9 research outputs found

    HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ CƠ TU Ở KHU VỰC MIỀN NÚI TỈNH QUẢNG NAM

    Get PDF
    Là một quốc gia phụ thuộc vào tài nguyên, Việt Nam xác định đất nông nghiệp đóng vai trò nền tảng cho sự phát triển kinh tế – xã hội, đặc biệt là khu vực miền núi. Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của người Cơ Tu về các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường tại khu vực miền núi tỉnh Quảng Nam. Thông tin thứ cấp là các báo cáo của chính quyền địa phương và thông tin sơ cấp là kết quả điều tra đối với 84 hộ dân và 3 cuộc thảo luận nhóm tại xã Sông Kôn, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam. Kết quả cho thấy có 6 loại hình sử dụng đất chính tại địa bàn nghiên cứu, nhưng chỉ có đất trồng cây Keo là mang lại hiệu quả. Cụ thể, với các giá trị IRR = 9,35%, cao hơn lãi suất ngân hàng hiện tại (6,8%) và NPV hơn 1,4 triệu đồng, Keo là cây mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với với lúa, ngô và sắn. Khoảng cách giữa ruộng keo đến đường chính có tương quan nghịch có ý nghĩa thống kê với doanh thu (p < 0,05). Keo rất dễ trồng, phù hợp với điều kiện canh tác của người dân địa phương, nhưng hiệu quả kinh tế chưa thực sự cao

    KHẢO SÁT TẢI LƯỢNG THẢI NITƠ CỦA MỘT SỐ NGUỒN NƯỚC THẢI CHÍNH Ở THÀNH PHỐ HUẾ

    No full text
    Kiểm soát tốt chất dinh dưỡng trong các nguồn thải luôn được ưu tiên thực hiện để ngăn ngừa sự phú dưỡng các vực nước nhận và để thu hồi tái sử dụng chúng. Nghiên cứu này khảo sát đặc tính và tải lượng nitơ của 05 nhóm nguồn nước thải chính ở thành phố Huế, bao gồm nước thải sinh hoạt (NTSH) hộ gia đình (n = 27), khách sạn – nhà nghỉ (n = 12), nhà hàng – quán ăn (n = 20), bệnh viện (n = 4) và chợ (n = 5). Kết quả phân tích chất lượng nước của 204 mẫu cho thấy, các nguồn nước thải có nồng độ nitơ (dạng hòa tan) trung bình dao động ở mức 20–60 mg-N/L, cao nhất là nguồn nước thải chợ và thấp nhất là nguồn NTSH. Tuy nhiên, NTSH là nguồn đóng góp chính lượng nitơ (84,7%) phát thải vào môi trường, tiếp đến là nguồn thải khách sạn – nhà nghỉ (8,3%), nhà hàng – quán ăn (5,9%), nguồn thải bệnh viện và chợ chiếm tỷ lệ tương đương (0,5 – 0,6 %). Chỉ có khoảng 35,6% tổng lượng nitơ (387,1 kg-N/ngày) thải vào hệ thống thoát nước chung của thành phố. Phần lớn lượng nitơ (64,4%) thải trực tiếp ra các nguồn nước mặt (7%) và môi trường đất xung quanh (57,4%) nên rất khó kiểm soát. Đây thực sự là một thách thức cho công tác quản lý môi trường nước ở thành phố Huế

    KHẢ NĂNG HẤP PHỤ MÀU PHẨM NHUỘM CỦA THAN BÙN THỪA THIÊN HUẾ

    No full text
    Tóm tắt. Nghiên cứu xử lý màu trong nước thải bằng các vật liệu hấp phụ giá thành thấp, thân thiện với môi trường đã và đang là đối tượng được nhiều tác giả trên thế giới quan tâm nghiên cứu. Bài báo này tập trung đánh giá khả năng hấp phụ màu phẩm nhuộm trong dung dịch nước bằng than bùn Thừa Thiên Huế. Kết quả cho thấy than bùn Thừa Thiên Huế có thành phần khoáng chủ yếu là dạng Quartz (SiO2 chiếm tới 78,8%) và chứa rất ít tạp chất khác; cấu trúc than bùn có dạng xốp, nhiều lỗ rỗng; pHPZC= 3,85- 3,9. Khảo sát ảnh hưởng của các yếu tố khác nhau đến quá trình hấp phụ màu, kết quả cho thấy than bùn dạng S có mức hấp phụ màu tối ưu tại pH= 3,7, t= 90 phút, cỡ hạt d=0,15- 0,22mm, liều hấp phụ 0,5g/50mL ở nhiệt độ 28oC. Hiệu suất loại màu phẩm nhuộm DV nồng độ 50mg/L đạt 79% về độ màu và 50% về COD, tuân theo mức B của QCVN 13:2008/BTNMT. Các phẩm màu khác (DB, DY và DR) có hiệu suất loại màu thấp hơn 50% và loại COD thấp hơn 50%. Đồng thời, quá trình hấp phụ màu của than bùn là hấp phụ hoá học và tuân theo mô hình động học biểu kiến bậc 2 (loại 2). Hấp phụ màu của các phẩm nhuộm phân tán gốc azo (DB, DV, DY, DR) tuân theo đẳng nhiệt hấp phụ Freundlich và Tempkin. Từ khóa: phẩm nhuộm, than bùn, hấp phụ, nước thải

    THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC HUẾ

    No full text
    Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là khâu đầu tiên của quá trình thi hành pháp luật và có vai trò hết sức quan trọng trong việc tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Kết quả khảo sát thực trạng về công tác giáo dục pháp luật cho sinh viên ở Đại học Huế cho thấy, phần lớn cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên đã nhận thức đúng đắn về sự cần thiết của công tác giáo dục pháp luật cho sinh viên; Đại học Huế đã chú trọng đến công tác giáo dục pháp luật cho sinh viên với các nội dung, hình thức và phương pháp giáo dục khá phong phú, đa dạng. Tuy nhiên, theo đánh giá của cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên, chất lượng của công tác giáo dục pháp luật cho sinh viên vẫn chỉ ở mức “Bình thường”. Trên cơ sở thực trạng đó, chúng tôi đã đề xuất một số biện pháp tác động nhằm nâng cao chất lượng công tác giáo dục pháp luật cho sinh viên Đại học Huế

    PHÂN TÍCH NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC HUẾ

    No full text
    Nghiên cứu này tìm hiểu thực trạng hoạt động khởi nghiệp sáng tạo và ý định khởi nghiệp sáng tạo của sinh viên Đại học Huế. Nghiên cứu đã đề xuất được bảy yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp sáng tạo của sinh viên Đại học Huế. Số liệu nghiên cứu được thu thập từ kết quả khảo sát 721 sinh viên tại 9 trường Đại học thuộc Đại học Huế, dữ liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS 20.0.  Kết quả nghiên cứu đã xây dựng và kiểm chứng mô hình các yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên với 4 yếu tố đại diện theo mức độ ảnh hưởng từ mạnh đến yếu là chương trình đào tạo khởi nghiệp, thái độ đối với khởi nghiệp, kiến thức và kinh nghiệm khởi nghiệp và quy chuẩn chủ quan. Khi chương trình đào tạo khởi nghiệp, kiến thức và kinh nghiệm khởi nghiệp càng được trau chuốt, thái độ đối với khởi nghiệp càng được chú trọng và sự ủng hộ của những người thân và thầy cô càng giá trị thì ý định khởi nghiệp của sinh viên càng cao

    ĐÁNH GIÁ TẢI LƯỢNG CÁC HỢP CHẤT HỮU CƠ TỪ NƯỚC THẢI SẢN XUẤT BÚN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

    No full text
    Quá trình sản xuất bún thải ra một lượng nước thải lớn, giàu các chất hữu cơ, ảnh hưởng tới môi trường. Đề tài đã tiến hành đánh giá tải lượng các hợp chất hữu cơ từ nước thải sản xuất bún trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Trong tổng số 194 cơ sở sản xuất bún có xả thải, 80 cơ sở được điều tra. Trong đó, mẫu nước thải sản xuất bún được lấy ở 21 cơ sở phân bố ở huyện Quảng Điền, thị xã Hương Trà và Hương Thủy, thành phố Huế. Phân tích các mẫu nước thải này cho thấy nồng độ các chất hữu cơ rất cao với COD từ 2069 – 13967 mg/L, BOD5 từ 1710 - 5044 mg/L. Kết quả là tải lượng (L) và hệ số thải (F) các chất hữu cơ từ nước thải sản xuất bún trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã được tính toán: LCOD = 878 kg-COD/ngày, FCOD = 5,8 – 75,5 g-COD/kg bún; LBOD5 = 673 kg-BOD5/ngày, FBOD5= 3,4 – 67,6 g-BOD5/kg bún. Từ đó, một số giải pháp đạt hiệu quả cũng được đưa ra để góp phần giảm thiểu lượng nước thải phát sinh cũng như xử lý nước thải, bảo vệ môi trường

    CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHẢN ỨNG PHÂN HỦY QUANG HÓA XANH METHYLENE BẰNG HỆ XÚC TÁC CeO2-TiO2 NANOTUBES

    Get PDF
    In the present paper, the photocatalytic degradation of methylene blue (MB) under visible light irradiation using CeO2-doped TiO2 nanotubes (CeO2-TiO2-NTs) as a photocatalyst was investigated. The effects of different parameters such as pH of the solution, initial MB concentration, cerium doping content, and calcination temperature on the reaction were analyzed. The results indicated that CeO2-TiO2-NTs@0,1 annealed at 550 °C exhibited the best photocatalytic activity, and the degradation degree of MB (C0 = 15 ppm, pH = 6,5) under visible light was 97 % during 2 h of irradiation.Trong nghiên cứu này, sự phân hủy quang hóa xanh methylene (MB) dưới bức xạ khả kiến được tiến hành với sự có mặt của vật liệu xúc tác ống nano TiO2 pha tạp CeO2 (CeO2-TiO2-NTs). Ảnh hưởng của các yếu tố khác nhau như pH của dung dịch, nồng độ đầu của dung dịch MB, nhiệt độ nung và tỉ lệ pha tạp Ce:Ti đến khả năng xúc tác quang hóa phân hủy MB của vật liệu CeO2-TiO2-NTs cũng được khảo sát chi tiết. Kết quả cho thấy CeO2-TiO2-NTs@0,1 (tỉ lệ mol Ce:Ti là 0,1) nung ở 550 °C có hoạt tính xúc tác quang tốt nhất, phân hủy gần 97 % MB (C0 = 15 ppm, pH = 6,5) sau hơn 2 h chiếu xạ

    ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY HOẠCH ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ HUẾ GIAI ĐOẠN 1999–2019

    No full text
    Nghiên cứu này được tiến hành để đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch đô thị thành phố Huế giai đoạn 1999–2019, làm nền tảng cho đề xuất xây dựng và phát triển thành phố theo hướng đô thị di sản. Các phương pháp nghiên cứu đã được sử dụng bao gồm thu thập số liệu thứ cấp, phương pháp thảo luận nhóm tập trung và phương pháp phỏng vấn sâu. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 80 đồ án quy hoạch đô thị được phê duyệt trong 20 năm. Trong đó, có 03 phương án quy hoạch được đánh giá là có quy mô lớn và có tính chất quan trọng hơn so với các phương án còn lại, bao gồm quy hoạch chung 1999, quy hoạch An Vân Dương, và quy hoạch chung 2014. Kết quả thực hiện của quy hoạch chung 1999 đạt 20% diện tích so với tổng thể chung được phê duyệt; Quy hoạch An Vân Dương chỉ có 26/96 dự án đã hoàn thành, diện tích triển khai các dự án chỉ chiếm 24,1% so với tổng diện tích của phương án được phê duyệt; Quy hoạch chung 2014 chỉ đạt 5% diện tích so với tổng thể quy hoạch được phê duyệt. Nhìn chung, kết quả thực hiện các phương án quy hoạch đô thị thành phố Huế trong giai đoạn 1999-2019 chưa đạt chỉ tiêu đặt ra
    corecore