on the Que Son granodiorite in the Nam Dong area, Thua Thien Hue (Central Vietnam), including zonation, chemical and mineral compositions, particle-size distribution and physicomechanical properties. The results show that the granodiorite is highly weathered, generating an 8–10 m thick weathering crust with clear zonation. Chemically, the weathering crust is classified into the SiAlFe type with a high concentration of aluminum (Al2O3: 24,5 wt.%) coupled with an extremely low concentration of calcium and sodium (CaO: 0,1 wt.%, Na2O: 0,1 wt.%); the chemical index of alteration is very high at 91,9. Weathering products are predominantly composed of clay and sandy clay. The weathering products consist of clay and silt with a fraction of clay and dust in the completely weathered zone at 65,7–87,8 wt.%, and this fraction decreases with depth. The clay minerals include kaolinite, illite and allophane/ imogolite. The particle-size composition and physicomechanical properties of the soils (moisture, volumetric soil density, saturated index) tend to gradually decrease in deeper zones. These parameters tend to increase in the rainy season, particularly during and/or after long-time heavy rain, making soils saturated, increasing volume and stability lost, which generates landslide masses in the talus slopes, notably along Road 14B and other minor roads in the area.Bài báo giới thiệu đặc điểm cơ bản của vỏ phong hoá phát triển trên đá granodiorit phức hệ Bến Giằng – Quế Sơn ở khu vực Nam Đông, Thừa Thiên Huế, bao gồm tính phân đới, thành phần hoá học – khoáng vật, thành phần hạt và tính chất cơ lý. Kết quả cho thấy các đá granodiorit ở khu vực bị phong hoá mạnh, tạo tầng phong hoá dày 8–10 m và phân đới tương đối rõ. Vỏ phong hoá thuộc kiểu SiAlFe với hàm lượng nhôm cao (24,5%), kiềm rất thấp (0,1% CaO va 0,1% Na2O) và chỉ số phong hoá hoá học cao (CIA: 91,9). Sản phẩm phong hoá ở các đới chủ yếu là đất sét và đất sét pha, hàm lượng nhóm hạt sét – bụi trong đới phong hoá hoàn toàn là 65,7–87,8% và giảm dần theo chiều sâu. Khoáng vật sét chủ yếu gồm kaolinit, illit và allophan/imogolit. Thành phần hạt và các tính chất cơ lý của đất (độ ẩm, khối lượng thể tích tự nhiên, độ rỗng và độ bão hoà) có xu hướng tăng dần khi xuống sâu. Ngoài ra, vào mùa mưa, các giá trị này đều gia tăng, đặc biệt khi có mưa lớn và kéo dài, khiến cho đất mất cân bằng và thường xuyên gây trượt lở trên mái dốc dọc các tuyến giao thông của địa bàn

    XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH CẢNH BÁO NGUY CƠ NGẬP LŨ LƯU VỰC SÔNG LẠI GIANG, TỈNH BÌNH ĐỊNH

    No full text
    Ngập lũ là thiên tai tự nhiên thường xuyên xảy ra trên các lưu vực sông ở các tỉnh miền Trung, trong đó có lưu vực sông Lại Giang, tỉnh Bình Định. Với đặc điểm lưu vực sông thường ngắn, dốc; mưa có cường độ lớn và tập trung trong thời gian ngắn, nên thời gian truyền lũ về hạ lưu trên những lưu vực này thường rất ngắn, chỉ từ 3 giờ và 6 giờ. Đây là khó khăn rất lớn trong các bài toán dự báo, cảnh báo ngập lũ vùng hạ lưu trong việc đảm bảo thời gian dự báo nhằm đáp ứng kịp thời cho công tác phòng tránh thiên tai. Các phương pháp dự báo lũ trên mô hình thủy văn – thủy lực, đặc biệt trên mô hình hai chiều thường cho kết quả chính xác, trực quan trên diện rộng nhưng thời gian tính toán trên máy tính thường rất dài nên khó ứng dụng trong thực tế. Để khắc phục hạn chế trên, trên cơ sở ứng dụng tổ hợp phương pháp mô hình hóa và GIS, bài báo sẽ trình bày xây dựng chương trình cảnh báo nguy cơ ngập lũ lưu vực sông Lại Giang từ lượng mưa dự báo. Chương trình được xây dựng theo phương pháp nhận dạng tượng tự từ kết quả mô phỏng ngập lũ của 48 kịch bản mưa khác nhau trên lưu vực sông Lại Giang. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng chương trình đáp ứng được thời gian dự báo, đáp ứng được mục tiêu cảnh báo ngập lũ trên lưu vực sông Lại Giang

    ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT THỦY VĂN TỈNH ĐẮK NÔNG

    No full text
    Trên cơ sở điều kiện tự nhiên, kết quả nghiên cứu của các phương án điều tra địa chất thuỷ văn và các công trình khai thác nước tại khu vực tỉnh Đắk Nông, tác giả đã phân chia khu vực tỉnh Đắk Nông thành 5 tầng chứa nước và một số thành tạo cách nước. Đồng thời, tác giả đã đánh giá quy luật phân bố, bề dày, mức độ thấm nước, chứa  nước, tính chất thuỷ lực, nguồn cung cấp, thoát nước, thành phần hoá học và khả năng khai thác của các tầng chứa nước tồn tại trong khu vực, làm cơ sở cho việc quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Nông
    corecore