5 research outputs found
ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG PHÂN ĐẠM VÀ KALI ĐẾN CƯỜNG ĐỘ QUANG HỢP, NĂNG SUẤT VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CÂY CÀ PHÊ VỐI TRÊN ĐẤT BAZAN TẠI ĐẮK LẮK
Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân N, K với 5 mức bón khác nhau cho cà phê vối giai đoạn kinh doanh trồng trên đất bazan tại tỉnh Đắk Lắk từ 2012 đến 2013 trên nền phân 260 kg N + 95 kg P2O5 + 240 kg K2O và 10 tấn phân chuồng (2 năm bón 1 lần) bón theo quy trình của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn từ đó xác định được công thức phân bón N5K5 (364 kg N + 95 kg P2O5 + 336 kg K2O/năm/ha) có tỉ lệ % đạm, kali, MgO trong lá cao nhất; hàm lượng diệp lục a tốt nhất 2,03 mg/g lá tươi, cao hơn đối chứng 37%, cường độ quang hợp tốt nhất 24,97 (μmol/m2/s) cao hơn đối chứng 66%, năng suất cà phê nhân cao nhất, đạt 4,33 tấn nhân/ha, cao hơn đối chứng 39%. Công thức bón phân N5K5 cho giá trị sản lượng cao nhất 151,55 triệu đồng/ha, nhưng công thức phân bón N4K5 (338 kg N + 95 kg P2O5 + 336 kg K2O/năm/ha) có hiệu quả kinh tế cao nhất 83,11 triệu đồng/ha/năm, cao hơn đối chứng 38,76 triệu đồng và cũng là công thức cho giá trị sản lượng/chi phí phân bón; lợi nhuận/chi phí phân bón tốt nhất tương ứng 6,96 và 3,82 lần
ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG PHÂN ĐẠM VÀ KALI ĐẾN CƯỜNG ĐỘ QUANG HỢP, NĂNG SUẤT VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CÂY CÀ PHÊ VỐI TRÊN ĐẤT BAZAN TẠI ĐẮK LẮK
Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân N, K với 5 mức bón khác nhau cho cà phê vối giai đoạn kinh doanh trồng trên đất bazan tại tỉnh Đắk Lắk từ 2012 đến 2013 trên nền phân 260 kg N + 95 kg P2O5 + 240 kg K2O và 10 tấn phân chuồng (2 năm bón 1 lần) bón theo quy trình của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn từ đó xác định được công thức phân bón N5K5 (364 kg N + 95 kg P2O5 + 336 kg K2O/năm/ha) có tỉ lệ % đạm, kali, MgO trong lá cao nhất; hàm lượng diệp lục a tốt nhất 2,03 mg/g lá tươi, cao hơn đối chứng 37%, cường độ quang hợp tốt nhất 24,97 (μmol/m2/s) cao hơn đối chứng 66%, năng suất cà phê nhân cao nhất, đạt 4,33 tấn nhân/ha, cao hơn đối chứng 39%. Công thức bón phân N5K5 cho giá trị sản lượng cao nhất 151,55 triệu đồng/ha, nhưng công thức phân bón N4K5 (338 kg N + 95 kg P2O5 + 336 kg K2O/năm/ha) có hiệu quả kinh tế cao nhất 83,11 triệu đồng/ha/năm, cao hơn đối chứng 38,76 triệu đồng và cũng là công thức cho giá trị sản lượng/chi phí phân bón; lợi nhuận/chi phí phân bón tốt nhất tương ứng 6,96 và 3,82 lần
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG SUY THOÁI ĐẤT TRỒNG CÂY CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIO LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ
Gio Linh là một huyện có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là những loại cây trồng phục vụ cho sản xuất công nghiệp như cao su, keo lai, hồ tiêu. Trong tổng số 47.381,85 ha đất tự nhiên của huyện, đã có 1/3 diện tích (bao gồm nhóm đất đỏ bazan và đất đỏ vàng trên đá sét) được dùng để trồng các loại cây này. Tuy nhiên do tác động các quá trình tự nhiên cũng như các yếu tố nhân tác đã khiến các nhóm đất kể trên bị suy thoái khá nghiêm trọng các đặc tính vốn quý như hàm lượng mùn, hàm lượng dinh dưỡng, cấu trúc đất bền vừng, độ tơi xốp. Do đó, đất ngày càng mất dần sức sản xuất, đất chai cứng và rất khó để có thể phục hồi
KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG LÂN DỄ TIÊU TRONG ĐẤT XÁM FERRALIT TRÊN PHIẾN THẠCH SÉT CỦA MỘT SỐ HỆ THỐNG CANH TÁC CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NAM ĐÔNG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Nam Đông là một huyện miền núi của Tỉnh Thừa Thiên Huế, vốn có nhiều lợi thế để phát triển các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao như cao su, keo, sắn, các loại cây ăn quả. Đặc biệt, nhóm đất xám Ferralit trên phiến thạch sét đã và đang được người dân tiến hành khai thác khá hiệu quả. Tuy nhiên, do tác động của điều kiện thời tiết khá khắc nghiệt cũng như hình thức canh tác chưa hợp lý của người dân địa phương, đã làm cho hàm lượng lân dễ tiêu trong đất giảm dần theo thời gian. Trong điều kiện môi trường đất chua, lân dễ tiêu của đất dưới các hệ thống canh tác khác nhau đều bị cố định bởi lượng Al3+ và Fe3+ di động trong dung dịch đất
ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG KALI VÀ LƯU HUỲNH ĐẾN CÂY CÀ PHÊ CHÈ GIAI ĐOẠN KINH DOANH TRÊN ĐẤT BAZAN TẠI TỈNH LÂM ĐỒNG
Tóm tắt: Thí nghiệm gồm có 10 công thức bón phân với 4 lượng kali và 4 lượng lưu huỳnh, bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên, 3 lần nhắc lại, được tiến hành trong năm 2018 trên đất bazan chuyên trồng cà phê chè tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng nhằm xác định liều lượng kali và lưu huỳnh phù hợp cho cây cà phê chè giai đoạn kinh doanh. Năng suất thực thu cao nhất, dao động từ 14,47 đến 14,68 tấn quả chín tươi/ha khi bón 330 kg K2O/ha và 40–60 kg S/ha. Chất lượng cà phê hạt cũng tốt nhất khi bón lượng phân này. Do đó, đề xuất lượng bón 60 kg S + 10 tấn phân gà hoai mục + 280 kg N + 120 kg P2O5 + 330 kg K2O + 500 kg vôi cho 1 ha cà phê chè giống Catimor giai đoạn kinh doanh trồng trên đất bazan tại Lâm Đồng để đạt được năng suất và chất lượng hạt cao nhất.Từ khóa: cà phê chè, phân bón, năng suất, chất lượng, Lâm Đồn