13 research outputs found

    Tối ưu các kỹ thuật dịch chuyển để xác định tốc độ truyền sóng điện từ sử dụng dữ liệu rađa xuyên đất ở một số tuyến đường thuộc thành phố Cần Thơ

    Get PDF
    Ra đa xuyên đất (Ground Penetrating Radar: GPR) là phương pháp Địa vật lý sử dụng sóng điện từ tần số cao (từ 10 MHz đến 3000 MHz), nhằm nghiên cứu các cấu trúc tầng nông dưới mặt đất như bê tông, nhựa đường, kim loại, đường ống, dây cáp hoặc khối xây… mà không cần phá hủy hay đào bới. Khi tiến hành xử lý dữ liệu ra đa xuyên đất (Ground Penetrating Radar: GPR), việc tính toán vận tốc truyền sóng điện từ là yếu tố quyết định tính chính xác, giúp xác định độ sâu, kích thước, và vị trí của các dị thường làm tăng tỷ số độ lớn của tín hiệu so với nhiễu trong mặt cắt sau dịch chuyển. Do đó, để gia tăng hiệu quả việc xác định vận tốc truyền sóng điện từ trong các lớp đất đá tầng nông, thuật toán tối ưu hóa kỹ thuật dịch chuyển Kirchhoff được sử dụng kết hợp với hai chuẩn entropy cực tiểu và năng lượng cực đại. Kết quả xác định vận tốc truyền sóng cũng chỉ ra bản chất các lớp địa chất tầng nông,..

    THEO DÕI HIỆN TRẠNG SINH THÁI VEN BỜ VÀ NUÔI THỦY SẢN BIỂN ỨNG DỤNG KỸ THUẬT VIỄN THÁM TẠI BẮC ĐẢO PHÚ QUỐC, TỈNH KIÊN GIANG

    Get PDF
    Đề tài thực hiện theo dõi sự thay đổi hiện trạng ven bờ và nuôi thủy sản biển từ đó hỗ trợ việc quản lý và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các thay đổi này. ảnh viễn thám LANDSAT TM đuợc sử dụng theo dõi hiện trạng ven bờ phần đất liền từ năm 2006 đến 2011; ảnh ALOS được sử dụng theo dõi hiện trạng cỏ biển dưới nước từ năm 2007 đến năm 2010; ảnh THEOS và KOMPSAT-2 độ phân giải cao sử dụng xác định vị trí nuôi cá lồng bè tại ấp Rạch Vẹm và nuôi ốc hương lưới đăng tại ấp Cây Sao năm 2011 khu vực phía Bắc đảo Phú Quốc. Kết quả thực hiện đề tài cho thấy có sự thay đổi hiện trạng sử dụng đất ven biển từ đất nông nghiệp và rừng tràm thành đất xây dựng là 349,89 ha (51,13% tổng diện tích thay đổi); diện tích cỏ biển tăng 1.883,99ha từ năm 2007 đến năm 2010; và hiện trạng phân bố không gian của 2 loài nuôi thủy sản gồm cá lồng bè và ốc hương lưới đăng. Đồng thời xây dựng bản đồ phân bố không gian hiện trạng vùng sinh thái ven bờ (phần đất liền và dưới nước) và hiện trạng nuôi trồng thủy sản biển  khu vực Bắc đảo Phú quốc

    ẢNH HƯỞNG CỦA TẠP Ca ĐẾN TÍNH CHẤT NHIỆT ĐIỆN CỦA HỆ GỐM CuAlO2

    Get PDF
    CuAl1-xCaxO2 (0 x 0.2) ceramics were prepared by solid state reaction method. Structure of the sample were investigated by X – ray diffraction patterns; contained the CuAl1-xCaxO2 solid solution with a rhombohedral structure, along with second phases such as CuO, CaO, and CaAl4O7. And their microstructure showed by SEM indicated that Ca caused the increasing of grain sizes. It was found that the substitution of Ca gave an increase in Seebeck coefficient despite the decreasing of the electrical conductivity. The highest value of power factor (5.09×10−5Wm−1K−2) was attained for CuAl0.95Ca0.05O2 sintered at 1423 K. We have demonstrated in this study that Ca addition have an important role to enhance high-temperature thermoelectric properties of CuAlO2.Hệ gốm CuAl1-xCaxO2 (0 x 0.2) được chế tạo bằng phương pháp phản ứng pha rắn. Ảnh nhiễu xạ tia X của các mẫu vật liệu cho thấy bên cạnh pha CuAl1-xCaxO2 với cấu trúc mặt thoi đặc trưng còn tồn tại các đỉnh của các pha CuO, CaO và CaAl4O7. Từ ảnh SEM có thể nhận thấy rằng tạp Ca làm tăng kích thước hạt của vật liệu nền. Mặc dù làm giảm độ dẫn điện nhưng tạp Canxi làm tăng đáng kể hệ số Seebeck của vật liệu, nên hệ số công suất (PF) của hệ được cải thiện. Ở nhiệt độ thiêu kết 1423 K, hệ gốm CuAl0.95Ca0.05O2 ứng với x=0.05 đạt hệ số công suất cao nhất là 5.09×10−5Wm−1K−2. Kết quả nghiên cứu cho thấy tạp Ca đóng vai trò quan trọng trong việc cải tiến các tính chất nhiệt điện của hệ CuAlO2 ở vùng nhiệt độ cao

    Ứng dụng lysozyme để tạo chế phẩm bột oligosaccharide từ vỏ tôm thẻ chân trắng (Litopennaeus vannamei)

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm khảo sát ảnh hưởng của thời gian, pH, nhiệt độ và nồng độ cơ chất lên quá trình thủy phân chitin bằng lysozyme từ lòng trắng trứng gà Hisex Brown để tạo bột oligosaccharide. Hiệu suất của quá trình thủy phân ở mỗi nghiệm thức được đánh giá bởi hàm lượng đường khử tạo ra theo phương pháp của Schales. Phương trình Lineweaver-Burk và Michaelis-Menten cũng được xây dựng nhằm xác định vận tốc cực đại (Vmax) và hằng số Michelis Menten (Km). Kết quả cho thấy hàm lượng đường khử tạo ra trong quá trình thủy phân bị ảnh hưởng đáng kể bởi thời gian, pH, nhiệt độ và nồng độ cơ chất (p < 0,05). Điều kiện thích hợp để thủy phân chitin huyền phù bằng lysozyme được xác định ở nhiệt độ 65ºC, pH 5,5 trong thời gian 12 giờ với hàm lượng cơ chất chitin huyền phù là 0,1 mg/mL. Giá trị Vmax và Km trong quá trình thủy phân được ghi nhận có giá trị lần lượt là 0,225 µM/phút và 0,022 mg/mL. Sản phẩm của quá trình thủy phân được đông khô trong 48 giờ và thu nhận được bột oligosaccharide hòa tan
    corecore