8 research outputs found

    ẢNH HƯỞNG CỦA GIỐNG, LỨA CẮT VÀ CHẤT PHỤ GIA DÙNG TRONG Ủ CHUA TỚI HÀM LƯỢNG OXALATE TRONG CỌNG VÀ LÁ MÔN (Colocasia Esculenta (L) Schott)

    Get PDF
    Tóm tắt: Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của giống, lứa cắt và kỹ thuật ủ chua với các chất phụ gia khác nhau tới thành phần oxalate trong cọng và lá môn ao trắng và môn ngọt (Colocasia Esculenta (L) Schott) bao gồm 2 thí nghiệm. Thí nghiệm 1, xác định ảnh hưởng của giống và lứa cắt, được bố trí theo phương pháp 2 nhân tố với 4 lần lặp. Kết quả cho thấy, thành phần oxalate tổng số, hòa tan và không hòa tan đều cao hơn ở giống môn ao trắng (p < 0,01). So với lá, thành phần oxalate trong cọng cũng cao hơn (p < 0,05). Thành phần oxalate có xu thế giảm dần theo lứa cắt tăng lên (p < 0,05); ở lứa cắt thứ 5, oxalate tổng số giảm 71 % trong cọng và 40 % trong lá so với ban đầu. Thí nghiệm 2, xác định ảnh hưởng các phụ gia trong khối ủ, được bố trí theo phương pháp ngẫu nhiên hoàn toàn với 4 nghiệm thức tương ứng với từng chất phụ gia (cám gạo, bột sắn, rỉ mật và không phụ gia). Kết quả cho thấy, nồng độ oxalate đều có xu hướng giảm dần theo thời gian ủ và sử dụng rỉ mật làm giảm nồng độ oxalate tổng số, hoà tan và không hoà tan lớn nhất. Từ kết quả trên cho thấy, thành phần oxalate trong môn ảnh hưởng bởi giống, bộ phận của cây, lứa cắt và kỹ thuật ủ chua.Từ khóa: môn, giống, lứa cắt, oxalate, ủ chu

    ẢNH HƯỞNG TỶ LỆ PHỐI TRỘN CÁC NGUYÊN LIỆU TRONG THỨC ĂN VIÊN TỚI KHẢ NĂNG TIÊU HÓA, TÍCH LŨY NITƠ, SINH TRƯỞNG VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ Ở THỎ NUÔI THỊT TẠI THỪA THIÊN HUẾ

    No full text
    Tóm tắt. 25 thỏ lai (Địa phương x New Zealand), có trọng lượng ban đầu 1,5 kg ± 0,2 được thiết kế ngẫu nhiên hoàn toàn ở 5 nghiệm thức KF0, KF7.5; KF15; KF22.5; KF30 (tương ứng 5 mức 0; 7,5; 15; 22,5 và 30% bột lá sắn trong thức ăn viên) đến khả năng tiêu hóa và tích lũy nitơ ở thỏ. Kết quả cho thấy, có sự khác nhau về khả năng tiêu hóa hợp chất hữu cơ (OM) và vật chất khô giữa các nghiệm thức (P<0,05). N được tiêu hóa giảm dần theo mức tăng dần của bột lá sắn (P<0.05). N tích lũy ở các nghiệm thức KF0, KF7.5, KF15 và KF22.5 không có sự sai khác (p> 0,05) (từ 1,98 đến 2,06 g/ngày) cao hơn nghiệm thức KF30 (1,84 g) (p = 0,001). Năm mươi thỏ lai (Địa phương x New Zealand), có trọng lượng ban đầu  0,8 ± 0,2 kg, được thiết kế theo kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn với 5 nghiệm thức: KF0; KF7.5; KF15, KF22.5 và được so sánh với thức ăn công nghiệp (KFDC), với 5 lần lặp lại (5*2*5). Kết quả cho thấy, tăng trọng đạt cao nhất ở KF22,5 (24,5g/ngày) rồi đến KF15 (22,3 g/ngày), thấp hơn ở KF0 (20,3 g/ngày); KFDC (20,6 g/ngày) và KF7.5 (19,6 g/ngày) (p <0,05). FCR từ 4,2 đến 4,9 (P> 0,05). Hiệu quả kinh tế có xu hướng tăng dần theo mức tăng bột lá sắn trong các nghiệm thức.  Từ đó có thể kết luận, có thể sử dụng mức 22,5% bột lá sắn trong thức ăn viên như nguồn protein cho thỏ mang lại hiệu quả kinh tế

    ẢNH HƯỞNG CỦA GIỐNG, LỨA CẮT VÀ CHẤT PHỤ GIA DÙNG TRONG Ủ CHUA TỚI HÀM LƯỢNG OXALATE TRONG CỌNG VÀ LÁ MÔN (Colocasia Esculenta (L) Schott)

    No full text
    Tóm tắt: Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của giống, lứa cắt và kỹ thuật ủ chua với các chất phụ gia khác nhau tới thành phần oxalate trong cọng và lá môn ao trắng và môn ngọt (Colocasia Esculenta (L) Schott) bao gồm 2 thí nghiệm. Thí nghiệm 1, xác định ảnh hưởng của giống và lứa cắt, được bố trí theo phương pháp 2 nhân tố với 4 lần lặp. Kết quả cho thấy, thành phần oxalate tổng số, hòa tan và không hòa tan đều cao hơn ở giống môn ao trắng (p < 0,01). So với lá, thành phần oxalate trong cọng cũng cao hơn (p < 0,05). Thành phần oxalate có xu thế giảm dần theo lứa cắt tăng lên (p < 0,05); ở lứa cắt thứ 5, oxalate tổng số giảm 71 % trong cọng và 40 % trong lá so với ban đầu. Thí nghiệm 2, xác định ảnh hưởng các phụ gia trong khối ủ, được bố trí theo phương pháp ngẫu nhiên hoàn toàn với 4 nghiệm thức tương ứng với từng chất phụ gia (cám gạo, bột sắn, rỉ mật và không phụ gia). Kết quả cho thấy, nồng độ oxalate đều có xu hướng giảm dần theo thời gian ủ và sử dụng rỉ mật làm giảm nồng độ oxalate tổng số, hoà tan và không hoà tan lớn nhất. Từ kết quả trên cho thấy, thành phần oxalate trong môn ảnh hưởng bởi giống, bộ phận của cây, lứa cắt và kỹ thuật ủ chua.Từ khóa: môn, giống, lứa cắt, oxalate, ủ chu

    ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC MỨC METHIONINE TRONG KHẨU PHẦN ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA GÀ RI LAI

    No full text
    Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của các mức methionine khác nhau trong khẩu phần đến sinh trưởng ở gà Ri lai (¼ Lương Phượng × ¾ Ri) giai đoạn 0–12 tuần tuổi. Tổng cộng 240 gà Ri lai 1 ngày tuổi được bố trí ngẫu nhiên vào 12 ô chuồng. Thí nghiệm được tiến hành với ba nghiệm thức, mỗi nghiệm thức được thực hiện với bốn lần lặp lại. Ba khẩu phần có hàm lượng methionine khác nhau (thấp, trung bình, cao so với mức methionine khuyến cáo của Evonik cho nhóm gà lông màu) được sử dụng để nuôi gà. Kết quả cho thấy việc sử dụng methionine trong khẩu phần cao hơn 0,08% so với khuyến cáo của Evonik đã có cải thiện đáng kể đến sinh trưởng của gà Ri lai. Ở 12 tuần tuổi, khối lượng gà được nuôi bằng khẩu phần methionine cao tăng 8,9–9,7% so với hai nghiệm thức còn lại. Mặc dù không có sự sai khác về lượng thức ăn thu nhận của gà giữa các nghiệm thức, hiệu quả sử dụng thức ăn và hiệu quả sử dụng protein ở gà Ri lai ở nghiệm thức methionine cao đã được cải thiện đáng kể. Việc giảm 0,08% methionine trong khẩu phần so với khuyến cáo không làm ảnh hưởng đến hiệu quả chuyển hóa thức ăn của gà thí nghiệm

    KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN CỦA LỢN NÁI YORKSHIRE VÀ LANDRACE NUÔI Ở VÙNG GÒ ĐỒI HUYỆN CAM LỘ TỈNH QUẢNG TRỊ

    No full text
    Nghiên cứu này nhằm đánh giá khả năng phát dục sản của lợn nái Landrace và Yorkshire nuôi ở vùng gò đồi huyện Cam Lộ tỉnh Quảng Trị. Hai mươi hai lợn nái hậu bị giống Landrace và Yorkshire đã được dùng để đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái. Kết quả nghiên cứu này chứng tỏ rằng lợn nái Landrace và Yorkshire sinh trưởng tốt ở điều kiện sinh thái gò đồi. Lợn nái Yorkshire thích nghi và phát triển tốt hơn lợn Landrace được thể hiện các chỉ tiêu về các chiều đo và trọng lượng ở các tháng tuổi. Các chỉ tiêu về phát dục như tuổi và trọng lượng động dục lần đầu, tuổi và trọng lượng phối giống lần đầu, cũng như tuổi đẻ lứa đầu của lợn nái hậu bị Landrace và Yorkshire nuôi tại vùng gò đồi Cam Lộ, Quảng Trị không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Các chỉ tiêu tuổi động dục lần đầu là 244,1 ngày và 240 ngày, tuổi phối giống lần đầu là 247,36 ngày và 243 ngày và tuổi đẻ lứa đầu là 369 và 356 ngày tương tự giống này được nuôi ở vùng đồng bằng và vùng sinh thái khác. Không có sự khác biệt đối các chỉ tiêu như thời gian mang thai, số con sơ sinh, số con còn sống sau 24 giờ nhưng có ý nghĩa thống kê đến các chỉ tiêu như số con cai sữa, trọng lượng cai sữa và thời gian động dục lại sau cai sữa (P< 0.001).

    KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN CỦA LỢN NÁI YORKSHIRE VÀ LANDRACE NUÔI Ở VÙNG GÒ ĐỒI HUYỆN CAM LỘ TỈNH QUẢNG TRỊ

    No full text
    Nghiên cứu này nhằm đánh giá khả năng phát dục sản của lợn nái Landrace và Yorkshire nuôi ở vùng gò đồi huyện Cam Lộ tỉnh Quảng Trị. Hai mươi hai lợn nái hậu bị giống Landrace và Yorkshire đã được dùng để đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái. Kết quả nghiên cứu này chứng tỏ rằng lợn nái Landrace và Yorkshire sinh trưởng tốt ở điều kiện sinh thái gò đồi. Lợn nái Yorkshire thích nghi và phát triển tốt hơn lợn Landrace được thể hiện các chỉ tiêu về các chiều đo và trọng lượng ở các tháng tuổi. Các chỉ tiêu về phát dục như tuổi và trọng lượng động dục lần đầu, tuổi và trọng lượng phối giống lần đầu, cũng như tuổi đẻ lứa đầu của lợn nái hậu bị Landrace và Yorkshire nuôi tại vùng gò đồi Cam Lộ, Quảng Trị không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Các chỉ tiêu tuổi động dục lần đầu là 244,1 ngày và 240 ngày, tuổi phối giống lần đầu là 247,36 ngày và 243 ngày và tuổi đẻ lứa đầu là 369 và 356 ngày tương tự giống này được nuôi ở vùng đồng bằng và vùng sinh thái khác. Không có sự khác biệt đối các chỉ tiêu như thời gian mang thai, số con sơ sinh, số con còn sống sau 24 giờ nhưng có ý nghĩa thống kê đến các chỉ tiêu như số con cai sữa, trọng lượng cai sữa và thời gian động dục lại sau cai sữa (P< 0.001).

    KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN CỦA LỢN NÁI YORKSHIRE VÀ LANDRACE NUÔI Ở VÙNG GÒ ĐỒI HUYỆN CAM LỘ TỈNH QUẢNG TRỊ

    No full text
    Nghiên cứu này nhằm đánh giá khả năng phát dục sản của lợn nái Landrace và Yorkshire nuôi ở vùng gò đồi huyện Cam Lộ tỉnh Quảng Trị. Hai mươi hai lợn nái hậu bị giống Landrace và Yorkshire đã được dùng để đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái. Kết quả nghiên cứu này chứng tỏ rằng lợn nái Landrace và Yorkshire sinh trưởng tốt ở điều kiện sinh thái gò đồi. Lợn nái Yorkshire thích nghi và phát triển tốt hơn lợn Landrace được thể hiện các chỉ tiêu về các chiều đo và trọng lượng ở các tháng tuổi. Các chỉ tiêu về phát dục như tuổi và trọng lượng động dục lần đầu, tuổi và trọng lượng phối giống lần đầu, cũng như tuổi đẻ lứa đầu của lợn nái hậu bị Landrace và Yorkshire nuôi tại vùng gò đồi Cam Lộ, Quảng Trị không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Các chỉ tiêu tuổi động dục lần đầu là 244,1 ngày và 240 ngày, tuổi phối giống lần đầu là 247,36 ngày và 243 ngày và tuổi đẻ lứa đầu là 369 và 356 ngày tương tự giống này được nuôi ở vùng đồng bằng và vùng sinh thái khác. Không có sự khác biệt đối các chỉ tiêu như thời gian mang thai, số con sơ sinh, số con còn sống sau 24 giờ nhưng có ý nghĩa thống kê đến các chỉ tiêu như số con cai sữa, trọng lượng cai sữa và thời gian động dục lại sau cai sữa (P< 0.001).

    ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA LỢN NÁI VÀ LỢN THỊT NUÔI TẠI VÙNG GÒ ĐỒI TỈNH QUẢNG TRỊ

    No full text
    Nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá một chỉ tiêu sản xuất của lợn nái và lợn thịt nuôi ở vùng gò đồi tỉnh Quảng Trị. Phương pháp dùng bảng hỏi đã được tiến hành với sự tham gia của 450 hộ chăn nuôi ở 9 xã, thuộc 3 huyện vùng gò đồi tỉnh Quảng Trị. Kết quả điều tra cho thầy rằng chăn nuôi lợn vùng đồi vẫn còn nhiều hạn chế về giống, thức ăn và môi trường chăn nuôi. Giống lợn được nuôi trong nông hộ chủ yếu là giống Móng Cái và con lai F1 giữa đực ngoại là lợn nái Móng Cái, một số ít chăn nuôi lợn F2 ¾ máu ngoại, chất lượng con giống thấp. Lượng thức ăn cung cấp cho lợn nái và lợn thịt thiếu cả về lượng và về chất, đặc biệt là hàm lượng protein và năng lượng đối với lợn nái nuôi con. Kết quả nghiên cứu này cho thầy rằng thu nhập từ hoạt động sản xuất ở các địa phương vùng gò đồi còn thấp và nó có mối quan hệ với mức đầu tư thấp. Chất lượng con giống không đảm bảo cùng với lượng thức ăn cung cấp cho lợn không cân đối với nhu cầu dinh dưỡng là nguyên nhân làm cho năng suất lợn nái cũng như lợn thịt vùng gò đồi thấp. Xuất phát từ tình hình thực tiễn cần có một số giải pháp kinh tế kỹ thuật thích hợp bao gồm cải thiện tiềm năng di truyền con giống, đảm bảo thức ăn giàu dinh dưỡng và xây dựng chuỗi giá trị trong mối quan hệ giữa sản xuất, chế biến và tiêu dùng để phát triển bền vững nghề chăn nuôi lợn vùng gò đồi miền Trung.
    corecore