18 research outputs found

    Địa lý địa phương.

    No full text
    101 tr. ; 30 cm

    PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC CƠ SỞ CHẾ BIẾN TƠ XƠ DỪA Ở TỈNH TRÀ VINH

    Get PDF
    Mục tiêu chính của nghiên cứu này là phân tích hiệu quả tài chính của các cơ sở chế biến tơ xơ dừa ở tỉnh Trà Vinh. Sử dụng số liệu được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp 41 chủ cơ sở sản xuất, kết quả nghiên cứu cho thấy rằng hiệu quả tài chính của các cơ sở chế biến tơ xơ dừa ở tỉnh Trà Vinh còn thấp, chưa tương xứng với lợi thế mà các cơ sở này có được. Liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính, kết quả phân tích hồi quy chỉ ra rằng quy mô của các cơ sở có tương quan tỷ lệ thuận với các chỉ tiêu ROA, ROS và ROE. Bên cạnh đó, ROS có tương quan tỷ lệ thuận với trình độ của chủ cơ sở. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn cho thấy rằng thị trường tiêu thụ sản phẩm cũng có ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả tài chính của các cơ sở chế biến tơ xơ dừa ở tỉnh Trà Vinh

    Tiếp cận mô hình giáo dục STEM thông qua phần mềm Scratch cho sinh viên sư phạm toán tại Trường Đại học Cần Thơ

    Get PDF
    Nghiên cứu nhằm tiếp cận phần mềm Scratch để hình thành các sản phẩm trong mô hình giáo dục STEM cho sinh viên sư phạm Toán tại trường Đại học Cần Thơ. Sau đó, các sản phẩm STEM-Scratch của nhóm thực nghiệm được đánh giá định lượng bằng phần mềm Dr. Scratch. Một nghiên cứu thống kê được tiến hành để đánh giá tính hiệu quả của cách tiếp cận này và chỉ ra cách thức cải tiến các sản phẩm STEM-Scratch trong mô hình Giáo dục STEM

    Ứng dụng công nghệ UAV (drones) theo dõi và hỗ trợ cảnh báo sớm dịch hại vùng canh tác lúa tỉnh Sóc Trăng

    Get PDF
    Đồng bằng sông Cửu Long là vùng canh tác lúa trọng điểm của cả nước, tuy nhiên việc thâm canh tăng vụ trong nhiều năm đã làm cho tình hình sâu bệnh diễn biến phức tạp. Nghiên cứu được thực hiện nhằm ứng dụng công nghệ máy bay không người lái (UAV - unmanned aerial vehicle) để theo dõi và cảnh báo sớm dịch hại.  Nghiên cứu phân tích mối quan hệ giữa mức độ nhiễm dịch hại trên lúa dựa trên chỉ số khác biệt thực vật (NDVI - normalized difference vegetation index), chỉ số khác biệt rìa đỏ (NDRE - normalized difference red edge index), và số liệu điều tra thực địa được thu thập tại thời điểm chụp ảnh. Kết quả phân tích đã phân loại được 4 mức độ nhiễm dịch hại trên lúa: nhiễm dịch hại nặng, nhiễm dịch hại trung bình, nhiễm dịch hại nhẹ và không nhiễm dịch hại với tổng diện tích nhiễm là 11,37 ha. Trong đó, nhiễm nặng chiếm 2,1 ha, nhiễm trung bình chiếm 2,76 ha, nhiễm nhẹ chiếm 6,51 ha và không nhiễm là 12,33 ha. Qua đó cho thấy khả năng ứng dụng công nghệ UAV trong theo dõi và hỗ trợ cảnh báo sớm dịch hại trên cây lúa mang lại nhiều hiệu quả, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất lúa tại tỉnh Sóc Trăng nói riêng và vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung

    Nghiên cứu cấu trúc điện tử của dãy penta-silicene đơn lớp bằng phương pháp phiếm hàm mật độ dựa trên liên kết mạnh

    Get PDF
    Lý thuyết phiếm hàm mật độ dựa trên liên kết mạnh (DFTB) được sử dụng để nghiên cứu cấu trúc điện tử của dãy penta-silicene với độ rộng dãy khác nhau. Dãy penta-silicene tạo ra bằng cách cắt từ màng penta-silicene sau khi hồi phục, bốn loại biên thu được gồm: răng cưa (SS), zigzag - zigzag (ZZ), armchair - armchair (AA), zigzag - armchair (ZA). Tuy nhiên, penta–silicene không ổn định. Sự ổn định động học của penta –silicene được khôi phục lại bằng cách gắn Hidro lên bề mặt. Qua kết quả tính toán năng lượng biên, việc hình thành dãy penta-silicene từ màng 2D là khả thi. Thêm vào đó, dựa trên tính toán năng lượng liên kết, dạng biên SS có cấu trúc ổn định nhất. Cấu trúc điện tử của penta –silicene cũng được nghiên cứu, kết quả là tìm thấy được tất cả dạng biên đều tồn tại vùng cấm và khi độ rộng dãy tăng lên thì độ rộng vùng cấm giảm

    Khảo sát tư duy lập trình tính toán của sinh viên trong mô hình giáo dục STEM: Nghiên cứu tại Trường Đại học Cần Thơ

    Get PDF
    Tư duy lập trình tính toán là một trong những tư duy nền tảng. Trong khi, giáo dục STEM cũng đang chứng tỏ là một mô hình hiệu quả trong đào tạo các ngành liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM) trong các trường đại học. Nghiên cứu này xem xét tư duy lập trình tính toán của sinh viên dưới cách tiếp cận của mô hình giáo dục STEM thông qua phần mềm Scratch tại Trường Đại học Cần Thơ. Phân tích thống kê được sử dụng để đánh giá kết quả khảo sát.

    Tác động của xâm nhập và thiên tai lên các mô hình canh tác nông - lâm nghiệp vùng U Minh Hạ

    Get PDF
    Những năm gần đây, sự thay đổi xâm nhập mặn diễn ra ngày càng khó đoán ở vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long tại Việt Nam. Nghiên cứu này nhằm lập bản đồ và đánh giá tác động của xâm nhập mặn và đề xuất giải pháp thích ứng hiệu quả canh tác lâm – nông nghiệp. Độ mặn được đo ở 136 điểm kết hợp với phỏng vấn, đánh giá nhanh (PRA) 120 hộ dân về hiện trạng canh tác, lịch thời vụ, tác động XNM và rủi ro thiên tai của các mô hình canh tác 2 vụ lúa, tôm - lúa, tràm và keo lai tại Vườn Quốc gia U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau trong 3 năm (2018 – 2020). Kết quả nghiên cứu cho thấy XNM và các rủi ro thiên tai xảy ra năm 2020 nghiêm trọng hơn năm 2018 và 2019. Giống lúa ngắn ngày, chịu mặn và chịu phèn; lịch trình gieo sạ vụ hè thu trễ hơn 1 tháng để thích ứng với XMN được áp dụng ở mô hình lúa 2 vụ. Người dân nuôi tôm sú để thích ứng với môi trường có nồng độ mặn cao, tôm thẻ ở độ mặn thấp, bỏ vụ lúa khi XNM xảy ra nghiêm trọng ở mô hình tôm - lúa. Trong khi đó, tràm và keo lai được trồng vào cuối mùa mưa để đảm bảo đất trồng được rửa phèn, mặn và đủ độ ẩm nhằm tăng tỉ lệ sống cây con
    corecore