7 research outputs found

    ĐÁNH GIÁ TIÊM POTASSIUM PHOSPHONATE QUA THÂN ĐỂ PHÒNG TRỪ BỆNH CHẾT NHANH CÂY HỒ TIÊU KINH DOANH

    Get PDF
    Tóm tắt: Hồ tiêu là cây trồng có giá trị ở Việt Nam nhưng dịch bệnh chết nhanh do Phytophthora capsici gây hại đã làm giảm diện tích đáng kể. Việc xử lý phun potassium phosphonate lên tán lá cây trồng dễ thực hiện, nhưng hiệu quả trừ bệnh rất thấp, trong lúc đó biện pháp tưới thuốc potassium phosphonate vào gốc quá tốn kém và gây ô nhiễm môi trường. Tiêm thuốc potassium phosphonate cho cây ăn quả để phòng trừ bệnh hại do Phytophthora dễ dàng thực hiện, nhưng với cây hồ tiêu hiện tại chưa có dụng cụ tiêm thích hợp. Tiến hành tiêm potassium phosphonate qua thân bằng bộ dụng cụ được cải tiến dựa trên phương pháp tiêm thực hiện cho cây thân gỗ cho thấy với nồng độ áp dụng từ 10 đến 40% có thể phòng trừ bệnh chết nhanh nhưng không ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất cây trồng. Phương pháp tiêm potassium phosphonate qua thân với nồng độ 40% là tốt nhất, hiệu quả kinh tế nhất để phòng trừ bệnh chết nhanh đối với cây hồ tiêu. Ngoài ra, phương pháp này có mức chi phí phù hợp với người nông dân, thuận tiện sử dụng, rất ít gây ô nhiễm môi trường, sức khỏe con và là phương pháp trừ bệnh có thể áp dụng cho canh tác hồ tiêu hữu cơ.Từ khóa: hồ tiêu, potassium phosphonate, tiêm thân, bệnh chết nhan

    NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG KẾT HỢP RƠM RẠ, BÈO TÂY, PHÂN LỢN VÀ CHẾ PHẨM TRICHODERMA ĐỂ SẢN XUẤT PHÂN BÓN HỮU CƠ TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

    No full text
    Đề tài được tiến hành tại xã Hương Vinh, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế với mục đích là xác định được dạng vật liệu và tỷ lệ ủ phân hữu cơ tốt nhất trên cơ sở sử dụng kết hợp rơm rạ, bèo tây, phân lợn và chế phẩm Trichoderma. Kết quả nghiên cứu cho thấy, ủ chế phẩm Trichoderma vào phân lợn tốt hơn so với không ủ. Các công thức có vật liệu ủ rơm rạ ≥ 50% có hàm lượng hợp chất khô khá cao, ngược lại các công thức có vật liệu ủ là bèo tây thì hàm lượng chất khô khá thấp. pH có xu hướng tăng dần theo thời gian ủ. Trong các vật liệu sử dụng thì sử dụng bèo tây kết hợp với phân lợn và chế phẩm cho kết quả có hàm lượng đạm cao hơn so với ủ với rơm rạ, nhưng đối với hàm lượng lân và kali thì ủ rơm rạ kết hợp với phân lợn và chế phẩm tốt hơn so với ủ bèo tây. Nhìn chung tỷ lệ ủ 1:1 phù hợp hơn so với tỷ lệ ủ 3:1 và 1:1:2 đối với cả ba vật liệu ủ là rơm rạ, bèo tây và phân lợn về các tính chất như pH, hàm lượng chất khô, đạm, lân và kali tổng số

    NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG KẾT HỢP RƠM RẠ, BÈO TÂY, PHÂN LỢN VÀ CHẾ PHẨM TRICHODERMA ĐỂ SẢN XUẤT PHÂN BÓN HỮU CƠ TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

    No full text
    Đề tài được tiến hành tại xã Hương Vinh, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế với mục đích là xác định được dạng vật liệu và tỷ lệ ủ phân hữu cơ tốt nhất trên cơ sở sử dụng kết hợp rơm rạ, bèo tây, phân lợn và chế phẩm Trichoderma. Kết quả nghiên cứu cho thấy, ủ chế phẩm Trichoderma vào phân lợn tốt hơn so với không ủ. Các công thức có vật liệu ủ rơm rạ ≥ 50% có hàm lượng hợp chất khô khá cao, ngược lại các công thức có vật liệu ủ là bèo tây thì hàm lượng chất khô khá thấp. pH có xu hướng tăng dần theo thời gian ủ. Trong các vật liệu sử dụng thì sử dụng bèo tây kết hợp với phân lợn và chế phẩm cho kết quả có hàm lượng đạm cao hơn so với ủ với rơm rạ, nhưng đối với hàm lượng lân và kali thì ủ rơm rạ kết hợp với phân lợn và chế phẩm tốt hơn so với ủ bèo tây. Nhìn chung tỷ lệ ủ 1:1 phù hợp hơn so với tỷ lệ ủ 3:1 và 1:1:2 đối với cả ba vật liệu ủ là rơm rạ, bèo tây và phân lợn về các tính chất như pH, hàm lượng chất khô, đạm, lân và kali tổng số

    PHáT TRIểN ĐA DạNG CáC SảN PHẩM Từ GấC

    Get PDF
    Gấc được xem là nguồn giàu lycopene với hàm lượng khoảng gấp 10 lần so với các loại rau quả giàu lycopene khác. Các sản phẩm đa dạng từ gấc có thể sử dụng như thực phẩm chức năng giúp giảm thiểu sự thiếu hụt vitamin A ở trẻ em và người lớn tuổi. Các nghiên cứu được tiến hành trên cơ sở chọn lựa các thông số và điều kiện tối ưu trong quá trình chế biến các sản phẩm từ gấc với khả năng duy trì hàm lượng carotenoid trong sản phẩm ở mức độ cao nhất. ảnh hưởng của các điều kiện chế biến (nhiệt độ, thời gian, chất phụ gia?) được khảo sát cho tất cả các quá trình chế biến sản phẩm đa dạng nhằm hiểu biết sự biến đổi của carotenoid và biện pháp nhằm duy trì chất lượng sản phẩm ở mức độ cao nhất. Kết quả nghiên cứu cho thấy gấc có giá trị dinh dưỡng cao khi đạt độ chín khoảng 2/3 quả. Gấc còn được sấy sơ bộ ở 60oC trong 10 phút sẽ giảm được hao hụt trong quá trình tách, màu sắc và hàm lượng carotenoids ít bị biến đổi

    Nghiên cứu chưng cất tinh dầu chúc (Citrus hystrix DC.) và ứng dụng phối chế xà phòng diệt khuẩn

    Get PDF
    Trong nghiên cứu này, tinh dầu chúc được chưng cất bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước và ứng dụng vào phối chế xà phòng diệt khuẩn. Điều kiện tối ưu cho quá trình trích ly tinh dầu chúc là vỏ trái chúc xay nhuyễn, tỉ lệ vỏ chúc:nước cất (g/mL) (1:2), thời gian chưng cất 150 phút, nhiệt độ chưng cất 100°C và hiệu suất trích ly tinh dầu thu được là 1,85%. Kết quả phân tích sắc ký ghép khối khổ (GC-MS) cho thấy thành phần chính có trong tinh dầu chúc là 30,42% b-pinene, 18,09% sabinene, 17,56% limonene và 10,77% b-citronellal. Hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu chúc được thể hiện trên 6 chủng vi khuẩn là Escherichia coli, Staphylococcus aureus, Psedomomas aeruginosa, Bacillus cereus, Samonella typhi và Listeria innocua. Tinh dầu chúc sau khi trích ly được sử dụng trong xà phòng diệt khuẩn. Công thức phối chế xà phòng diệt khuẩn gồm dầu dừa, dầu hướng dương, dung dịch KOH 25%, tinh dầu chúc, citric acid, vitamin E. Xà phòng ở trạng thái lỏng sánh, có mùi thơm dễ chịu đặc trưng hương chúc, có khả năng kháng được cả 6 đối tượng vi khuẩn trên
    corecore