40 research outputs found

    VI SINH VẬT PHÂN GIẢI CELLULOSE MẠNH TRONG SẢN XUẤT PHÂN HỮU CƠ TỪ PHẾ PHỤ PHẨM NÔNG NGHIỆP VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA CHÚNG ĐỐI VỚI GIỐNG LẠC L14 TẠI HƯƠNG TRÀ, THỪA THIÊN HUẾ

    Get PDF
    Tóm tắt: Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã tuyển chọn được chủng xạ khuẩn 22TH và vi khuẩn NH1 có khả năng phân giải cellulose mạnh. Tiếp đến, 2 chủng vi sinh vật này được phối trộn với chất mang là cám gạo và bột bắp theo tỷ lệ 1:3 với 50 ml nước cất thanh trùng cho 1 kg. Ủ phân hữu cơ từ phế phụ phẩm nông nghiệp với hỗn hợp trên và so sánh chất lượng phân bón, khả năng phân giải cellulose với công thức không bổ sung hỗn hợp vi sinh vật (mẫu đối chứng). Kết quả cho thấy ủ  phế phụ phẩm nông nghiệp với hai chủng vi sinh vật tuyển chọn cho hàm lượng cellulose giảm 55,87 % so với đối chứng và hàm lượng đạm, lân, kali tổng số đều tăng hơn so với đối chứng. Thử nghiệm ảnh hưởng của các liều lượng phân ủ khác nhau đến giống lạc L14 tại thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế cho thấy bón 8 hoặc 9 tấn phân hữu cơ ủ/ha có ảnh hưởng tốt nhất đến sinh trưởng, phát triển và năng suất thực thu của giống lạc L14. Phân tích di truyền phân tử cho thấy chủng xạ khuẩn 22TH đồng hình 100 % với loài Streptomyces olivochromogenes và chủng vi khuẩn NH1 đồng hình 99 % với loài Bacillus amyloliquefaciens.Từ khóa: cellulose, phân hữu cơ, phế phụ phẩm nông nghiệp, giống lạc L1

    PHÂN LẬP, TUYỂN CHỌN VÀ ĐỊNH DANH VI KHUẨN CÓ KHẢ NĂNG PHÂN GIẢI CELLULOSE ĐỂ SẢN XUẤT PHÂN HỮU CƠ VI SINH

    Get PDF
    Tóm tắt: Việc sử dụng phụ phẩm nông nghiệp làm phân hữu cơ vi sinh là giải pháp tối ưu hiệu nay vì vừa giảm thiểu thải chất thải lại vừa tận dụng để làm phân hữu cơ. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã phân lập được 18 chủng vi khuẩn có khả năng phân giải cellulose, tuyển chọn được chủng 6NH1 có khả năng phân giải cellulose mạnh nhất và được nhân sinh khối để sản xuất phân hữu cơ vi sinh. Chủng 6NH1 phát triển tốt nhất khi được nuôi cấy ở 30 °C và pH 6–7. Khi ủ rơm rạ với chủng vi khuẩn này, hàm lượng cellulose giảm 49,6 % so với đối chứng. Phân tích di truyền phân tử dựa trên trình tự 16S rRNA, chủng vi khuẩn 6NH1 đồng hình 99 % với loài Bacillus amyloliquefaciens.Từ khóa: Bacillus amyloliquefaciens,cellulose, phân hữu cơ vi sin

    ẢNH HƯỞNG CỦA THỜI ĐIỂM THU HOẠCH VÀ PHƯƠNG PHÁP SẤY HẠTĐẾN CHẤT LƯỢNG GẠO CỦA GIỐNG LÚA RA DƯ VÀ A RI,ĐẶC SẢN ĐỊA PHƯƠNG THỪA THIÊN HUẾ

    Get PDF
    Tóm Tắt: Bài báo đánh giá chất lượng gạo sau xay xát, phẩm chất cơm và hàm lượng dinh dưỡng của hai giống lúa đặc sản địa phương Thừa Thiên Huế gồm Ra dư và A ri (trồng tại xã Hồng Quảng, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế trong vụ Hè Thu năm 2018), đồng thời xác định thời điểm thu hoạch và phương pháp sấy hạt phù hợp nhất cho 2 giống lúa này. Kết quả cho thấytỷ lệ gạo nguyên của giống Ra dư và A ri đạt khá cao (lần lượt là 60,63% và 59,34%), độ bền gel cao (169 mm và 200 mm), giống có cơm mềm, hàm lượng dinh dưỡng cao như: sắt (38,0 và 187 mg/kg), omega 3 (35,9 và 29,4 mg/100g), omage 6 (787,9 và 793,1 mg/100g), omega 9 (697,1 và 955,4 mg/100g). Việc thu hoạch ở thời điểm 35 ngày sau trổ và sấy lúa ở 40 °C đến lúc độ ẩm của hạt đạt 14% cho tỷ lệ gạo nguyên 61,62% đối với giống Ra dư và 61,23% đối với giống A ri và chất lượng cơm cao hơn so với thu hoạch ở các thời điểm khác và phơi tự nhiên. Thời điểm thu hoạch và điều kiện sấy hạt này cho thấy hai giống Ra dư và A ri cho năng suất lý thuyết                   (51,67 và 51,87 tạ/ha) và năng suất thực thu (35,5 và 38,74 tạ/ha) cao nhất.Từ khóa: chất lượng gạo, thời điểm thu hoạch, phương thức sấy hạt, Ra dư, A r

    ĐÁNH GIÁ TIÊM POTASSIUM PHOSPHONATE QUA THÂN ĐỂ PHÒNG TRỪ BỆNH CHẾT NHANH CÂY HỒ TIÊU KINH DOANH

    Get PDF
    Tóm tắt: Hồ tiêu là cây trồng có giá trị ở Việt Nam nhưng dịch bệnh chết nhanh do Phytophthora capsici gây hại đã làm giảm diện tích đáng kể. Việc xử lý phun potassium phosphonate lên tán lá cây trồng dễ thực hiện, nhưng hiệu quả trừ bệnh rất thấp, trong lúc đó biện pháp tưới thuốc potassium phosphonate vào gốc quá tốn kém và gây ô nhiễm môi trường. Tiêm thuốc potassium phosphonate cho cây ăn quả để phòng trừ bệnh hại do Phytophthora dễ dàng thực hiện, nhưng với cây hồ tiêu hiện tại chưa có dụng cụ tiêm thích hợp. Tiến hành tiêm potassium phosphonate qua thân bằng bộ dụng cụ được cải tiến dựa trên phương pháp tiêm thực hiện cho cây thân gỗ cho thấy với nồng độ áp dụng từ 10 đến 40% có thể phòng trừ bệnh chết nhanh nhưng không ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất cây trồng. Phương pháp tiêm potassium phosphonate qua thân với nồng độ 40% là tốt nhất, hiệu quả kinh tế nhất để phòng trừ bệnh chết nhanh đối với cây hồ tiêu. Ngoài ra, phương pháp này có mức chi phí phù hợp với người nông dân, thuận tiện sử dụng, rất ít gây ô nhiễm môi trường, sức khỏe con và là phương pháp trừ bệnh có thể áp dụng cho canh tác hồ tiêu hữu cơ.Từ khóa: hồ tiêu, potassium phosphonate, tiêm thân, bệnh chết nhan

    Bài giảng giải tích. t.II

    No full text
    378 tr. ; 24 cm

    Bài giảng giải tích. t.II

    No full text
    378 tr. ; 24 c

    Bài giảng giải tích. t.II

    No full text
    378 tr. ; 24 cm

    Bài giảng giải tích. t.II

    No full text
    378 tr. ; 24 cm
    corecore