13 research outputs found

    PHÂN VÙNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC CHO NUÔI TÔM Ở ĐẦM PHÁ TAM GIANG – CẦU HAI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA GIS

    Get PDF
    Tóm tắt: Phân vùng chất lượng nước cho mục đích nuôi tôm ở đầm phá Tam Giang – Cầu Hai được tiến hành với sự hỗ trợ của công nghệ GIS. Mẫu nước được thu ở 44 điểm trong mùa mưa và mùa khô. Kết quả cho thấy các yếu tố nhiệt độ, pH, DO, độ mặn, độ kiềm, N–NH3 mùa khô cao hơn mùa mưa. Giá trị trung bình của các yếu tố môi trường biến động qua các mùa như sau: 22,8–29,3 °C (nhiệt độ), 6,09–8,87 (pH), 3,76–8,25 mg/L (DO), 0,3–28,5‰ (độ mặn), 17,9–107 mg/L (độ kiềm) và 0,019–0,725 mg/L (N–NH3). Vùng diện tích có pH < 7, không phù hợp cho lấy nước nuôi tôm, chiếm 2,34% (mùa khô) và 26,7% (mùa mưa) diện tích đầm phá, phân bố chủ yếu ở phía Bắc phá Tam Giang và các khu vực gần bờ, gần các cửa sông đổ vào đầm phá, gần các kênh nước thải nuôi trồng thủy sản và sinh hoạt. Độ mặn thấp (dưới 5‰) không phù hợp cho nuôi tôm tập trung chủ yếu ở Bắc phá Tam Giang với 17,06% diện tích đầm phá. Vùng đầm phá với độ kiềm thấp (<60 mg/L), không phù hợp cho lấy nước nuôi tôm, chiếm 87,87% diện tích đầm phá (mùa mưa) và 34,21% diện tích đầm phá (mùa khô). Hàm lượng N–NH3 không phù hợp cho hoạt động nuôi tôm (≥0,3 mg/L) chiếm 23,2% diện tích đầm phá (mùa khô) và mùa mưa là 52,6% diện tích đầm phá.Từ khóa: chất lượng nước, Tam Giang – Cầu Hai, nuôi tô

    ỨNG DỤNG CHỈ SỐ CHẤT LƯỢNG NƯỚC (WQI) VÀ HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ (GIS) ĐỂ PHÂN VÙNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC NUÔI TÔM Ở ĐẦM PHÁ XÃ PHÚ THUẬN, HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

    No full text
    Kết quả nghiên cứu cho thấy, tháng 6, 7, 8 có chỉ số chất lượng nước biến động từ 76,85 đến 79,36 điểm, đạt loại 2, loại tốt. Ngược lại các tháng 9, 10 chỉ số chất lượng nước thấp hơn, biến động từ 69,25 đến 69,31 điểm, đạt loại 3, loại trung bình. Nhóm các điểm khu vực gần bờ (PT 1, 5, 6, 9) có chỉ số chất lượng nước cao hơn nhóm các điểm xa bờ (PT 2, 3, 4, 7, 8).Kết quả phân vùng chất lượng nước nuôi tôm cho thấy các tháng 6,7,8 có 100% diện tích mặt nước đầm phá xã Phú Thuận đều đạt loại tốt. Chất lượng nước tháng 9 có đến 203,65ha diện tích mặt nước đạt loại trung bình chiếm 40,8% (tập trung ven bờ, cách bờ khoảng 1000m), diện tích mặt nước đạt loại tốt chiếm 59,2%. Tháng 10 có diện tích mặt nước đạt loại III khoảng 241ha chiếm 48,5% (tăng 7.7% so với tháng 9) tập trung vùng ven bờ, cách bờ 1000m.Từ khóa: chất lượng nước, chỉ số chất lượng nước, phân vùng chất lượng nước, đầm phá xã Phú Thuậ

    ỨNG DỤNG HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ (GIS) NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG HỮU CƠ VÀ VI SINH NƯỚC Ở ĐẦM SAM CHUỒN THUỘC XÃ PHÚ MỸ, HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG NUÔI TÔM

    No full text
    Đề tài đã nghiên cứu và thiết lập được các bản đồ GIS về các yếu tố môi trường theo không gian. Kết quả nghiên cứu cho thấy hiện trạng hữu cơ ở khu vực nghiên cứu nằm trong ngưỡng thích hợp cho việc phát triển hoạt động nuôi tôm trên địa bàn. Hàm lượng DO trung bình biến động từ 5,56 ÷ 6,48 mg/l. Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD) tại khu vực nghiên cứu dao động từ 3,33mg/l đến 6,09mg/l. Giá trị BOD5 trung bình chung toàn đầm là 4,62 ± 0,33mg/l. Nitrate dao động từ 0,14 ÷ 0,29mg/l. Hàm lượng PO43- biến động từ 0,16 đến 0,19mg/l, trung bình là 0,17 ± 0,01mg/l. TDS trung bình toàn đầm là 11,78 ± 0,37mg/l. Hiện trạng vi sinh ở khu vực khảo sát cũng nằm trong giới hạn cho phép, thích hợp cho hoạt động nuôi tôm. Mật độ Total Coliforms trung bình toàn đầm là 209,86 ± 51,52 MPN/100ml. Kết quả nội suy cho thấy biến động chất lượng nước theo không gian không lớn, riêng các thông số pH và BOD5, TC, TDS có sự sai khác lớn giữa khu vực gần bờ và khu vực xa bờ. Giá trị pH thấp tại các điểm nghiên cứu, đặc biệt ở các điểm PM1, PM5, PM6. Việc thể hiện chất lượng nước lên các bản đồ chuyên đề là một hướng nghiên cứu mới. Kỹ thuật xử lý không gian cho kết quả rõ ràng và chính xác, qua đó thể hiện tính ưu việt của công cụ GIS. Từ khóa: Hiện trạng hữu cơ, hiện trạng vi sinh, hệ thống thông tin địa lý, GIS, chất lượng nước

    ỨNG DỤNG HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ (GIS) NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG HỮU CƠ VÀ VI SINH NƯỚC Ở ĐẦM SAM CHUỒN THUỘC XÃ PHÚ MỸ, HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG NUÔI TÔM

    No full text
    Đề tài đã nghiên cứu và thiết lập được các bản đồ GIS về các yếu tố môi trường theo không gian. Kết quả nghiên cứu cho thấy hiện trạng hữu cơ ở khu vực nghiên cứu nằm trong ngưỡng thích hợp cho việc phát triển hoạt động nuôi tôm trên địa bàn. Hàm lượng DO trung bình biến động từ 5,56 ÷ 6,48 mg/l. Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD) tại khu vực nghiên cứu dao động từ 3,33mg/l đến 6,09mg/l. Giá trị BOD5 trung bình chung toàn đầm là 4,62 ± 0,33mg/l. Nitrate dao động từ 0,14 ÷ 0,29mg/l. Hàm lượng PO43- biến động từ 0,16 đến 0,19mg/l, trung bình là 0,17 ± 0,01mg/l. TDS trung bình toàn đầm là 11,78 ± 0,37mg/l. Hiện trạng vi sinh ở khu vực khảo sát cũng nằm trong giới hạn cho phép, thích hợp cho hoạt động nuôi tôm. Mật độ Total Coliforms trung bình toàn đầm là 209,86 ± 51,52 MPN/100ml. Kết quả nội suy cho thấy biến động chất lượng nước theo không gian không lớn, riêng các thông số pH và BOD5, TC, TDS có sự sai khác lớn giữa khu vực gần bờ và khu vực xa bờ. Giá trị pH thấp tại các điểm nghiên cứu, đặc biệt ở các điểm PM1, PM5, PM6. Việc thể hiện chất lượng nước lên các bản đồ chuyên đề là một hướng nghiên cứu mới. Kỹ thuật xử lý không gian cho kết quả rõ ràng và chính xác, qua đó thể hiện tính ưu việt của công cụ GIS. Từ khóa: Hiện trạng hữu cơ, hiện trạng vi sinh, hệ thống thông tin địa lý, GIS, chất lượng nước

    ỨNG DỤNG HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ (GIS) PHÂN VÙNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Ở PHÁ TAM GIANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

    No full text
    Các yếu tố nhiệt độ, DO, NH3 mùa khô cao hơn mùa mưa, biến động khá đồng đều giữa các khu vực của phá Tam Giang và thích hợp cho hoạt động NTTS theo QCVN 02-19: 2014/BNNPTNT. Giá trị pH mùa mưa thấp hơn mùa khô. Khu vực phía Bắc phá có pH thấp (pH < 7) và không phù hợp cho NTTS với phần diện tích chiếm 1/10 ÷ 1/5 toàn phá. Độ mặn mùa khô cao hơn mùa mưa. Khu vực phía Bắc phá (quanh các điểm TG1÷TG6) có độ mặn thấp dưới 5ppt chỉ phù hợp lấy nước nuôi thủy sản nước ngọt hoặc nuôi cá lồng nước ngọt trên phá. Độ kiềm mùa khô cao hơn mùa mưa. Phía Bắc phá, quanh các điểm TG1÷TG12 có độ kiềm thấp hơn 60mg/l với diện tích xấp xỉ 55% ở cả 2 mùa, không thích hợp cho hoạt động NTTS lợ mặn, chỉ phù hợp phát triển nuôi thủy sản nước ngọt. Chỉ số chất lượng nước VN-WQI mùa khô cao hơn mùa mưa và thích hợp cho việc lấy nước NTTS ven phá. Chỉ số chất lượng nước mùa khô chủ yếu đạt loại I (rất tốt) và II (tốt) (trừ điểm TG1 đạt loại III, loại trung bình). Trái lại, mùa mưa chất lượng nước đạt cả 3 loại trung bình (TG1÷TG6), tốt và rất tốt. Từ khóa: chất lượng nước, chỉ số chất lượng nước, VN-WQI, phân vùng chất lượng nước, phá Tam Gian

    ỨNG DỤNG HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ (GIS) PHÂN VÙNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Ở PHÁ TAM GIANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

    No full text
    Các yếu tố nhiệt độ, DO, NH3 mùa khô cao hơn mùa mưa, biến động khá đồng đều giữa các khu vực của phá Tam Giang và thích hợp cho hoạt động NTTS theo QCVN 02-19: 2014/BNNPTNT. Giá trị pH mùa mưa thấp hơn mùa khô. Khu vực phía Bắc phá có pH thấp (pH < 7) và không phù hợp cho NTTS với phần diện tích chiếm 1/10 ÷ 1/5 toàn phá. Độ mặn mùa khô cao hơn mùa mưa. Khu vực phía Bắc phá (quanh các điểm TG1÷TG6) có độ mặn thấp dưới 5ppt chỉ phù hợp lấy nước nuôi thủy sản nước ngọt hoặc nuôi cá lồng nước ngọt trên phá. Độ kiềm mùa khô cao hơn mùa mưa. Phía Bắc phá, quanh các điểm TG1÷TG12 có độ kiềm thấp hơn 60mg/l với diện tích xấp xỉ 55% ở cả 2 mùa, không thích hợp cho hoạt động NTTS lợ mặn, chỉ phù hợp phát triển nuôi thủy sản nước ngọt. Chỉ số chất lượng nước VN-WQI mùa khô cao hơn mùa mưa và thích hợp cho việc lấy nước NTTS ven phá. Chỉ số chất lượng nước mùa khô chủ yếu đạt loại I (rất tốt) và II (tốt) (trừ điểm TG1 đạt loại III, loại trung bình). Trái lại, mùa mưa chất lượng nước đạt cả 3 loại trung bình (TG1÷TG6), tốt và rất tốt. Từ khóa: chất lượng nước, chỉ số chất lượng nước, VN-WQI, phân vùng chất lượng nước, phá Tam Gian

    Phân vùng chất lượng nước nuôi trồng thủy sản ở đầm Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên - Huế

    Get PDF
    Phân vùng chất lượng nước nuôi trồng thủy sản (NTTS) ở đầm Cầu Hai được thực hiện bằng cách so sánh với các bộ tiêu chuẩn (QCVN02-19:2014/BNNPTNT,QCVN08-MT:2015/BTNMT,QCVN38:2011/BTNMT) dưới sự hỗ trợ của công nghệ GIS. Các yếu tố nhiệt độ, DO, nitrate thích hợp cho hoạt động NTTS. Giá trị pH phù hợp cho hoạt động NTTS vào mùa khô là 100% diện tích và mùa mưa là 79,4% diện tích. Độ mặn hầu hết phù hợp để lấy nước nuôi tôm. Độ kiềm không phù hợp cho NTTS ở mùa mưa và mùa khô lần lượt là 88,04% và 28,92%. Hàm lượng BOD5 vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Hàm lượng phosphate không phù hợp cho hoạt động NTTS 91,13% diện tích vào mùa mưa và 53,57% vào mùa khô. Hàm lượng NH3 vượt giới hạn cho phép với 41,68% diện tích (mùa mưa) và 36,55% diện tích (mùa khô). Tổng coliform cao hơn giới hạn cho phép với 63,33% diện tích (mùa mưa) và 44,19% diện tích (mùa khô)

    NGHIÊN CỨU THIẾT LẬP BẢN ĐỒ NGUỒN LỢI THÂN MỀM HAI MẢNH VỎ Ở KHU BẢO VỆ THỦY SẢN DOI CHỎI, PHÚ DIÊN, PHÚ VANG, THỪA THIÊN HUẾ

    No full text
    Ứng dụng GIS để thiết lập bản đồ nguồn lợi thân mềm hai mảnh vỏ ở khu bảo vệ thủy sản Doi Chỏi đã cho kết quả rõ ràng và chính xác, qua đó thể hiện tính ưu việt của công cụ GIS. Nghiên cứu này đã xây dựng được bản đồ về thành phần loài động vật than mềm hai mãnh vỏ với 22 loài được xác định, trong đó có 11 loài, 2 họ, 1 bộ là mới so các nghiên cứu khác ở hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai. Ngoài ra, nghiên cứu đã xây dựng được bản đồ mật độ và sinh khối của động vật thân mềm hai mãnh vỏ theo thời gian và không gian. Tháng có mật độ và sinh khối cao nhất là tháng 4, trong khi đó tháng 1 là tháng có mật độ và sinh khối thấp nhất.  Các điểm DC1-DC6 là nơi có số lượng thành phần loài nhiều hơn so với các điểm khác, mật độ và sinh khối trung bình tại các điểm này biến động từ 3,67 – 8 cá thể/m2 và 32,53 – 59,98g/m2. Từ khóa: động vật thân mềm hai mảnh vỏ, khu bảo vệ thủy sản, Doi Chỏi, bản đồ, GIS

    HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐÈN LED TRONG KHAI THÁC THỦY SẢN TRÊN TÀU LƯỚI VÂY XA BỜ TẠI HUYỆN GIO LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ

    Get PDF
    Sử dụng đèn LED trong khai thác thủy sản trên tàu lưới vây tại tỉnh Quảng Trị đã đem lại nhiều lợi ích về hiệu quả kinh tế như sản lượng khai thác, thành phần loài, lượng dầu tiêu thụ và tác động môi trường. Đèn LED trong khai thác nghề lưới vây ưu việt hơn hẳn so với đèn cao áp 1.000 W của ngư dân đang sử dụng. Sản lượng khai thác của tàu sử dụng đèn LED cao hơn tàu sử dụng đèn cao áp từ 1,58 lần và tiết kiệm hơn 76,4% nhiên liệu so với tàu sử dụng đèn cao áp

    NGHIÊN CỨU THIẾT LẬP BẢN ĐỒ NGUỒN LỢI THÂN MỀM HAI MẢNH VỎ Ở KHU BẢO VỆ THỦY SẢN DOI CHỎI, PHÚ DIÊN, PHÚ VANG, THỪA THIÊN HUẾ

    No full text
    Ứng dụng GIS để thiết lập bản đồ nguồn lợi thân mềm hai mảnh vỏ ở khu bảo vệ thủy sản Doi Chỏi đã cho kết quả rõ ràng và chính xác, qua đó thể hiện tính ưu việt của công cụ GIS. Nghiên cứu này đã xây dựng được bản đồ về thành phần loài động vật than mềm hai mãnh vỏ với 22 loài được xác định, trong đó có 11 loài, 2 họ, 1 bộ là mới so các nghiên cứu khác ở hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai. Ngoài ra, nghiên cứu đã xây dựng được bản đồ mật độ và sinh khối của động vật thân mềm hai mãnh vỏ theo thời gian và không gian. Tháng có mật độ và sinh khối cao nhất là tháng 4, trong khi đó tháng 1 là tháng có mật độ và sinh khối thấp nhất.  Các điểm DC1-DC6 là nơi có số lượng thành phần loài nhiều hơn so với các điểm khác, mật độ và sinh khối trung bình tại các điểm này biến động từ 3,67 – 8 cá thể/m2 và 32,53 – 59,98g/m2. Từ khóa: động vật thân mềm hai mảnh vỏ, khu bảo vệ thủy sản, Doi Chỏi, bản đồ, GIS
    corecore