188 research outputs found

    ĐẦU TƯ VÀ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ NUÔI TÔM HUYỆN QUẢNG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

    Get PDF
    Để đánh giá thực trạng đầu tư và hiệu quả nuôi tôm, nghiên cứu tiến hành khảo sát 50 hộ ở 2 xã ở huyện Quảng Điền. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tình hình đầu tư của các hộ trong những năm gần đây chững lại, các hộ bán thâm canh chỉ đầu tư sửa chữa ao hồ lần 1 sau 10 năm sử dụng và các hộ thâm canh bắt đầu khai thác từ năm 2008 nên dự kiến tiến hành đầu tư sửa chữa vào năm 2018. Hiệu quả kinh tế của một vụ nuôi năm 2017 và hiệu quả đầu tư cho thấy hình thức thâm canh luôn đem lại lợi nhuận cao hơn nhiều so với hình thức bán thâm canh. Giá trị hiện tại ròng của hình thức nuôi thâm canh gấp 2,3 lần so với hình thức nuôi bán thâm canh mặc dù thời gian nuôi thâm cach chỉ 9 năm. Cả hai hình thức nuôi này đều có thời gian hoàn vốn lớn hơn 3 năm. Để nâng cao hiệu quả nuôi tôm cơ quan chính quyền địa phương cần tạo môi trường ổn định thu hút đầu tư đồng thời các hộ nuôi cần học hỏi các kỹ thuật nuôi mới.Từ khóa: Đầu tư, hiệu quả đầu tư, nuôi tôm, huyện Quảng Điền, phân tích tài chính

    Xác định chế độ rửa bưởi Năm Roi (Citrus grandis L.) đáp ứng an toàn thực phẩm

    Get PDF
    Mục tiêu của nghiên cứu là xác định được nồng độ phụ gia thích hợp bổ sung vào nước rửa nhằm đáp ứng được yêu cầu về chất lượng trong quá trình bảo quản bưởi Năm Roi hướng đến sức khỏe và an toàn cho người tiêu dùng. Ba phụ gia được bổ sung riêng lẻ vào nước rửa là NaHCO3 (1%, 2%, 3%, 4%), acid citric (1%, 2%, 3%, 4%), NaCl (8%, 10%, 12%, 14%). Kết quả nghiên cứu cho thấy, xử lý bổ sung phụ gia bằng dung dịch NaHCO3, acid citric vào nước rửa đều cho hiệu quả trong thời gian bảo quản. Sử dụng nồng độ rửa NaHCO3 là 3% có hiệu quả về bưởi Năm Roi ít bị mất màu xanh và tỷ lệ hao hụt khối lượng khi so với acid citric 3%. Tuy nhiên, việc xử lý nồng độ rửa acid citric là 3% có hiệu quả hơn về mật độ vi sinh vật hiếu khí tổng số, nấm men, nấm mốc. Bên cạnh đó, việc sử dụng NaCl 12% cũng giúp ổn định màu sắc, giảm sự hao hụt khối lượng và sự phát triển vi sinh vật

    Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia vào hoạt động du lịch vườn sinh thái của hộ gia đình tại huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ

    Get PDF
    Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia vào hoạt động du lịch vườn sinh thái của hộ gia đình ở huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ. Phương pháp thống kê mô tả, điểm trung bình; hệ số Cronbach’s Alpha; phân tích nhân tố khám phá được sử dụng trong nghiên cứu này. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 5 nhân tố tác động đến sự tham gia của hộ gia đình vào hoạt động du lịch vườn sinh thái bao gồm: (i) Chính sách địa phương, (ii) Môi trường tự nhiên và vốn xã hội, (iii) Văn hóa xã hội, (iv) Nguồn lực địa phương, (v) Lợi ích kinh tế. Dựa trên kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao sự tham gia của hộ gia đình vào hoạt động du lịch vườn sinh thái

    MỘT SỐ KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM TRỒNG PHỤC HỒI SAN HÔ TẠI QUẦN ĐẢO CÔ TÔ DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG

    Get PDF
    Trồng phục hồi san hô kết hợp với cộng đồng cư dân địa phương đã được thực hiện tại 03 khu vực thuộc quần đảo Cô Tô (tỉnh Quảng Ninh) đã được bảo vệ là hòn Khe Trâu, hòn Đặng Văn Châu (Tài Vạn Cháu) và hòn Khe Con. Năm 2008 đã trồng được tổng số 232 tập đoàn san hô trên 29 giá thể nhân tạo là giá thể bê tông dạng vòm và 95 tập đoàn san hô trên  giá thể tự nhiên. Kết quả theo dõi san hô sau 1 năm trồng phục hồi cho kết quả 10 giống san hô được trồng đều có thể sử dụng để trồng phục hồi được với tỷ lệ sống rất cao, đạt trên 94% ở giá thể nhân tạo dạng vòm và đạt từ 70 - 86% trên giá thể tự nhiên. Tốc độ tăng trưởng trung bình sau 1 năm trồng đều đạt trên 1,00 cm/năm. Lỗi kỹ thuật từ quá trình buộc gắn các tập đoàn san hô vào giá thể và mối đe dọa từ sự phát triển của địch hại san hô - ốc Drupella là nguyên nhân làm giảm tỷ lệ sống của san hô trồng phục hồi nhân tạo ở các khu vực này

    Chất lượng nước mặt của sông Tiền chảy qua địa phận Tân Châu, tỉnh An Giang

    Get PDF
    Nghiên cứu nhằm đánh giá chất lượng nước mặt của sông Tiền chảy qua sông Tân Châu trong giai đoạn tháng 6 năm 2017 đến tháng 9 năm 2018 tại thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang. Các chỉ tiêu được đo đạc ngoài hiện trường tại vị trí giữa sông bao gồm: pH, nhiệt độ, DO, độ mặn và TDS. Mẫu nước mặt ở sông Tân Châu được thu thập theo TCVN 6663-6:2008 (ISO 5667-6:2005) và phân tích trong phòng thí nghiệm một số chỉ tiêu hóa theo TCVN 6494:1999 và TCVN 6194:1996 (ISO 9297:1989) gồm clorua (Cl-), độ cứng tổng (Ca2+, Mg2), nitrit (NO2-), nitrat (NO3-), amoni (NH4+); sunfat (SO42-); florua (F-), bromua (Br-), phosphat (PO43-), các ion kim loại kiềm (Na+, K+), asen và silic dioxit (SiO2-). Hàm lượng các chỉ tiêu gồm: PO43-, NH4+ và NO2- có giá trị vượt ngưỡng cho phép của QCVN 08-MT:2015/BTNMT khi so với cột A2. Các chỉ tiêu Br-, As, F-, SiO2- không được phát hiện trong nghiên cứu. Kết quả này là cở sở xây dựng bộ dữ liệu về chất lượng nước mặt cho vùng nghiên cứu

    Xác định thành phần và tỷ lệ phối trộn trong sản xuất trà hòa tan catechin

    Get PDF
    Catechin là một hợp chất quan trọng được chiết xuất từ lá trà xanh (Camellia sinensis), có khả năng phòng ngừa và điều trị một số bệnh ung thư, bệnh tim mạch, bệnh cao huyết áp, bệnh đường ruột, bệnh răng miệng và có tác dụng làm chậm quá trình lão hoá và gia tăng tuổi thọ. Mục tiêu của nghiên cứu nhằm khảo sát, đánh giá một số điều kiện phối trộn tạo sản phẩm trà hòa tan từ catechin. Kết quả tách chiết cao catechin và cỏ ngọt ở điều kiện gia nhiệt 80oC trong 1 giờ sử dụng dung môi là nước thu được hiệu suất lần lượt là 30,91% và 31,76%. Hàm lượng polyphenol tổng trong mẫu cao chiết catechin đạt 327,47 mg GAE/g cao chiết. Hàm lượng catechin tổng của mẫu cao chiết catechin là 537,65 mg/g GAE. Công thức phối trộn của sản phẩm trà hòa tan cho điểm đánh giá cảm quan cao nhất với tỷ lệ phối trộn giữa cao catechin: cao cỏ ngọt : maltodextrin là 2:1:27. Nồng độ chất khô sử dụng trong quá trình sấy phun cho hiệu suất thu hồi cao nhất (83,20%) và chất lượng sản phẩm không đổi là 15%. Sản phẩm trà hòa tan catechin đạt tiêu chuẩn chất lượng, các chỉ tiêu phân tích sản phẩm đều nằm trong khoảng giới hạn cho phép dựa trên các TCVN hiện hành

    Ứng dụng bromelain để sản xuất bột giàu đạm amin từ vỏ đầu tôm (Litopenaeus vannamei)

    Get PDF
    Đề tài nghiên cứu “Ứng dụng bromelain để sản xuất bột giàu đạm amin từ vỏ đầu tôm thẻ Litopenaeus vannamei)” được thực hiện nhằm sản xuất bột giàu đạm amin từ protein vỏ đầu tôm. Kết quả khảo sát  (nguyên liệu thô ban đầu cho thấy hàm lượng protein tổng số và ẩm độ của vỏ đầu tôm thẻ nguyên liệu lần lượt là 15,31% và 74,78%, và dịch trích bromelain từ vỏ khóm có hoạt tính đặc hiệu là 10,68 U.mg - 1. Việc khảo sát sự ảnh hưởng của nồng độ, nhiệt độ, thời gian và pH đến quá trình thủy phân protein vỏ đầu tôm cho thấy rằng 2 gram cơ chất vỏ đầu tôm được thủy phân bằng bromelain (10,68 U.mg – 1) từ vỏ khóm trong môi trường dung dịch đệm phosphate pH 8, nhiệt độ 450C trong 4 giờ là điều kiện thích hợp với hàm lượng đạm amin và đạm ammoniac sinh ra lần lượt là 4,679 ± 0,101 mgN/mL và 0,256 mgN/mL. Kết quả phân tích khối lượng phân tử protein bằng phương pháp điện di SDS - PAGE cũng cho thấy phần lớn protein vỏ đầu tôm được thủy phân hiệu quả bởi bromelain vỏ khóm và tạo ra sản phẩm thủy phân với những đoạn polypeptide ngắn có khối lượng phân tử phần lớn nhỏ hơn 14,4 kDa

    ẢNH HƯỞNG CỦA OXY HÒA TAN LÊN TĂNG TRƯỞNG VÀ TIÊU HÓA CỦA CÁ TRA (PANGASIANODON HYPOPHTHALMUS)

    Get PDF
    Cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) là đối tượng nước ngọt phổ biến đang được nuôi và xuất  khẩu chủ yếu ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Hàm lượng oxy hòa tan trong ao nuôi thấp có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống của cá. Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của oxy hòa tan lên sinh trưởng của cá tra giai đoạn giống. Nghiên cứu được tiến hành với 2 thí nghiệm là: (i) ảnh hưởng của oxy lên tăng trưởng  và (ii) ảnh hưởng của oxy lên độ tiêu hóa của cá tra ở các mức 30%, 60% và 100% oxy bão hòa (tương ứng với 2,38; 4,77 và 7,95 mgO2/l ở nhiệt độ 270C) trong bể 1m3. Kết quả thí nghiệm cho thấy cá tra nuôi ở mức 100% oxy bão hòa có tốc độ tăng trưởng, độ tiêu hóa thức ăn, độ tiêu hóa đạm và năng lượng cao hơn  có ý nghĩa (p0,05). Tuy nhiên, hàm lượng glucose của cá tra khi nuôi ở hàm lượng oxy hòa tan 30% và 60% bão hòa cao hơn có ý nghĩa (

    Accomplishment of a protocol for simultaneous detection of 14 intestinal bacterial pathogens based on PCR-Reverse Dot Blot

    Get PDF
    Food poisoning, caused by a bacterial infection, consequently led to a wide range of infections and endanger to public health, has been considered as a big concern in the world. Therefore, it is an urgent demand for the clinical laboratory to exactly identify infectious bacteria. In our previous study, we successfully published a protocol based on the PCR-Reverse Dot Blot (PCR-RDB) to determine simultaneously 12 bacterial intestinal pathogens, including Bacillus cereus, Clostridium botulinum, Clostridium perfringen, Staphylococcus aureus, Listeria monocytogenes, Escherichia coli O157: H7, Salmonella spp., Shigella spp.., Vibrio cholerae, Vibrio parahaemolyticus, Yersinia enterocolitica and Brucella spp. In this study, we continuously developed our published protocol by designing additional probes: positive control probe, negative control probe, color control probe and background signal controller. Moreover, concerning the clinical demand, the supplement of two designed probes, which detected Campylobacter jejuni và Yersinia enterocolitica O:8 caused intestinal infected diseases mainly in children, was necessary. As a result, this completed PCR-RDB protocol can simultaneously detect a total of 14 intestinal bacterial pathogens within high specificity and the sensitivity of 102 copies/ml. For the protocol confirmation, it was tested by 30 fecal samples and the results completely match with the commercial kit PowerCheckTM 20 Pathogen Multiplex Real-time PCR Kit (Korea)
    corecore