19 research outputs found

    Nghiên cứu mầm bệnh ký sinh trùng và vi khuẩn trên Lươn (Monopterus albus) giai đoạn giống và nuôi thương phẩm

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm hiểu mầm bệnh vi khuẩn và ký sinh trùng gây bệnh trên lươn giai đoạn giống và nuôi thương phẩm. Mẫu lươn được thu từ tháng 12/2021 đến tháng 08/2022. Kết quả ghi nhận có 6 giống trùng thuộc ngành giun sán ký sinh trong ruột lươn gồm: Camalanus, Carassotrema, Caryophyllaeus, Clonorchis, Pallisentis và Proteocephalus. Không tìm thấy ký sinh trùng trên lươn giống. Đối với lươn nuôi thương phẩm, giống giun tròn Camalanus có tỷ lệ nhiễm cao nhất (38,9%). Giống sán dây Caryophyllaeus có tỷ lệ nhiễm thấp nhất (23,3%). Kết quả phân tích lươn bệnh cho thấy vi khuẩn được phân lập phổ biến nhất trên các mẫu thận của lươn bệnh. Các dấu hiệu bệnh đặc trưng bao gồm: bụng trương, hậu môn đỏ, sưng to, da có những mảng trắng, xuất huyết, lỡ loét, gan, thận, tỳ tạng đỏ bầm, mềm nhũn. Kết quả định danh bằng kit API 20E đã xác định loài vi khuẩn Aeromonas hydrophila. Kết quả kháng sinh đồ cho thấy các chủng A. hydrophila nhạy rất cao với các kháng sinh ciproloxacine, norloxacine, cefotaxime, enroloxacine, flumequine và florfenicol

    Ảnh hưởng của tảo và mật độ ương lên tỷ lệ sống và tăng trưởng của ấu trùng cầu gai đen Diadema setosum (Leske, 1778)

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định các loài tảo làm thức ăn và mật độ ương ấu trùng phù hợp cho cầu gai đen Diadema setosum (Leske, 1778). Trong thí nghiệm 1, ấu trùng cầu gai (2,0 con/mL) được cho ăn kết hợp các loài tảo khác nhau với 4 nghiệm thức (NT): Nannochloropsis oculata+Chaetoceros gracillis (N+C), N. oculata+ Thalassiosira sp. (N+T), Thalassiosira sp.+C. gracillis (T+C) và N. oculata +Thalassiosira sp.+ C. gracillis (N+T+C). Sau 25 ngày,  tỷ lệ sống (TLS) đạt cao nhất (60±1,5%) là ở NT (N+T+C) và thấp nhất (40±4,6%) là ở NT N+C.Tăng trưởng về chiều dài tổng (TL), chiều dài thân (BL) và chiều rộng thân (MDL) của ấu trùng ở NT (N+T+C) khác biệt có ý nghĩa thống kê (

    NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG QUI TRÌNH M-PCR CHẨN ĐOÁN ĐỒNG THỜI VI KHUẨN EDWARDSIELLA ICTALURI VÀ AEROMONAS HYDROPHILA TRÊN THẬN CÁ TRA (PANGASIANODON HYPOPHTHALMUS)

    Get PDF
    Qui trình PCR phát hiện đồng thời vi khuẩn Edwardsiella ictaluri và Aeromonas hydrophila nhiễm trên thận cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) được thực hiện và chuẩn hóa. Mồi xuôi EiFd-1 và mồi ngược EiRs được sử dụng để khuếch đại đoạn đặc hiệu trên gen 16S RNA của E. ictaluri với sản phẩm PCR là 407 bp (Panangala et al., 2007). Mồi xuôi AeroFd và mồi ngược AeroRs được sử dụng để khuếch đại gen Aerolysin của A. hydrophila với sản phẩm PCR là 209 bp (Panangala et al., 2007). Độ nhạy của qui trình là 100 pg DNA chiết tách từ thận cá tra cho E. ictaluri và 1ng cho A. hydrophila. Tính đặc hiệu của qui trình được kiểm tra với vi khuẩn phổ biến trong thuỷ sản là Vibrio harveyi, V. alginolyticus, V. cholerae, A. sobria; A. carviae, Pseudomonas putida, Eschericchia coli, Bacillus subtilis. Qui trình có ứng dụng tốt để phát hiện nhanh, nhạy và đặc hiệu đồng thời E. ictaluri và A. hydrophila nhiễm trên cá tra

    Nghiên cứu ứng dụng phân tích dữ liệu trong quản trị rủi ro tài chính tại các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam

    Get PDF
    Bài viết xác định các yếu tố có tác động lớn tới rủi ro tài chính tại các doanh nghiệp sản xuất niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam dựa trên phương pháp chọn biến LASSO và xây dựng mô hình học máy dự báo rủi ro tài chính. Kết quả nghiên cứu cho thấy, mô hình LASSO đã xác định 5 chỉ số tài chính ảnh hưởng đến rủi ro tài chính mà các doanh nghiệp rủi ro gặp phải trong suốt 5 năm (2017-2021) gồm: Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn (Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn); Số vòng quay tổng tài sản (Doanh thu thuần/Tổng tài sản); ROA (Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản); Tỷ lệ Nợ dài hạn trên Tổng tài sản; Tỷ lệ Nợ ngắn hạn trên Tổng nợ phải trả. Mạng nơron nhân tạo (Artificial Neural Network - ANN) cho thấy, Hiệu quả cao nhất trong việc dự đoán tình hình rủi ro tài chính. Từ đó, đề xuất một số giải pháp và chính sách cho các doanh nghiệp. [By LASSO variable selection method and machine learning to predict financial risk, the paper aims to discover factors that have a major impact on financial risk in manufacturing enterprises listed on the Vietnamese stock exchange. Research results indicates that the LASSO model identifies 5 financial indicators affecting financial risks which risky businesses faced during 5 years (2017-2021), they are Short-term solvency ratio (Short-term assets/Short-term liabilities); Total asset turnover (Net revenue/Total assets); ROA (Profit after tax/Total assets); Long-term debt to total asset ratio; Short-term debt to total debt ratio. Artificial Neural Network (ANN) shows the highest efficiency in predicting financial risk. From those finding, the paper proposes some solutions and policies for businesses.

    PHÂN TÍCH NHU CẦU TUYỂN DỤNG – ĐỀ XUẤT ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO VÀ GIÁO TRÌNH NGÀNH CỬ NHÂN SƯ PHẠM TIẾNG ANH

    No full text
    Phân tích nhu cầu là công việc cần thiết đối với những nhà thiết kế chương trình vàbiên soạn giáo trình trong nỗ lực đổi mới chương trình và giáo trình nhằm thỏa mãn các nhucầu của nhà tuyển dụng và sinh viên. Trong trường hợp đối với Khoa Tiếng Anh, Trường Đạihọc Ngoại ngữ, Đại học Huế, chương trình và giáo trình biên soạn cho sinh viên cấp cử nhânNgành Sư phạm tiếng Anh hiện đang được đổi mới, theo đúng những chuẩn đầu ra. Nghiên cứunày nhằm mục đích thu thập phản hồi từ các nhà tuyển dụng về năng lực công việc hiện tại củacựu sinh viên, từ các cựu sinh viên về chương trình, giáo trình, và phương pháp dạy học mà họđã được đào tạo từ nhà trường. Các kết quả cho thấy rằng trình độ tiếng Anh của cựu sinh viên,năng lực nghiệp vụ và công nghệ thông tin, đạo đức nghề nghiệp và các kỹ năng nghiên cứu,những phẩm chất có ý nghĩa đối với công việc hiện tại của họ, đã được các nhà tuyển dụngđánh giá cao. Tuy nhiên, khả năng tiếp cận và xử lý các vấn đề phức tạp và kỹ năng mềm cầnđược cải tiến. Những đề nghị về việc đổi mới chương trình và giáo trình là đa dạng và sâu rộngcho việc cải tiến

    PHÂN TÍCH NHU CẦU TUYỂN DỤNG – ĐỀ XUẤT ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO VÀ GIÁO TRÌNH NGÀNH CỬ NHÂN SƯ PHẠM TIẾNG ANH

    No full text
    Phân tích nhu cầu là công việc cần thiết đối với những nhà thiết kế chương trình vàbiên soạn giáo trình trong nỗ lực đổi mới chương trình và giáo trình nhằm thỏa mãn các nhucầu của nhà tuyển dụng và sinh viên. Trong trường hợp đối với Khoa Tiếng Anh, Trường Đạihọc Ngoại ngữ, Đại học Huế, chương trình và giáo trình biên soạn cho sinh viên cấp cử nhânNgành Sư phạm tiếng Anh hiện đang được đổi mới, theo đúng những chuẩn đầu ra. Nghiên cứunày nhằm mục đích thu thập phản hồi từ các nhà tuyển dụng về năng lực công việc hiện tại củacựu sinh viên, từ các cựu sinh viên về chương trình, giáo trình, và phương pháp dạy học mà họđã được đào tạo từ nhà trường. Các kết quả cho thấy rằng trình độ tiếng Anh của cựu sinh viên,năng lực nghiệp vụ và công nghệ thông tin, đạo đức nghề nghiệp và các kỹ năng nghiên cứu,những phẩm chất có ý nghĩa đối với công việc hiện tại của họ, đã được các nhà tuyển dụngđánh giá cao. Tuy nhiên, khả năng tiếp cận và xử lý các vấn đề phức tạp và kỹ năng mềm cầnđược cải tiến. Những đề nghị về việc đổi mới chương trình và giáo trình là đa dạng và sâu rộngcho việc cải tiến

    Ảnh hưởng của chiết xuất ổi (Psidium guajava) và diệp hạ châu (Phylanthus amarus) lên đáp ứng miễn dịch của tế bào bạch cầu cá tra (Pangasianodon hypophthalmus)

    Get PDF
    Ổi (Psidium guajava) và diệp hạ châu (Phyllanthus amarus) là những loại dược liệu truyền thống nổi tiếng được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền Việt Nam. Tuy nhiên, các nghiên cứu về sự ảnh hưởng của những dược liệu này lên việc cải thiện hệ miễn dịch của cá tra (Pangasianoson hypophthalmus) ít được quan tâm. Do đó, nghiên cứu này nhằm tìm hiểu sự ảnh hưởng của chiết xuất ethanol từ lá ổi, diệp hạ châu và hỗn hợp chiết xuất giữa chúng (1:1) lên tế bào bạch cầu cá tra. Các tế bào bạch cầu (5×106 tế bào/mL) thu từ máu ngoại vi và thận của cá tra được bổ sung chiết xuất riêng lẻ từ lá ổi, diệp hạ châu và hỗn hợp chiết xuất lá ổi: diệp hạ châu tại 2 nồng độ khác nhau (10 và 100 mg/mL) trong 24 giờ nuôi cấy. Kết quả cho thấy chiết xuất từ lá ổi, diệp hạ châu và hỗn hợp chiết xuất có tác động tích cực đến các chỉ tiêu miễn dịch được khảo sát. Cụ thể, hoạt tính lysozyme và tổng kháng thể của các nghiệm thức có bổ sung chất chiết xuất tăng đáng kể so với nghiệm thức đối chứng (

    PHÂN LẬP VÀ XÁC ĐỊNH KHẢ NĂNG GÂY BỆNH XUẤT HUYẾT TRÊN CÁ RÔ ĐỒNG (ANABAS TESTUDINEUS) CỦA VI KHUẨN STREPTOCOCCUS AGALACTIAE

    Get PDF
    Bốn chủng vi khuẩn phân lập từ não cá rô đồng (Anabas testudineus) bệnh xuất huyết được định danh là Streptococcus agalactiae. Các chủng vi khuẩn mọc trên môi trường brain heart infusion agar sau 24 giờ ở 30°C tạo khuẩn lạc tròn, lồi, màu kem, kích thước khoảng 1mm. Chúng không gây tan huyết, Gram dương, hình cầu hay liên cầu, không di động, oxidase và catalase âm tính, không có khả năng lên men hiếu khí và kị khí. Tất cả đều cho phản ứng dương tính với chỉ tiêu voges-proskauer, hippurate, ?-glucuronidase, alkaline phosphatase và leucine aminopeptidase và âm tính vói những chỉ tiêu khác. Kết quả ngưng kết miễn dịch xác định các chủng vi khuẩn phân lập được là S. agalactiae týp 2. Kết quả cảm nhiễm bằng phương pháp tiêm (mật độ 107 CFU/cá) cho thấy vi khuẩn có khả năng gây bệnh xuất huyết ở cá rô thí nghiệm như cá nhiễm bệnh tự nhiên

    Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản cầu gai đen Diadema setosum (Leske, 1778)

    Get PDF
    Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 4 năm 2016 đến tháng 4 năm 2017. Tổng số 632 mẫu cầu gai đen Diadema setosum được thu định kỳ hàng tháng tại Hòn Sơn, Kiên Giang với các kích cỡ khác nhau, sau đó mẫu được vận chuyển sống về trại thực nghiệm Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ để phân tích. Kết quả phân tích cho thấy hệ số thành thục GSI của cầu gai đen khác biệt có ý nghĩa thống kê (p 2,5 cm. Sức sinh sản tuyệt đối của cầu gai rất cao, trung bình 7,1 triệu trứng/con (72,9 g)

    Nuôi vỗ thành thục và kích thích sinh sản cầu gai đen Diadema setosum (Leske, 1778)

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện gồm 2 thí nghiệm (TN) nhằm xác định được thức ăn thích hợp trong nuôi vỗ thành thục và phương pháp kích thích sinh sản phù hợp cho cầu gai đen Diadema setosum. Ở TN1, cầu gai trưởng thành được cho ăn với 3 nghiệm thức (NT) thức ăn: 100% rong Gracillari sp. (NT1), 100% thức ăn chế biến (NT2) và kết hợp rong và thức ăn chế biến (NT3). TN2 được thực hiện với 4 phương pháp (PP) kích thích sinh sản khác nhau là: Tiêm 1,0 mL kaliclorua (KCl 0,5M), sốc nhiệt, chiếu đèn UV và hydrogen peroxide (H2O2). Kết quả cho thấy sau 90 ngày nuôi tỷ lệ sống cầu gai đạt >50% ở tất cả các NT. Hệ số thành thục sinh dục GSI đạt cao nhất (7,08±2,95%) ở NT2 và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với NT1 (
    corecore