16 research outputs found

    Phân lập, nghiên cứu môi trường thích hợp sinh tổng hợp laccase của chủng nấm đảm thu thập từ Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà và khả năng loại màu thuốc nhuộm của chủng

    Get PDF
    A fungal strain FBD154 with high laccase production was isolated from Bidoup-Nui Ba Parks, Lam Đong, Vietnam. FBD154 was identified as Polyporus sp. FBD154 based on traditional method and ITS sequence analysis. Polyporus sp. FBD154 synthesized laccase with high activity 74925 U/l on modified TSH1 (200 g/l containing potato extract, 1 g/l casein, 1 g/l rice bran, 5 g/l soybean meal, 10 g/l manose, 3 g/l NH4Cl, 0.3 mM CuSO4, pH 4). Crude laccase of Polyporus sp. FBD154 was applied to decolor several synthetic and commercial dyes. After 30 min, laccase from Polyporus sp. FBD154 could decolorize synthetic dyes at 100 mg/l concentration with efficiency of 60% acid red (NY1), 18% acid red 299 (NY7), 52% acid blue 281 (NY5) and 83% Remazol Brilliant Blue R (RBBR) without mediator. For commercial dyes at concentration of 100 mg/l, color removal efficiency reached to 62% megafix black CLS (CLS) and 72% everzol red LF2B (LF-2B) without mediator. Efficiency of synthetic dye removal by Polyporus sp. FBD154 crude laccase with 200 µM mediator obtained 90% RBBR with violuric acid (VIO) after 30 min; 80% NY5 with hydroxybenzotriazole (HBT) for 24 hours; 87% NY1 with acetosyringone (Ace) for 5 min; 92% NY7, 91% LF-2Band 73% CLS with syringaldehyde (Syr) for 5 min. The obtained evidences show that laccase was synthesized by Polyporus sp. FBD154 with high potential for application in wastewater treatment of textile plants in particular as well a sin detoxification of polycyclic aromatic compounds in general.Chủng nấm FBD154 được phân lập từ vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà, Lâm Đồng, Việt Nam có khả năng sinh tổng hợp laccase với hoạt tính cao. Bằng phương pháp phân loại truyền thống kết hợp với xác định trình tự ITS, chủng nấm FBD154 được xếp vào chi Polyporus và được đặt tên là Polyporus sp. FBD154. Chủng FBD154 sinh tổng hợp lacase cao 74.925 U/l trên môi trường TSH1 cải tiến với pH= 4 chứa 200g/l dịch chiết khoai tây, 1 g/l casein, 1 g/l cám gạo, 5 g/l bột đậu tương, 10 g/l mannose, g/l NH4Cl 3, 0,3 mM CuSO4. Dịch enzyme thô của chủng Polyporus sp. FBD154 có khả năng loại màu một số thuốc nhuộm tổng hợp và thương mại. Sau 30 phút, laccase thô từ Polyporus sp. FBD154 đã loại được một số màu tổng hợp có nồng độ 100 mg/l với hiệu suất lần lượt là 60% màu acid đỏ 266 (NY1); 18% màu acid đỏ 299 (NY7); 52% màu acid xanh 281 (NY5);  83% màu Remazol Brilliant Blue R (RBBR) khi không có mặt của chất gắn kết. Đối với màu thương mại, hiệu suất loại màu đạt lần lượt là 62% màu megafix black CLS (CLS) và 72% màu everzol red LF2B (LF-2B) với nồng độ màu ban đầu là 100 mg/l khi không có mặt của chất gắn kết. Hiệu suất loại màu của laccase thô sinh tổng hợp bởi Polyporus sp. FBD154 với sự có mặt của 200 µM chất gắn kết lần lượt là 90% màu RBBR với CGK là violuric acid (VIO) sau 30 phút; 80% màu NY5 khi có mặt CGK là hydroxybenzotriazole (HBT) sau 24 giờ; 87% màu NY1 với CGK là acetosyringone (Ace) sau 5 phút; 92% màu NY7, 91% màu LF-2Bvà 73% màu CLSvới CGK là syringaldehyde (Syr) sau 5 phút. Từ các minh chứng thu được cho thấy laccase sinh tổng hợp bởi chủng nấm đảm Polyporus sp. FBD154 có tiềm năng cao cho ứng dụng trong xử lý nước thải nhà máy dệt nhuộm nói riêng và khử độc các chất hữu cơ đa vòng thơm nói chung

    LOẠI MÀU THUỐC NHUỘM BẰNG CÁC CHỦNG NẤM FBV25, FBV28 VÀ FNBLA1 CỐ ĐỊNH TRÊN VẬT LIỆU POLYPROPYLENE

    Get PDF
    Hỗn hợp ba chủng nấm FBV25, FBV28 và FNBLa1 được phân lập từ gỗ mục rừng quốc gia Ba Vì và rơm mục Ninh Bình đã được cố định thành công trên vật liệu polypropylene (PP). Khả năng loại các màu tổng hợp gồm axit đỏ 299 (NY1), axit đỏ 266 (NY7), axit xanh 62 (NY3), axit xanh 281 (NY5), axit xanh 113 (IN13), Remazol Brilliant Blue R (RBBR) và màu xanh dương hoạt tính (hỗn hợp màu gồm Megafix Blue EBB 0 và Deimalen Red CL5B theo tỉ lệ 10:1) từ nước thải nhà máy nhuộm Nam Định đã được nghiên cứu ở quy mô khác nhau trong điều kiện phòng thí nghiệm. Ở mô hình 100 ml, hỗn hợp ba chủng nấm này có khả năng loại được 86% màu tổng hợp có nồng độ 100 mg/L sau 144 giờ và 80% màu xanh hoạt tính có nồng độ 240 mg/L sau 166 giờ nuôi cấy. Đối với quy mô 10 lít, sau 54 giờ hỗn hợp ba chủng nấm trên chỉ loại được 55% trong khi chỉ một mình chủng nấm FBV25 đã loại được 70% màu xanh hoạt tính có nồng độ 142 mg/L. Chủng nấm FBV25 cũng loại bỏ được 94% màu xanh hoạt tính từ nước thải có nồng độ 517 mg/L sau 96 giờ ở quy mô 50 lít. Đây là cơ sở khoa học để xây dựng quy trình công nghệ ở quy mô hiện trường để xử lý thuốc nhuộm trong nước thải của nhà máy nhuộm thuộc Tổng công ty dệt Nam Định

    KHẢ NĂNG NITRIT HÓA AMONI CỦA CHỦNG VI KHUẨN PSEUDOMOONAS AERUGINOSA HT1 PHÂN LẬP TỪ NƯỚC THẢI SAU BIOGAS CỦA TRANG TRẠI CHĂN NUÔI LỢN Ở HÀ TĨNH

    Get PDF
    Tóm tắt: Vi khuẩn oxi hóa amoni có một vai trò quan trọng trong chuyển hóa amoni thành nitrit tạo điều kiện cho quá trình nitrat hóa và phản nitrat diễn ra trong công nghệ xử lý nước thải. Mục đích của nghiên cứu này là phân lập các chủng vi khuẩn có khả năng nitrit hóa amoni từ nước thải chăn nuôi lợn sử dụng phương pháp dãy ống nghiệm pha loãng và định danh vi khuẩn bằng phương pháp sinh học phân tử.  Sự chuyển hóa amoni trong các thử nghiệm được phân tích theo phương pháp quang phổ. Trong nghiên cứu này, chủng Pseudomonas aeruginosa HT1 được phân lập từ nước thải sau biogas của trang trại chăn nuôi lợn tập trung tại Hà Tĩnh có khả năng chuyển hóa amoni với nồng độ lên đến 545 mg/L. Tuy nhiên, chủng vi khuẩn này chuyển hóa amoni với nồng độ tối ưu là từ 50 mg/L trở xuống và nồng độ này được chuyển hóa hoàn toàn sau 4 ngày nuôi cấy. Sự chuyển hóa amoni của chủng Pseudomonas aeruginosa HT1 diễn ra trong cả điều kiện nuôi cấy có nồng độ oxy từ 0,1 đến 7,0 mg/L. Hoạt động chuyển hóa amoni bởi chủng vi khuẩn này vẫn diễn ra trong môi trường muối mặn 3%. Chủng Pseudomonas aeruginosa HT1 có khả năng sinh trưởng trong môi trường có pH từ 6,0 đến 8,0 và thuộc nhóm vi khuẩn ưa ấm với nhiệt độ phát triển tốt nhất trong khoảng 30–37 °C.Từ khóa: Pseudomonas aeruginosa; nitrit hóa; vi khuẩn oxi hóa amon

    Nghiên cứu in vitro các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của nầm Alternaria alternata gây bệnh thối ngọn cành trên cây thanh long (Hylocereus spp.)

    Get PDF
    Biết được môi trường không thuận lợi cho sự phát triển của mầm bệnh có thể được sử dụng làm thông tin cơ bản để xây dựng các chiến lược thích hợp để ngăn ngừa sự xuất hiện của bệnh trên thanh long. Nghiên cứu nhằm đánh giá một số yếu tố môi trường bao gồm nhiệt độ, độ pH và độ mặn, cũng như yếu tố sinh học bao gồm các loài vi khuẩn nội sinh phân lập từ cây thanh long đối kháng với nấm gây bệnh, Alternaria alternata. Sự phát triển của sợi nấm A. alternata bị ức chế ở nhiệt độ 35°C, trong khi nhiệt độ 25°C khá thích hợp cho sự phát triển của chúng. Nhiệt độ 30°C là thuận lợi cho sự phát triển của A. alternata. Trong điều kiện pH khác nhau, sự phát triển của nấm A. alternata hầu hết bị ức chế cực đại ở pH 4. Hơn nữa, kết quả thử nghiệm độ mặn cho thấy A. alternata không bị ảnh hưởng nhiều bởi các nồng độ muối được thử nghiệm. Trong khi đó, việc kiểm tra vi khuẩn đối kháng trong ống nghiệm cho kết quả là cả EC120 và EC121 đều có hiệu quả cao trong việc ức chế sự phát triển của loại nấm được khảo sát. Các kết quả thí nghiệm cho thấy sự kết hợp thích hợp của việc điều chỉnh môi trường và chế độ chăm sóc có thể rất hữu ích cho..
    corecore