17 research outputs found

    KíCH THíCH TíNH KHáNG BệNH THáN THƯ TRÊN RAU KHI ĐƯợC Xử Lý BởI MộT Số HóA CHấT

    Get PDF
    Nghiên cứu về kích thích tính kháng bệnh thán thư trên rau do nấm Colletotrichum gây ra được thực hiện trong điều kiện nhà lưới đối với ớt và cà chua và điều kiện nhà lưới và ngoài đồng đối với dưa leo nhằm đánh giá khả năng kích kháng của một số hóa chất đối với bệnh thán thư dựa trên khảo sát về sinh học, mô học và sinh hóa học. Đối với bệnh thán thư dưa leo, kết quả cho thấy calcium chloride không chỉ cho hiệu quả tốt và bền trong điều kiện ngoài đồng mà còn giúp gia tăng hoạt tính enzyme chitinase sớm và đạt đỉnh cao vào 144 giờ sau khi phun nấm lây bệnh. Đối với bệnh thán thư trên cà chua, chitosan có khả năng làm giảm kích thước vết bệnh cấp 1,2 và 3, giảm sự hình thành bào tử và gia tăng sự tích tụ polyphenol. Đối với bệnh thán thư trên ớt, axít salicylic có khả năng giúp hạn chế bệnh thông qua làm giảm sự mọc mầm của bào tử nấm gây bệnh, ức chế sự hình thành đĩa áp, kích thước đĩa áp, cho phản ứng tế bào thể hiện sớm và gia tăng sự tích tụ polyphenol và callose

    Đánh giá hiệu quả của chế phẩm Burkholderia vietnamiensis BV3 trên giống lúa OM6976 trong điều kiện đất phèn ở huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang

    Get PDF
    Thí nghiệm ngoài đồng được thực hiện để đánh giá hiệu quả cố định đạm của chế phẩm sinh học từ dòng vi khuẩn Burkholderia vietnamiensis BV3 (sau 3 tháng tồn trữ) trên giống lúa OM6976 trồng trên đất phèn ở huyện Hòn Đất tỉnh Kiên Giang trong vụ Hè Thu 2016. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 lần lặp lại. Kết quả cho thấy chế phẩm sinh học có thể tiết kiệm 50% đạm hóa học tương đương cung cấp được 50% đạm sinh học cho sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa trồng ngoài đồng

    Nghiên cứu một số mầm bệnh trên nghêu (Meretrix lyrata Sowerby, 1851) ở tỉnh Bến Tre

    Get PDF
    Nghiên cứu nhằm xác định sự biến đổi của một số yếu tố chất lượng nước và sự hiện diện của một số mầm bệnh trên nghêu Meretrix lyrata ở Bến Tre từ tháng 2 đến tháng 12 năm 2016. Kết quả quan sát những dấu hiệu bất thường của nghêu trong mùa dịch bệnh cho thấy chúng thường có vỏ bị tổn thương, thịt không đầy vỏ (nghêu gầy), ngậm cát trong xoang cơ thể, màng áo xuất hiện những đốm/mảng trắng và tuyến tiêu hóa chuyển màu vàng. Chất lượng nước tại bãi nuôi: pH, NO2, NH3, H2S không có khác biệt giữa mùa mưa và mùa khô nhưng sự khác biệt có ý nghĩa thống kê được xác định ở yếu tố nhiệt độ và độ mặn (
    corecore