16 research outputs found

    NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH VÀ ĐÁNH GIÁ TÍNH NĂNG QUANG XÚC TÁC CỦA VẬT LIỆU NANO TiO2 BẰNG AXIT TEREPHTHALIC VÀ METHYLENE BLUE

    Get PDF
    TÓM TẮT Bài báo này nghiên cứu và xây dựng quy trình đánh giá tính năng quang xúc tác cho từng vật liệu nano TiO2bột, ốngvà màng. Ống nano TiO2được chế tạo bằng phương pháp thủy nhiệt từ bột thương mại, trong khi màng được chế tạobằng phún xạ magnetron DC phản ứng. Trong nghiên cứu này, chúng tôisử dụng dung dịch axit terephthalic (AT)như một “đầu dò”huỳnh quang và dung dịch Methylene Blue (MB) như một chất chỉ thị màu để đánh giá hiệu suất lượng tử của quá trình tạo ra gốc tự do hydroxyl ·OH và superoxit O2- trong phản ứng xúc tácquang hóa. Kết quả cho thấy, quy trình đánh giá tính năng quang xúc tác dựa trên hai dung dịch MB và AT được xây dựng hoàn chỉnh, có độ tin cậy cao, phù hợp cho từng vật liệu nano TiO2 bột, ống và màng; Cả hai dung dịch AT và MB đều cho cùng kết quả, với 25mg khối lượng xúc tác củavật liệu nano TiO2bột, ốngvà màng,tính năng quang xúc tác của ống nano tốt hơn màng và màng tốt hơn bộtthương mạidùng làm nguyên liệu ban đầu

    NÂNG CAO ĐỘC LỰC DIỆT RỆP ĐÀO CỦA CHỦNG NẤM KÍ SINH CÔN TRÙNG LECANICILLIUM BẰNG ĐỘT BIẾN TIA CỰC TÍM (UV) VÀ N-METHYL-N’-NITRO-N-NITROSOGUANIDINE (NTG) NHẰM SẢN XUẤT THUỐC TRỪ SÂU SINH HỌC

    Get PDF
    Nấm thuộc chi Lecanicillium là loài kí sinh gây bệnh quan trọng đối với côn trùng phá hại cây và một vài chủng nấm thuộc chi này đã được phát triển thành thuốc trừ sâu sinh học thương mại. Trong số các chủng nghiên cứu, chủng nấm kí sinh côn trùng L43 có độc tính rất mạnh đối với rệp đào (Myzus persicae), diệt 100 % rệp sau 5 ngày phun bào tử, ở 23 – 27 oC và 75 – 85 % độ ẩm không khí. Chủng L43 được định tên thuộc chi Lecanicillium bằng đọc trình tự đoạn gene 28S rRNA, có độ tương đồng 99,5 % so với trình tự đã công bố trên GenBank. Để nâng cao độc lực diệt rệp của nấm, tế bào trần của chủng Lecanicillium sp. L43 được gây đột biến bằng tia cực tím (UV) và hóa chất N-methyl-N’-nitro-N-nitrosoguanidine. Trong số 42 dòng nấm đột biến đã sàng lọc, 2 thể đột biến UV (UV10.4 và UV60.3) và 3 thể đột biến NTG (NTG30.2, NTG50.2 và NTG60.4) diệt 100 % rệp muội sau 4 đến 5 ngày phun. Độc lực của các thể đột biến tăng từ 10 đến 20 % so với kiểu dại, ở 25 – 29 oC và 75 – 85 % độ ẩm không khí. Những kết quả thu được cho  thấy, các thể đột biến chọn  lọc này của chủng Lecanicillium sp. L43  là nguồn nguyên  liệu quí để nghiên cứu  tiếp và có  tiềm năng để phát  triển  thành chế phẩm vi sinh dùng  trong kiểm soát sinh học dịch hại cây trồn

    NGHIÊN CỨU LÊN MEN SINH TỔNG HỢP KHÁNG SINH NHỜ STREPTOMYCES 15.29-STREPTOMYCES MICROFLAVUS

    Get PDF
    1. ĐẶT VẤN ĐỀStreptomyces là chi xạ khuẩn gồm nhiều loài có khả năng sinh tổng hợp kháng sinh đa dạng về cấu trúc và đặc tính kháng sinh, một sốloài trong chi này còn có khả năng sinh tổng hợp các kháng sinh chữa ung thưvà điều trịHIV/AIDS. Trong số các  Streptomyces  mà chúng tôi phân lâp  được từ cơ chất Việt Nam có Streptomyces15.29 là chủng xạ khuẩn có  độ  ổn  định di truyền học tốt, có khả năng sinh tổng hợp kháng sinh phổ rộng và có tiềm năng  ứng dụng trong lĩnh vực phòng bệnh và chữa bệnh. Bài báo này giới thiệu những kết quả nghiên cứu về chủng Streptomyces15.29 bao gồm nghiên cứu các đặc  điểm hình thái và sinh lí, giải trình tự gien 16s rADN nhằm phân loại, xác  định tên khoa học, nghiên cứu cải tạo giống tăng cường hiệu suất tổng hợp kháng sinh bằng sàng lọc và đột biến sử dụng ánh sáng UV và quá trình lên men chìm trên máy lắc cũng như trong bình lên men 5 L và 500 L, nghiên cứu chiết xuất, tinh chế xác định cấu trúc hóa học của kháng sinh và một số kết quả về phổ tác dụng của kháng sinh

    Tính chất quang xúc tác của các cấu trúc dị thể TiO2/ZnO

    Get PDF
    Trong bài báo này, các cấu trúc dị thể TiO2/ZnO được chế tạo bằng cách kết hợp các phương pháp điện hóa, phún xạ và/hoặc thủy nhiệt. Cấu trúc tinh thể và hình thái của TiO2/ZnO được đánh giá bởi phương pháp nhiễu xạ tia X (XRD), kính hiển vi điện tử quét (SEM) và ảnh hiển vi lực nguyên tử (AFM). Tính chất quang xúc tác được đánh giá thông qua độ mất màu của dung dịch xanh methylene (MB) dưới ánh sáng tia tử ngoại (UV) hoặc ánh sáng khả kiến. Kết quả thu được cho thấy, các cấu trúc dị thể TiO2/ZnO được chế tạo bằng việc phối hợp các phương pháp trên đều thể hiện cấu trúc pha tinh thể đặc trưng của vật liệu TiO2 và ZnO. Kết quả khảo sát tính chất quang xúc tác cho thấy hiệu quả phân hủy dung dịch MB của các cấu trúc dị thể được xếp theo thứ tự từ cao tới thấp lần lượt là TiO2-thủy nhiệt/ZnO rod, cấu trúc màng TiO2/ZnO rod cấu trúc màng hai lớp TiO2/ZnO chủ yếu do cơ chế phân tách và dịch chuyển điện tích và diện tích hiệu dụng bề mặt lớn
    corecore