45 research outputs found

    Khảo sát khả năng bảo vệ gan của rễ cây Ô rô (Acanthus ilicifolius L.) trên chuột tổn thương gan bởi carbon tetrachloride

    Get PDF
    Acanthus ilicifolius is a common medicinal herb used in treatment for hepatic diseases in Vietnamese traditional medicine. This study investigated hepatoprotective effects of methanol extract of A.ilicifolius roots at various concentrations on mice having carbon tetrachloride (CCl4)-induced liver damages by measuring levels of two liver enzymes (alanine aminotransferase (ALT) and aspartate aminotransferase (AST)). Mice’s livers were injured by using CCl4 in olive oil, in the ratio of 1 to 4 with the dosing concentration of 0.2 ml per day in 4 consecutive weeks (or 8 consecutive weeks). After one hour taking CCl4 by oral administration, mice were treated with roots’ methanol extract at three different concentrations (15, 30, and 45 mg/kg BW). Silymarin, a commercial liver protector was used as a positive control. After 4 weeks of treatment, the AST levels decreased by 86.6%, 86.3%, 85.3% and ALT levels declined by 83.9%, 83.8%, 81.4%. After 8 weeks of treatment, the use of 30 mg/kg BW root extract showed the best hepatoprotective activity with the lowest levels of AST and ALT. Our result also indicated that the hepatoprotective effects of roots’ methanol extract of A.ilicifolius were similar to that of sylimarin (using at 16 mg/kg BW). The microscopic structure proved that the hepatocytes recovered significantly in mice treated with roots’ methanol extract of A.ilicifolius at dose 45 mg/kg BW. However, root extract of A.ilicifolius at dose of 15 and 30 mg/kg BW could not improved liver damages comparing to untreated mice. The qualitative analysis of phytochemical compounds showed that Acanthus ilicifolius root contains alkaloid, flavonoid, triterpenoid, steroid, glycoside, and phenol substances.Hiệu quả bảo vệ gan của cao methanol rễ cây Ô rô trên chuột tổn thương gan bằng carbon tetrachloride (CCl4) được khảo sát thông qua hiệu quả giảm enzyme chỉ thị chức năng gan là ALT (alanine aminotransferase) và AST (aspartate aminotransferase). Chuột được gây tổn thương gan bằng CCl4 pha trong dầu olive với tỷ lệ 1:4 với liều uống là 0,2 ml/ lần/ ngày và uống mỗi ngày trong thời gian 4 tuần (hoặc 8 tuần). Hiệu quả bảo vệ gan của cao methanol rễ cây Ô rô được thực hiện bằng cách cho chuột uống cao Ô rô nồng độ 15, 30 và 45 mg/kg trọng lượng chuột sau 1 giờ uống CCl4. Silymarin là chất có khả năng bảo vệ gan thương mại được sử dụng như đối chứng dương. Kết quả thí nghiệm cho thấy, sau 4 tuần thí nghiệm hàm lượng AST giảm lần lượt 86,6%, 86,3%, 85,3%, ALT giảm lần lượt 83,9%, 83,8%, 81,4%. Sau 8 tuần thí nghiệm kết quả cho thấy cao Ô rô ở nồng độ 30 mg/kg trọng lượng chuột có hàm lượng AST giảm 95,1% và ALT giảm 94,4% cao hơn so với nhóm chuột được uống cao Ô rô ở hai nồng độ còn lại. Hiệu quả bảo vệ gan của rễ cây Ô rô có thể so sánh tương đương với sylimarin khi sử dụng liều 16 mg/kg trọng lượng. Tiêu bản hiển vi lát cắt ngang gan chuột cho thấy tế bào gan của nhóm chuột được điều trị bằng rễ Ô rô nồng độ 45 mg/kg phục hồi đáng kể so với nhóm chuột không được điều trị. Kết quả định tính thành phần hóa học xác định rễ Ô rô chứa các hợp chất alkaloid, flavonoid, triterpenoid, steroid, glycoside và phenol

    Nghiên cứu xạ khuẩn và thuốc hóa học trong phòng trừ bệnh thán thư trên ớt

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện trong điều kiện in vivo và ngoài đồng với mục đích đánh giá hiệu quả phòng trị của hai dòng xạ khuẩn đối kháng và hai loại thuốc trừ nấm trong việc phòng trừ bệnh thán thư trên ớt do nấm Colletotrichum sp. trên trái ớt được tách khỏi cây. Kết quả ghi nhận, Talent 50WP có hiệu quả tốt nhất, kế đến là xạ khuẩn 21RM, thuốc Carban 50SC, xạ khuẩn 4RM. Ngoài ra, kết quả cũng khẳng định biện pháp phun kết hợp - phun trước và phun sau lây bệnh (KH) có hiệu quả hơn so với biện pháp phun trước khi lây bệnh (PT). Trong thí nghiệm ngoài đồng, các nghiệm thức sử dụng xạ khuẩn 4RM hoặc 21RM đơn lẻ, xử lý hỗn hợp hai chủng xạ khuẩn (4RM+21RM) hay nghiệm thức phối hợp xạ khuẩn và thuốc hóa học thay phiên giữa hai loại thuốc Talent 50WP (hoạt chất prochloraz) và Carban 50SC (hoạt chất carbendazim) đều cho hiệu quả giảm bệnh thán thư do nấm Colletotrichum sp. gây ra khi so với đối chứng. Bên cạnh đó, biện pháp áp dụng thuốc trừ nấm và xạ khuẩn giúp cho năng suất của ớt cao hơn đối chứng
    corecore