123 research outputs found

    KHẢO SÁT KHÁNG THỂ THỤ ĐỘNG VÀ KHÁNG THỂ CHỦ ĐỘNG TỰ NHIÊN ĐỐI VỚI VIRUS CÚM H5N1 Ở CÁC LOÀI GIA CẦM KHÁC NHAU

    Get PDF
    Nghiên cứu kháng thể thụ động ở vịt con 1 ngày tuổi, các đối tượng không tiêm phòng gồm ngỗng, ngan, vịt và gà thả vườn cũng như sự lưu hành của virus H5N1 được khảo sát ở Đồng Tháp và Hậu Giang. Hiệu giá kháng thể HI được xác định bằng phương pháp ức chế ngưng kết hồng cầu HI. Sự hiện diện của virus H5N1 xác định bằng kỹ thuật RT-PCR với bộ kit Mag MAXTM -96AI/ND viral RNA isolate kit (USA). Kết quả cho thấy: Vịt con giống Super M 1 ngày tuổi nhận được kháng thể thụ động kháng lại virus cúm gia cầm từ mẹ truyền sang, tỉ lệ bảo hộ 23,33% và giảm xuống còn 5% ở ngày tuổi thứ 13. Các đối tượng gia cầm thủy cầm không tiêm phòng như ngỗng, ngan, vịt thịt, gà chăn thả đều có huyết thanh dương tính với virus cúm A, sub type H5 với tỉ lệ từ 4% đến 20% trong số mẫu xét nghiệm. Các nhóm gia cầm này cũng có mang virus từ các mẫu huyết thanh và mẫu swab với tỉ lệ từ 3,84% đến 16,67%. ở khu vực chợ bán gia cầm sống, vịt và ngan ở đây có sự hiện diện của virus trong mẫu swab với tỉ lệ là 16,67%

    HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ CƠ TU Ở KHU VỰC MIỀN NÚI TỈNH QUẢNG NAM

    Get PDF
    Là một quốc gia phụ thuộc vào tài nguyên, Việt Nam xác định đất nông nghiệp đóng vai trò nền tảng cho sự phát triển kinh tế – xã hội, đặc biệt là khu vực miền núi. Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của người Cơ Tu về các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường tại khu vực miền núi tỉnh Quảng Nam. Thông tin thứ cấp là các báo cáo của chính quyền địa phương và thông tin sơ cấp là kết quả điều tra đối với 84 hộ dân và 3 cuộc thảo luận nhóm tại xã Sông Kôn, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam. Kết quả cho thấy có 6 loại hình sử dụng đất chính tại địa bàn nghiên cứu, nhưng chỉ có đất trồng cây Keo là mang lại hiệu quả. Cụ thể, với các giá trị IRR = 9,35%, cao hơn lãi suất ngân hàng hiện tại (6,8%) và NPV hơn 1,4 triệu đồng, Keo là cây mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với với lúa, ngô và sắn. Khoảng cách giữa ruộng keo đến đường chính có tương quan nghịch có ý nghĩa thống kê với doanh thu (p < 0,05). Keo rất dễ trồng, phù hợp với điều kiện canh tác của người dân địa phương, nhưng hiệu quả kinh tế chưa thực sự cao

    Đánh giá khả năng tăng cường tích lũy tinh bột ở cây thuốc lá chuyển gen AGPS và AGPL mã hóa Enzyme AGPase ở cây sắn

    Get PDF
    The AGPase (ADP-Glucose pyrophosphorylase) is one of the ubiquitous enzymes catalyzing the first step in starch biosynthesis. It plays an important role in regulation and adjusts the speed of the entire cycle of glycogen biosynthesis in bacteria and starch in plants. In higher plants, it is a heterotetramer and tetrameric enzyme consisting two large subunits (AGPL) and two small subunits (AGPS) and encoded by two genes. In this paper, both AGPS and AGPL genes were sucessfully isolated from cassava varieties KM140 and deposited in Genbank with accession numbers KU243124 (AGPS) and KU243122 (AGPL), these two genes were fused with P2a and inserted into plant expression vector pBI121 under the control of 35S promoter. The efficient of this construct was tested in transgenic N. tabacum. The presence and expression of AGPS and AGPL in transgenic plants were confirmed by PCR and Western hybridization. The starch content was quantified by the Anthrone method. Transgenic plant analysis indicated that that two targeted genes were expressed simultaneously in several transgenic tobacco lines under the control of CaMV 35S promoter.  The starch contents in 4 analyzed tobacco transgenic lines displays the increase 13-116%  compared to WT plants. These results indicated that the co-expression of AGPS and AGPL is one of effective strategies for enhanced starch production in plant. These results can provide a foundation for developing other genetically modified crops to increase starch accumulation capacity.Enzyme AGPase là một trong những enzyme quan trọng, xúc tác cho bước đầu tiên trong quá trình tổng hợp tinh bột và đã được chứng minh là enzyme điều hòa, điều chỉnh tốc độ phản ứng của toàn bộ chu trình sinh tổng hợp glycogen ở vi khuẩn và tinh bột ở thực vật. Ở thực vật bậc cao, AGPase được xác định là enzyme dị lập thể, được cấu tạo bởi hai tiểu phần lớn (AGPL) và hai tiểu phần nhỏ (AGPS) do hai gen tương tứng mã hóa. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã phân lập hai gen mã hóa cho tiểu phần lớn và tiểu phần nhỏ của AGPase từ giống sắn KM140. Hai gen được nối với nhau bằng trình tự P2a và được biểu hiện đồng thời trên một khung đọc mở dưới sự điều khiển của promoter CaMV 35S. Cấu trúc này được chèn vào vector pBI121 và được biến nạp vào cây thuốc lá bằng phương pháp chuyển gen thông qua A. tumefaciens. Cây chuyển gen được kiểm tra bằng phương pháp PCR, Western blot và định lượng hàm lượng tinh bột bằng phương pháp Anthrone. Kết quả đã cho thấy hàm lượng tinh bột tích lũy trong lá cây chuyển gen cao hơn các cây đối chứng từ 13-116% trong cùng điều kiện nuôi dưỡng. Nghiên cứu của chúng tôi tạo ra thêm một hướng tiếp cận trong việc tạo cây trồng biến đổi gen tăng cường khả năng tích lũy tinh bột

    NGHIÊN CỨU CỐ ĐỊNH TẾ BÀO NẤM MEN ỨNG DỤNG TRONG LÊN MEN CỒN TỪ RỈ ĐƯỜNG

    Get PDF
    Các điều kiện cố định tế bào nấm men phù hợp cho quá trình lên men cồn từ rỉ đường bằng phương pháp lên men liên tục đã được khảo sát, bao gồm nồng độ Na-alginate, nồng độ CaCl2, tốc độ dòng chảy tạo hạt, mật độ tế bào trong dung dịch gel. Ngoài ra đã đánh giá được việc tái sử dụng tế bào nấm men cố định trong lên men cồn trên môi trường rỉ đường qua 4 lần lên men. Kết quả cho thấy điều kiện cố định tế bào thích hợp là nồng độ chất mang Na-alginate 3 %, nồng  độ  dung  dịch  tạo  gel CaCl2    2 %, mật  độ  giống  thích  hợp  trong  dịch  chất mang  109  tế bào/ml gel, tốc độ dòng chảy tạo hạt tế bào cố định cho hệ thống tạo hạt 24 kim (đường kính hạt 0,5 cm) là  200 ml/phút. Ngoài ra kết quả đánh giá lên men cho thấy sau 4 lần lên men thì hạt tế bào cố định tái sử dụng vẫn có hoạt lực khá tốt, nồng độ cồn tạo ra chỉ giảm nhẹ (từ 11 %v /v xuống 10,5 % v/v) so với lần đầu sử dụng

    Tổng hợp, xác định cấu trúc phức chất của Ni(II), Pd(II) với 5-bromo-6,7-dihidroxyl-1-metyl-3-sunfoquinolin bằng các phương pháp phổ và tính toán hóa học lượng tử

    Get PDF
    In this research, a new derivative of quinoline, namely 5-bromo-6,7-dihydroxyl-1-methyl-3-sulfoquinole (QOH) as well as two complexes of Ni(II) and Pd(II) with this ligand [M(QOH-1H)2] were synthesized. The molecular formulas and structures of the complexes were determined using a combination of IR, EDX, ESI MS and 1H NMR spectra. Additionally, the structure of the palladium complex was assigned by a combination with quantum chemical calculations using the method of density functional theory which is implemented in Gaussian 09 program package. The results show that this is a square planar complex, in which the QOH ligand coordinates with the center ion Pd(II) via the O atom of its –OH phenol groups and the OH groups have trans configuration. Bond lengths and bond angles around the center metal were determined. Keywords. Pd(II), Ni(II) complexes, derivative of quinoline, structure

    PHÂN LẬP VÀ XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC CỦA MỘT SỐ DẪN XUẤT NAPHTHOPYRONE VÀ ANTHRAQUINONE TỪ CỦ SÂM ĐẠI HÀNH (Eleutherine bulbosa)

    Get PDF
    Hai dẫn xuất naphthopyrone là eleutherinol (1) và eleutherinoside A (2) đã được phân lập từ cặn chiết etyl axetat của củ sâm đại hành (Eleutherine bulbosa) cùng với một dẫn xuất anthraquinone là 1,3,6-trihydroxy-8-methyl-anthraquinone (3). Cấu trúc của cả 3 hợp chất này đã được xác định dựa vào các phương pháp phổ cộng hưởng từ hạt nhân 1 chiều và 2 chiều
    corecore