1,024 research outputs found

    NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG KHOAI NGỌT (DIOSCOREA ALATA) LÀM THỨC ĂN CHO CÁ TRA (PANGASIANODON HYPOPHTHALMUS)

    Get PDF
    Thí nghiệm đánh giá khả năng sử dụng khoai ngọt (Dioscorea alata) được tiến hành trên cá Tra (Pangasianodon hypophthalmus) giống có khối lượng trung bình 18-20g/con. Kết quả nghiên cứu thí nghiện 1, cho thấy độ tiêu hóa chung (ADCdm),  độ tiêu hóa protein (ADCcp) và độ tiêu hóa năng lượng (ADCE)  từ khoai ngọt  của cá tra lần lượt  là (52.7%, 81.3% và 50.8%) tương đương với nguyên liệu là cám của cá tra  (56.3%, 79.8% và 58.8%), Thí nghiệm 2 gồm 5 nghiệm thức thức ăn có cùng mức protein (35%) và năng lượng (4,7 Kcal/g),với lượng khoai ngọt thay thế cho lượng cám trong công thức thức ăn lần lượt là 0%, 25%, 50%, 75% và 100%. Kết quả lượng khoai ngọt trong công thức thức ăn cho cá tra  25% (tương ứng thay thế  50% nguồn carbohydart trong công thức ) đảm bảo cho cá tăng trưởng và có chất lượng tốt

    ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ CHO NĂNG SUẤT CỦA MỘT SỐ GIỐNG ỚT CAY F1 NHẬP NỘI TRONG VỤ ĐÔNG XUÂN 2015 – 2016 TẠI THỪA THIÊN HUẾ

    Get PDF
    Nghiên cứu này được tiến hành trên 7 giống ớt cay F1 nhập nội từ Công ty Nonghyup, Hàn Quốc, sử dụng giống TN52 làm đối chứng. Thí nghiệm được bố trí trong vụ Đông Xuân 2015 – 2016 tại Trường đại học Nông Lâm, Đại học Huế. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Các giống nhập nội có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt tại Thừa Thiên Huế, thể hiện ở thời gian thu hoạch quả đầu từ 96 đến 111 ngày; hình thái cấu trúc cây tốt, tổng số nhánh dao động từ 13 đến 22 cành và có kiểu hình sinh trưởng vô hạn. Trong đó giống NH1117 tỏ ra vượt trội về khả năng chống chịu sâu bệnh hai, tỷ lệ đậu quả 80,16%, có năng suất thực thu cao nhất 17,2 tấn/ha, phẩm chất quả tốt phù hợp với nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng. Cần tiếp tục nghiên cứu các giống này trong nhiều vụ ở nhiều vùng khác nhau để chọn ra giống phù hợp với địa phương để đưa vào cơ cấu cây trồng của tỉn

    NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA CÂY SONG MÔI TÀU [MILIUSA SINENSIS Finet et Gagnep.], HỌNA (ANNONACEAE)

    Get PDF
    SUMMARYEleven compounds were isolated from the n-hexane and the ethyl acetate extracts of Miliusa sinensis collected in Hoa Binh province. Their structures were elucidated by analysis of MS, NMR spectra and comparison with the published data. They are methoxy flavanones and methylated flavone: pinostrobin (1), 5-hydroxy-7,4’-dimethoxy flavanone (2), 5-hydroxy-6,7-dimethoxy flavanone (3), 5-hydroxy-7,8-dimethoxy flavanone (4), 3,5-dihydroxy-7,3’,4’ trimethoxyflavone (5); two chalconoids: pashanone (6), dihydropashanone (7); one triterpene: 24-methylenecycloartane-3β,21-diol (8); an oxoaporphine alkaloid: liriodenine (9), and stigmasterol (10),  β-sitosterol glucoside (11). The bioactivities of the ethyl acetate extract  as well as compounds 5and 9were reported.SUMMARYSTUDY ON CHEMICAL CONSTITUENTS AND BIOLOGICAL ACTIVITIES OF MILIUSA SINENSIS  Finet et Gagnep., (ANNONACEAE)Eleven compounds were isolated from the n-hexane and the ethyl acetate extracts of Miliusa sinensis collected in Hoa Binh province. Their structures were elucidated by analysis of MS, NMR spectra and comparison with the published data. They are methoxy flavanones and methylated flavone: pinostrobin (1), 5-hydroxy-7,4’-dimethoxy flavanone (2), 5-hydroxy-6,7-dimethoxy flavanone (3), 5-hydroxy-7,8-dimethoxy flavanone (4), 3,5-dihydroxy-7,3’,4’ trimethoxyflavone (5); two chalconoids: pashanone (6), dihydropashanone (7); one triterpene: 24-methylenecycloartane-3β,21-diol (8); an oxoaporphine alkaloid: liriodenine (9), and stigmasterol (10),  β-sitosterol glucoside (11). The bioactivities of the ethyl acetate extract  as well as compounds 5and 9were reported

    XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG NICOTIN TRONG NƯỚC TIỂU BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHIẾT LỎNG - RẮN VÀ GC/MS

    Get PDF
    Mục đích của chúng tôi là nghiên cứu quy trình phân tích định lượng nicotin trong nước tiểu bằng phương pháp chiết lỏng rắn và phương pháp sắc kí khí khối phổ (GC-MS). Trong phần 1, chúng tôi đã báo cáo quy trình tách chiết nicotin từ nước tiểu bằng kỹ thuật chiết lỏng-rắn, pha rắn là octadecyl silica (C18) và quy trình định lượng nicotine bằng phương pháp GC-MS. Trong phần 2, chúng tôi báo cáo về kết quả phân tích định tính nicotine và các chất chuyển hóa chính của nó và áp dụng quy trình định lượng nicotine để phân tích 20 mẫu nước tiểu của những người không hút thuốc lá và 10 mẫu nước tiểu của những người hút thuốc lá ở nhà máy thuốc lá Khánh hòa. Kết quả phân tích cho thấy hàm lượng nicotine trong nước tiểu nằm trong khoảng 0,042 mg/l tới 2,074 mg/l

    FACTORS AFFECTING THE ADOPTION OF ADAPTATION MEASURES TO CLIMATE CHANGE: A CASE STUDY IN HUONG PHONG COMMUNE, HUONG TRA TOWN, THUA THIEN HUE PROVINCE

    Get PDF
    In recent decades, changes in climate have caused impacts on natural and human systems on all continents and across the oceans. Vietnam generally and the coastal area in Thua Thien Hue province particularly is vulnerable to climate change and some extreme climate events. Adaptation is considered one of the best long-term strategies to community to better face with local extreme conditions and associated climate change. This study used Logistic regression model to determine factors influencing farmers’ decisions to adopt climate change adaptation measures. The results indicated that that age, years of schooling, years of farming experience of the household head, household size, ratio of number of farm labors to number of consumers, farmer’s access to extension services and adaptation measures, and the place where farmer lives factors significantly influence adoption decisions. From the results, some recommendations were derived to help farmers in the coastal area of Thua Thien Hue provinceadapt to climate change

    HIỆU QUẢ CANH TÁC CÀ CHUA GHÉP TRÁI VỤ TẠI TỈNH HẬU GIANG

    Get PDF
    Sản xuất cà chua trong mùa nóng, ẩm (tháng 5-10) ở những vùng đất thấp của đồng bằng sông Cửu Long thường rất giới hạn vì rủi ro cao. Lượng mưa nhiều kết hợp với nước lũ dâng cao tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh từ đất phát triển làm giảm năng suất nghiêm trọng, trong đó bệnh héo do vi khuẩn Ralstonia solanacearum được xem là quan trọng nhất. Thí nghiệm đã được thực hiện từ tháng 5 - 10/2007 tại ruộng chuyên canh rau tỉnh Hậu Giang trên nền đất có trồng cà chua đã nhiễm bệnh héo tươi trên 50%, kết quả cho thấy các gốc ghép cà chua Đà Lạt, cà chua HW 96 và cà tím EG 203 với ngọn ghép là cà chua F1 Red Crown 250 có tỉ lệ nhiễm bệnh héo tươi của cây cà chua ghép Red crown 250 trên gốc cà tím EG 203 là 0,0%, kế đến là gốc ghép cà chua HW 96 và Đà Lạt 9,0-11,5%, đối chứng không ghép bệnh 70,5%, đặc điểm sinh trưởng của cây ghép tốt, năng suất thực tế và lợi nhuận ở vụ Thu Đông đạt cao nhất trên gốc cà chua Đà Lạt (24,42 tấn/ha), cà tím EG 203 (21,19 tấn/ha), cà chua HW 96 (20,07 tấn/ha) cao hơn trồng không ghép (4,43 tấn/ha) khoảng 4,78-5,51 lần. Phẩm chất trái (màu sắc vỏ trái, độ dày thịt trái, hàm lượng Vitamin C và chất khô của trái) cà chua ghép không khác biệt so với trồng không ghép. Tỷ suất lợi nhuận của trồng cà chua ghép trên gốc cà chua Đà Lạt đạt 1,08, cà tím EG 203 là 0,81 và cà chua HW 96 0,71, thấp nhất là trồng không ghép - 0,49. Cà chua ghép nên áp dụng vào sản xuất thương mại tại Hậu Giang nơi có áp lực bệnh phát sinh từ trong đất cao

    ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN VÀ MẬT ĐỘ ƯƠNG LÊN SỰ PHÁT TRIỂN VÀ TỶ LỆ SỐNG ẤU TRÙNG GHẸ XANH(PORTUNUSPELAGICUS)

    Get PDF
    Hai thí nghiệm đánh giá ảnh hưởng của các loại thức ăn và mật độ ương khác nhau lên sự phát triển và tỷ lệ sống của ấu trùng Ghe? Xanh (Portunus pelagicus ) đã được tiến hành tại Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ. Thí nghiệm 1 đánh giá sự ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau lên giai đoạn zoae-1 và zoae-2. Thí nghiệm này gồm 4 nghiệm thức và được lặp lại 4 lần gồm thức ăn là luân trùng được giàu ho?a bằng tảo Chlorella, luân trùng được giàu ho?a nhủ tương ICES (30/4/C), luân trùng được giàu ho?a Frippak (thức ăn ấu trùng tôm Sú), ấu trùng Artemia giai đoạn bung dù. Luân trùng giàu ho?a được cho ăn 10?20 cá thể/ml nước và ấu trùng Artemia bung dù với mật độ là 5?7 cá thể/ml nước. Từ giai đoạn zoae-3 đến ghẹ-1 tất cả các nghiệm thức đều cho ăn ấu trùng Artemia mới nở với mật độ 5?7 cá thể/ml nước ương. Tất cả các nghiệm thức đều có mật độ ương là 100 zoae-1/l nước. Thí nghiệm 2 về sự ảnh hưởng của các mật độ ương khác nhau lên sự phát triển và tỷ lệ sống của ấu trùng trùng Ghe? Xanh. Thí nghiệm gồm 4 nghiệm thức và được lặp lại 4 lần với 4 mật độ ương khác gồm 100, 200, 300 và 400 zoae-1/l nước ương. Tất cả 4 nghiệm thức đều cho ăn ấu trùng Artemia bung dù (thức ăn tốt nhất mà tìm ra ở thí nghiệm 1) cho các giai đoạn zoae-1 và zoae-2 và Artemia mới nở cho các giai đoạn từ zoae-3 đến ghẹ-1.[1] Trong thí nghiệm 1, ghẹ-1 xuất hiện sau 13?14 ngày ương và tất cả ấu trùng đều chuyển sang ghẹ-1 từ 1?2 ngày sau đó. Chiều dài của zoae-4 từ 3,24?3,43 mm và megalope từ 2,44?2,69 mm. Độ rộng mai của ghẹ-1 từ 2,40?2,45 mm. Tỷ lệ sống trung bình của nghiệm thức cho ăn luân trùng giàu ho?a bằng Chlorella là 8,44±3,77, nghiệm thức cho ăn Artemia bung dù là 10,3±3,78 và hai nghiệm thức này thì không khác biệt có ý nghĩa thống kê (p>0,05) nhưng tỷ lệ sống này thì cao hơn so với các nghiệm thức còn lại. ở thí nghiệm 2 tỷ lệ sống giảm khi mật độ ương tăng nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Tỷ lệ sống cao nhất là ở nghiệm thức 100 zoae-1/l nước ương (12,4%), nhưng số lượng ghẹ-1 hay năng suất ương cao nhất ở nghiệm thức 300 và 400 zoae-1/l (14,9 và 15,8 ghẹ-1/l nước ương)

    SO SÁNH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÁC HỆ THỐNG CANH TÁC TRÊN ĐẤT VÀ KHÔNG CẦN ĐẤT: TRƯỜNG HỢP ĐIỂN HÌNH TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT

    Get PDF
    Nowadays, to secure production in the case of restricted natural resources requires innovative farming approaches to achieve a balance between agriculture and environmental protection. This study investigates, via investment metrics and sensitivity analysis, the most popular current farming practices to clarify whether or not these systems can fulfill current and future demands with limited natural resources and at lowest cost. The research analyzes soil-based and soilless (hydroponics and aeroponics) lettuce farming systems to highlight the economic efficiency and limitations of each practice. Outcomes confirm that soilless systems are more efficient in terms of production outputs than soil-based systems. The sensitivity analysis of soil-based systems reveals that the impact of stochastic inputs is in the decreasing magnitude of interest, gross revenue, and total operating cost. The importance of NPV varies under the impact of gross revenue in the systems of hydroponics and aeroponics. This also indicates that alterations in prices or output quantities are much more critical than total operating cost and interest.Ngày nay, nhằm đảm bảo sản xuất trong điều kiện các nguồn tài nguyên thiên nhiên hạn chế đòi hỏi các phương pháp sản xuất sáng tạo để đạt được sự cân bằng giữa trồng trọt và bảo vệ môi trường. Nghiên cứu này điều tra các thực hành canh tác phổ biến nhất hiện nay để làm sáng tỏ các hệ thống có thể đáp ứng nhu cầu hiện tại và tương lai với mức tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên và chi phí thấp nhất, thông qua việc sử dụng các chỉ số đánh giá đầu tư, và phân tích độ nhạy. Nghiên cứu này tiếp cận hệ thống canh tác rau xà lách trên đất và không cần đất (thủy canh, khí canh), để làm nổi bật khả năng kinh tế và giới hạn của mỗi công nghệ. Các phát hiện cho thấy các hệ thống không đất hiệu quả hơn về sản lượng sản xuất chung và hiệu quả kinh tế so với các hệ thống dựa trên đất. Kết quả phân tích độ nhạy trên canh tác không dùng đất, tác động của các biến đầu vào lên Hiện giá ròng NPV giảm dần theo thứ tự: Lãi suất, tổng doanh thu, và tổng chi phí vận hành. Tầm quan trọng của NPV thay đổi nhiều nhất dưới tác động của tổng doanh thu trong hệ thống thủy canh và khí canh, trong khi ở hệ thống dựa trên đất chỉ đứng thứ hai. Tác động lớn nhất của tổng doanh thu cũng cho thấy sự thay đổi đến từ giá bán hoặc sản lượng đầu ra, quan trọng hơn nhiều so với chi phí hoạt động và lãi suất

    Tình hình bệnh Parvovirus trên chó tại Bệnh xá Thú y - Trường Đại học Cần Thơ

    Get PDF
    Thí nghiệm được tiến hành để xác định tỷ lệ nhiễm Canine Parvovirus (CPV) dựa vào kit chẩn đoán  nhanh CPV – Ag  trên chó từ 2 đến 6 tháng tuổi bị  tiêu chảy phân có lẫn máu tại Bệnh xá Thú y-Trường Đại học Cần Thơ. Kết quả cho thấy 70 trong tổng số 159 chó tiêu chảy phân có lẫn máu bị mắc bệnh Parvovirus, chiếm tỷ lệ 44,03%.  Chó từ độ tuổi từ 2 đến nhỏ hơn 3 tháng tuổi có tỷ lệ nhiễm bệnh cao (82,61%) và khác biệt có ý nghĩa thống kê với chó ở độ tuổi từ 3 đến nhỏ hơn 4 tháng tuổi (50%). Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ nhiễm bệnh ở chó đực và cái. Tỷ lệ mắc bệnh ở nhóm chó giống nội và nhóm chó giống ngoại lần lượt là 43,06% và 44,83%. Chó được tiêm ngừa vaccine phòng bệnh thì tỷ lệ bệnh thấp hơn so với chó không được tiêm ngừa vaccine (2,90% so với 75,56%). Hiệu quả điều trị bệnh Parvovirus trên chó là 84,29%

    Khảo sát năng suất và kiểu chín của các dòng đậu xanh đột biến ở thế hệ M5

    Get PDF
    Thí nghiệm được thực hiện vào vụ Thu Đông 2015 tại Trường Đại học Cần Thơ nhằm tuyển chọn được 2 - 3 dòng đậu xanh đột biến cho năng suất cao, có kiểu chín đồng loạt và ít nhiễm sâu bệnh, từ đó làm cơ sở cho việc cải thiện giống mới. Mười hai giống/dòng đậu xanh đột biến được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên, một nhân tố với 3 lần lặp lại, khoảng cách gieo là 45x20 cm, 2 cây/hốc. Diện tích một ô thí nghiệm là 7,2 m2. Mức công thức phân bón được áp dụng 60N-60P2O5-40K2O. Đậu xanh Taichung được chọn làm giống đối chứng. Kết quả cho thấy, thời gian sinh trưởng của các giống/dòng đều ngắn và biến thiên từ 57 đến 61 ngày. Ba dòng TC2-1-33-11, TC2-6-16-12 và TC2A-5-9-5 có kiểu chín đồng loạt với tỷ lệ trái chín đợt 1 là 100%, cao hơn so với tỷ lệ trái chín đợt 1 của giống đối chứng (87,6%). Năm dòng TC2-1-33-11 và TC2-6-16-12, TC4-1-4-11, TC6-6-24-4, TC8-3-16-9 biểu hiện không nhiễm bệnh héo cây con, bệnh đốm lá và sâu đục thân. Dòng TC2A-5-9-5 và TC8-3-16-9 có trọng lượng 1000 hạt cao tương đương với trọng lượng 1000 hạt của giống đối chứng và là 2 dòng có tiềm năng đạt năng suất cao lần lượt là 1,847 tấn/h; 1,798 tấn/ha. Các dòng TC2A-5-9-5, TC8-3-16-9, TC2-1-33-11 là những dòng có triển vọng trong bộ giống thí nghiệm do các đặc tính nông học, thành phần năng suất và năng suất cao, ít nhiễm sâu bệnh
    corecore